Tình hình quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 72 - 75)

1.3.1 .Nhân tố chủ quan

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

2.2.2.5. Tình hình quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc tồn tại các khoản phải thu là một điều tất yếu xuất phát từ các mối quan hệ bạn hàng mà doanh nghiệp thường xuyên cho khách hàng của mình được chiếm dụng một khoản nhất định. Điều này đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Đối với doanh nghiệp, nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lý, doanh nghiệp có thể thúc đẩy được tiêu thụ, tạo cơ hội mở rộng thị phần, gia tăng được hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu các khoản phải thu quá lớn mà chủ yếu là do sự mất khả năng thanh toán của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn để quản lý, giám sát khách hàng thì rõ ràng nó lại có tác dụng ngược lại với doanh nghiệp. Thực trạng của quản lý các khoản phải thu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoảng sản Hà Nam được thể hiện qua Bảng 2.10:

BẢNG 2.10

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY NĂM 2013

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) 1 Phải thu khách hàng 53,407,044,719 97.91 54,045,156,154 90.48 (638,111,435) 7.44 -1.18 2 Trả trước cho người

bán

1,137,508,338 2.09 5,689,513,802 9.52 (4,552,005,464) -7.44 -80.01

Tổng cộng 54,544,553,057 100.00 59,734,669,956 100.00 (5,190,116,899) 0.00 -8.69

Qua bảng trên ta thấy các khoản phải thu đầu năm 2013 là 59.734.669.956 đồng, cuối năm giảm còn 54.544.553.057, giảm 5.190.116.899 đồng tương ứng với tỷ lệ 8,69%. Để biết nguyên nhân sự biến động của các khoản phải thu ta đi xem xét tới sự biến động từng thành phần của nó:

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu Nợ phải thu của Cơng ty năm 2013

(Đơn vị tính:đồng)

Phải thu khách

hàng Trả trước cho người bán - 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 Cuối năm 2013 Đầu năm 2013

Phải thu của khách hàng có số đầu năm 2013 là 54.045.156.154 đồng, chiếm tỷ trọng 90,48% tổng khoản phải thu, đến cuối năm 2013 là 53.407.044.719 đồng, chiếm tỷ trọng 97,91%. Như vậy trong nguồn vốn bị chiếm dụng của cơng ty thì Phải thu khách hàng là chủ yếu, ln chiểm tỉ trọng cao. Nhưng có thể kết luận chính xác rằng đây có phải là hạn chế và yếu kém của Cơng ty hay khơng thì ta cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với Doanh thu và thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty. Ta thấy doanh thu của công ty vẫn tăng trong khi giảm được vốn bị chiếm dụng, đây là điều công ty nên phát huy hơn nữa. tuy nhiên cần xem xét cho khách hàng chiếm dụng vốn của công ty bao nhiêu là phù hợp, vừa có thế tăng được doanh thu bán hàng, có mối quan hệ lâu dài với khách hàng và nhất là tránh được rủi ro tín dụng.

Ngồi Khoản phải thu của khách hàng thì Cơng ty cịn có khoảnTrả trước cho người bán. Song khoản này nhỏ và chiếm tỉ trọng không đáng kể trong khoản Phải thu cảu công ty. So sánh cuối năm 2013 với đầu năm 2013,

Trả trước cho người bán giảm mạnh từ 5.689.513.802 đồng với tỷ lệ 80,01%. Trong những năm trở lại đây, giá cả nguyên liệu đầu vào luôn biến động mạnh, nguồn cung thị trường có lúc trở nên khan hiếm do ảnh hưởng của thời tiết và những tác động xấu từ các cuộc khủng hoảng tài chính, chính trị… nên các nhà cung ứng thận trọng và yêu cầu Công ty phải ứng trước một lượng tiền lớn hơn nhằm bù đắp những rủi ro tài chính mà nhà cung cấp có thể gặp phải. Vì vậy khoản vốn này Cơng ty bị nhà cung cấp chiếm dụng không vận động và không sinh lời. Mặc dù đó là u cầu của q trình sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng hạn chế phần nào hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. Cho nên, khi Công ty giảm thiêu được lượng vốn này là một điều cần phát huy hơn nữa.

Để tìm hiểu sau hơn nữa về tình hình các khoản phải thu ta đi xem xét hiệu quả quản lý nợ phải thu thông qua bảng 2.11:

BẢNG 2.11: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CƠNG TY

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Số tuyệt đối (Đồng) Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu thuần Đồng 395,087,699,397 366,650,711,657 28,436,987,740 7.76 2 Khoản phải thubình quân Đồng 57,139,611,507 68,573,166,937 (11,433,555,430) -16.67 3

Vòng quay khoản

phải thu Vòng 6.91 5.35 1.57 29.32

(3) = (1) / (2)

Thông qua bảng số liệu ta thấy:

Năm 2013, số vịng quay khoản phải thu của Cơng ty có sự thay đổi: Số vòng quay khoản phải thu là 6,91 vòng, tăng thêm 1,57 vòng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 29,32%. Điều này đã làm cho kỳ thu tiền trung bìnhgiảm 15,26 ngày so với năm 2012 (từ 67,33 ngày xuống 52,07 ngày).

Nguyên nhân là do các phải phải thu bình quân giảm trong khi doanh thu thuần lại tăng làm cho số vịng quay tăng nhanh hơn. Qua phân tích trên ta thấy tình hình quản trị nợ phải thu của Cơng ty đã có thay đổi theo hướng tích cực, Cơng ty đã rút ngắn được thời gian khách hàng chiếm dụng vốn của mình, giúp làm giảm áp lực huy động vốn để tài trợ tài VLĐ, giảm thiểu rủi ro thanh toán của khách hàng nên tránh các khoản nợ khó địi tránh thất thốt vốn của cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)