Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng qua các năm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 51)

Những tháng đầu năm 2009, chính sách kích cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế đã tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại. Tuy nhiên đến những tháng cuối năm 2009, các Ngân hàng lại bắt đầu thắt chặt tín dụng, thậm chí là ngừng giải ngân nên dư nợ đến cuối năm 2009 đạt 15.813 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước.

Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 lãi suất huy động tăng cao, lên mức 18 – 19%/năm, có những ngân hàng đẩy mức lãi suất huy động lên 20%, làm cho lãi suất cho vay tăng cao lên đến 23 – 24%/năm. Việc thắt chặt hơn đối với cho vay bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng cũng như mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2010 ở mức 25% đã khiến thị trường Ngân hàng trong năm không bị tăng trưởng quá nóng và nợ xấu cũng ở mức độ vừa phải.

Từ tháng 7/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo định hướng các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống tối đa 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm từ tháng 12/2012. Việc giảm lãi suất là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế nhằm cải thiện lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, giảm gánh nặng lãi vay đối với doanh nghiệp, tạo tiền đề cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được cải thiện. Nhận biết rõ điều này, VPBank đưa ra nhiều gói giải pháp tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn có thể đảm bảo được các mục tiêu kinh doanh của NH. Cụ thể cuối năm 2012, dư nợ tín dụng đạt 36.903 tỷ đồng tăng 26,44% so với năm trước.

Bảng 2.10. Dư nợ tín dụng của khách hàng

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Cho vay TCKT và cá nhân

trong nước 15.737 25.224 29.092 36.820

Các khoản trả thay KH 3 4 1 3

Cho vay bằng vốn tài trợ,

uỷ thác đầu tư (*) 71 92 86 72

Cho vay đối với tổ chức cá

nhân nước ngoài 2 4 5 8

(*) Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư bao gồm các khoản cho vay được tài trợ bởi các nguồn vốn uỷ thác từ các chương trình hỗ trợ quốc gia thơng qua Bộ Tài Chính và VPBank nhận nguồn vốn nay trực tiếp từ ngân hàng đầu mối là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). VPBank đóng vai trị nhận nguồn và quản lý, sử dụng nguồn. Theo đó, VPBank sẽ vẫn phải chịu tồn bộ rủi ro liên quan đến những khoản vay này. Trường hợp những khoản cho vay này mức khả năng thanh tốn, VPBank có trách nhiệm trả gốc lại cho BIDV theo cam kết tại hợp đồng đã ký.

Theo bảng số liệu thống kê thì doanh số cho vay từ tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối. VPBank chưa có chính sách và sản phẩm phù hợp để phát triển các loại hình cho vay khác. Đây cũng là một trong những hạn chế của ngân hàng trong việc phát triển và thúc đẩy cho vay.

Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng của khách hàng phân loại

Chỉ tiêu 2011 Tỷ lệ 2012 Tỷ lệ

I. Phân tích dư nợ theo thời gian đáo hạn

- Ngắn hạn 20.279 69,49% 22.746 61,56%

- Trung hạn 5.708 19,56% 10.211 27,67%

- Dài hạn 3.197 10.95% 3.964 10,77%

TỔNG CỘNG 25.324 100% 36.903 100%

II. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình Doanh nghiệp

- DNNN 460 1,54% 1.273 3,64%

- Cơng ty TNHH 6.326 23,64% 9.129 24,79%

- Công ty Cổ phần 4.861 16,24% 8.039 21,77%

- DN có vốn đầu tư NN 16 0,05% 130 0,35%

- DN tư nhân 574 1,92% 591 1,60%

- Cho vay cá nhân và cho

vay khác 16.947 56,61% 17.741 48,05%

TỔNG CỘNG 29.184 100% 36.903 100%

III.Dư nợ theo ngành nghề

- Nông nghiệp và Lâm

- Thương mại, sản xuất và

chế biến 24.486 84,31% 21.539 58,35%

- Xây dựng 2.118 7,08% 6.000 16,26%

- Kho bãi vận tải và thông

tin liên lạc 563 1,88% 1.146 3,10%

- Cá nhân và hoạt động

khác 1.793 5,99% 7.212 19,54%

TỔNG CỘNG 29.184 100% 36.903 100%

So với năm 2011 thì năm 2012 dư nợ tín dụng chủ yếu tăng đối với loại hình cho vay ngắn hạn và trung hạn. Gần như VPBank chỉ tập trung cho vay đối với cá nhân, các công ty TNHH, công ty cổ phần trong nước với sản phẩm chủ yếu là bổ sung vốn lưu động, góp vốn hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến nguyên nhân là do lãi suất biến động, nguồn huy động trung và dài hạn khơng có nhiều, chủ yếu là ngắn hạn. Mặc dù theo Thơng tư số 07/2010/TT-NHNN có hiệu lực ngày 26/02/2010 ban hành thì ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung và dài hạn nhưng VPBank vẫn chưa tập trung phát triển mảng này do chi phí đầu vào sẽ cao mà lãi suất đầu ra đối với các khoản vay này cũng không cao hơn nhiều so với lãi suất ngắn hạn đồng thời khả năng quay vòng vốn sẽ chậm và tỷ lệ rủi ro của các khoản vay cũng cao hơn.

