sánh
HÀNG ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE Oceanbank 2,35% 17,80% 1,90% 22,60% 1,75% 22,50% 0,5% 6,75% HDBank 1,35% 11,20% 0,89% 11,90% 1,07% 14,44% 0,90% 9,12% ABBank 1,17% 6,39% 1,48% 10,46% 1,00% 8,40% 0,74% 6,99% VIB 1,50% 23,50% 1,64% 19,50% 1,67% 12,16% 0,65% 6,33% EAB 1,49% 18,06% 1,40% 18,58% 1,53% 19,58% 0,66% 7,88% SHB 2,35% 17,80% 1,90% 22,60% 1,75% 22,50% 1,30% 15,17% VPB 1,30% 13,90% 1,15% 9,67% 1,12% 14,28% 0,68% 10,19% LienViet PostBank 4,35% 14,85% 2,61% 17,22% 2,14% 18,26% 1,31% 11,74% (Nguồn: Theo báo cáo thường niên của các ngân hàng)
So với các ngân hàng được chọn so sánh thì chỉ số ROE và ROA của VPBank khơng cao. Có thể thấy chỉ số của EAB là khá tốt, chỉ số ROE tăng liên tục qua các năm và giữ ở mức cao thể hiện việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có của ngân hàng. Ngoài ra, LienVietPostBank tuy mới thành lập, là ngân hàng gia nhập thị trường trong giai đoạn được xem là khó khăn nhưng chỉ số ROE cũng tăng liên tục, ROA có sự biến động do việc sáp nhập với với Công ty Tiết kiệm Bưu Điện vào tháng 7/2011 làm cho quy mô tổng tài sản tăng cao dẫn đến ROA giảm. Nhìn chung các ngân hàng đều giữ được mức ROA và ROE ở mức an toàn và hiệu quả. 2.2.1.5Hoạt động huy động vốn
Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, VPBank đã đưa ra chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.
Hiện nay, VPBank là một trong những ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Các sản phẩm huy động vốn của VPBank rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; các loại chứng
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ưu đãi kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Cuối năm 2012, hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn, lãi suất về huy động vốn đột ngột tăng mạnh, các Ngân hàng đua nhau mở các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Trong năm 2012, VPBank cũng đã mở ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: “Lướt Shi đi Mercedes cùng VPBank”; “Gửi tiền trúng vàng, giàu sang thịnh vượng”; “Quà xuân vui tết, lộc vàng cả năm”, “Tuần lễ vàng cho khách hàng thịnh vượng”, “Lộc vàng đón xuân”, “Tiết kiệm tích lộc – Tết sum vầy”.... Ngồi ra, sản phẩm huy động vốn của VPBank ngày càng đa dạng như phát hành thêm kỳ phiếu, tài khoản thông minh... nên đã làm cho nguồn vốn huy động từ khách hàng của VPBank vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng tốt.
Biểu đồ 2.6: Số dư huy động và tốc độ tăng trưởng của VPBank
Có thể thấy số dư huy động của VPBank tăng liên tục qua các năm, năm 2010 số dư huy động tăng gần gấp đôi năm 2009 với tốc độ tăng trưởng đạt 99,31% so với năm 2009. Đây quả thật là một con số ấn tượng trong giai đoạn nền kinh tế được xem là khó khăn với khá nhiều biến động “nóng – lạnh” của lãi suất và sự gia tăng của lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính, ngân hàng nói riêng.
Năm 2011, tuy số dư huy động của VPBank đạt 71.298 tỷ đồng tăng 22.579 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 46,36% so với cùng kỳ năm trước và năm 2012 số dư huy động theo báo cáo là 91.372 tỷ đồng tăng 28,18% so với năm trước
nguyên nhân có thể lý giải là do tình hình phát triển kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, áp lực lạm phát vẫn là trở ngại lớn, lãi suất huy động vẫn đứng ở mức cao, lãi suất liên ngân hàng biến động, áp lực cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt, đặc biệt là sau khi có sự tham gia đầy đủ của các ngân hàng nước ngoài trong hoạt động huy