Bảng 2.12. Dư nợ tín dụng của VPBank và một số NHTM so sánh

ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 10.188 17.631 19.187 26.227 HDBank 8.167 11.644 13.848 21.149 ABB 12.883 20.019 20.125 26.404 VIB 27.353 41.731 43.497 33.313 EAB 34.687 38.436 44.003 50.650 SHB 12.828 24.376 29.162 56.813 VPB 15.813 25.324 29.184 36.903 LienVietPostBank 5.983 10.114 12.757 22.991

Bảng số liệu thể hiện hầu như dư nợ tín dụng của các ngân hàng trong năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng khơng nhiều ngun nhân có thể lý giải là do bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mơ.

Ngồi ra, các chính sách của NHNN cũng có tác động khơng nhỏ đến hoạt động cho vay tại các ngân hàng. Điển hình như Thơng tư số 13 của NHNN ban hành ngày 20/05/2010 quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng buộc các NHTM có những chính sách thắt chặt tín dụng, sàn lọc đối tượng khách hàng, sản phẩm vay và thời hạn vay. Đến tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01/CT- NHNN và Công văn 674/NHNN-CSTT về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ năm 2012. Trong đó, NHNN đã tiến hành phân loại các Ngân hàng thành 4 nhóm, ứng với 4 mức giới hạn tăng trưởng tín dụng cho năm 2012: Nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, Nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, Nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8% và Nhóm 4 khơng được tăng trưởng. Quy định này nhằm mục đích phân loại các Ngân hàng theo tình hình tài chính và kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng, tránh tình trạng nhiều NHTM tăng trưởng tín dụng nóng nhưng khơng dựa trên năng lực huy động – điều đã khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng rơi vào bất ổn trong năm 2011.

2.2.1.7 Tỷ lệ nợ xấu

Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng thì các TCTD có chú trọng đến mục tiêu kiểm sốt và giảm tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mình vì như chúng ta đã biết chỉ tiêu nợ xấu cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu của VPBank và các NHTM so sánh2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 0,16% 1,67% 2,08% 2,57% HDBank 1,1% 0,97% 1,63% 2,35% ABB 1,47% 1,16% 2,97% 2,29% VIB 2,9% 1,59% 2,69% 2,75% EAB 1,32% 1,59% 1,69% 3,95% SHB 2,79% 1,40% 2,20% 8,80% VPB 1,63% 1,20% 2,08% 2,70% LienVietPostBank 0,28% 0,42% 2,14% 2,71%

Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,62% thấp hơn mức trung bình của ngành là 2,2% là nhờ VPBank đã có những chính sách phát triển tín dụng và xử lý nợ xấu kịp thời cũng như sự nới lỏng chính sách tiền tệ, thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất của NHNN. Tiếp tục đà phát triển đó, năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của VPBank giảm cịn 1,2% thấp hơn mức trung bình ngành được đánh giá là 2,5% và là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ thấp trong bảng so sánh.

Tuy nhiên, đến năm 2011 và năm 2012, tình hình kinh tế được đánh giá là khó khăn. Theo thống kê Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VICC) thì năm 2011 có đến 7.611 doanh nghiệp tuyên bố giải thể, tỷ lệ lạm phát của năm 2011 là 18,58%, lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng liên tục thay đổi, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn và tỷ lệ nợ xấu trung bình tồn ngành ngân hàng được đánh giá là cao nhất trong 4 năm trở lại đây đạt mức 3,8%. Mặc dù đã nỗ lực trong việc kiểm soát nợ xấu nhưng tỷ lệ này ở hầu hết các ngân hàng đều vượt mức trên 2%, Ngân hàng Đông Á tăng lên 3,95% và riêng SHB tỷ lệ này đạt 8,8% - tăng vượt bậc là do có sự sáp nhập của Habubank. Đây là một con số thật sự đáng lo ngại về chất lượng nợ tại các tổ chức tín dụng hiện nay.

2.2.2Về ứng dụng cơng nghệ

Đến nay đã có hơn 85% các nghiệp vụ ngân hàng, 90% các giao dịch của VPBank với khách hàng được thực hiện bằng máy tính và thiết bị cơng nghệ thông tin hiện đại. Công nghệ thông tin đã tác động mạnh vào q trình đổi mới cơ chế

chính sách và đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, giúp VPBank thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, thực hiện tốt quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tồn bộ nền kinh tế. Riêng trong hoạt động bán lẻ, cơng nghệ là chìa khóa then chốt để đưa các dịch vụ bán lẻ đến với công chúng nhanh nhất.

Hiện nay tại VPBank công nghệ thông tin đã được trang bị trong mọi hoạt động chun mơn với mức độ khác nhau: tồn bộ cán bộ chuyên môn được trang bị máy vi tính, khách hàng có thể tham khảo thơng tin thị trường qua máy vi tính được nối mạng, triển khai các dịch vụ VPB VNTopup, VPBilling, Tiết kiệm online… Dự án hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng lõi Core Banking đã được VPBank sử dụng thành công và mang lại nhiều tiện ích trong việc lưu trữ giữ liệu, phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn, cũng nhờ phần mềm này mà các sản phẩm dịch vụ được liên kết với nhau và đã đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn...

Bên cạnh trang bị công nghệ trong hoạt động Ngân hàng, VPBank cũng đã triển khai hàng loạt các khóa đào tạo, hướng dẫn sử dụng thiết bị công nghệ mới nhưng do những bất cập về nguồn nhân lực cũng như thiếu các hướng dẫn quy trình nghiệp vụ mới, cụ thể, phù hợp với công nghệ hiện đại nên việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động vẫn còn chưa cao.

2.2.3Nguồn nhân lực hiện tại của VPBank

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong chính sách hoạt động của NHTM nó chung và của VPBank nói riêng. Nguồn nhân lực giữ vai trị nền tảng thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, mỗi thành cơng của VPBank đều gắn với cơng sức, lịng tận tâm, sự cống hiến của những thế hệ cán bộ nhân viên.

Bảng 2.14. Số lượng lao động của VPBank qua các năm

ĐVT: người

2009 2010 2011 2012

VPBank 2.394 2.700 3.197 4.253

;

Phân loại theo trình độ

Bảng 2.15 : Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/12/2012Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tiến sỹ 37 0,81% Thạc sỹ 578 13,64% Đại học 2.335 54,91% Cao đẳng 712 16,74% Trung cấp 462 10,86% Phổ thông trung học 129 3,04%

Tổng lao động của VPBank tại thời điểm 31/12/2012 là 4.253 người, trong đó có khoảng trên 500 người có trình độ học vấn từ thạc sĩ trở lên. Số người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 54,91% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở xuống chiếm 30,64%

Phân loại theo độ tuổi

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Do sự phát triển nhanh trong mấy năm gần đây, nên độ tuổi trung bình của VPBank khá trẻ: 31,37% lao động có độ tuổi dưới 25, 51,24% lao động có độ tuổi từ 26 đến 35. Tỷ lệ người lao động trên 55 tuổi chỉ chiếm 5,19%, một tỷ lệ khá nhỏ. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng của cơng tác tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp, VPBank cũng khơng ngừng rà sốt, tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình

độ chun mơn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng thông qua các chương trình, kế hoạch đào tạo trong và ngồi nước. Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính hệ thống như nghiệp vụ giao dịch, tín dụng, thanh toán XNK, thẻ, kho quỹ, ngoại ngữ … VPBank thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên toàn hệ thống theo từng tháng, từng quý đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hoá trong hoạt động nghiệp vụ.

Nguồn nhân lực của VPBank trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng các yêu cầu về nhân sự của ngân hàng trong quá trình phát triển với mục tiêu trở thành một trong 12 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng nếu so sánh với các NHNN, một số ngân hàng TMCP lớn thì nhân lực của VPBank vẫn cịn thấp hơn nhiều. Trình độ về ngoại ngữ, tin học cịn hạn chế nên khơng thể nghiên cứu, hiều biết tường tận về sản phẩm, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Số người am hiểu về luật pháp quốc tế, qui định của các tổ chức thế giới không nhiều.

Cán bộ chưa đổi mới tác phong làm việc, đa phần vẫn làm việc theo giờ hành chính. Chưa thực hiện việc bố trí phục vụ khác hàng vào những ngày nghỉ theo mong mỏi của nhiều người tiêu dùng.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của VPBank là chính sách đãi ngộ, cơ chế tiền lương không theo kịp các ngân hàng TMCP bạn nên đã có sự dịch chuyển lao động có thâm niên cơng tác và trình độ chun mơn cao ra khỏi VPBank

2.2.4 Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức

BAN KIỂM

SOÁT

KHỐI KIỂM TOÁN

NỘI BỘ

Đơn vị Kinh doanh

Nguồn vốn & Đầu tư

Ngân hàng Bán buôn BAN ĐIỂU HÀNH Tài chính Khách hàng DN VĂN PHỊNG HĐQT VĂN PHỊNG TGĐ Quản trị rủi ro KH DN Vừa & Nhỏ Khách hàng cá ĐẠI HĐ CỔ ĐƠNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Tín dụng Tiêu dùng ỦY BAN QL RỦI RO ỦY BAN NHÂN SỰ Bán hàng & Kênh PP Tín dụng Chiến lược & QLDA Vận hành ALCO HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG Cơng nghệ thơng tin Pháp chế & XL Nợ Quản trị NNL

Quản lý thương

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w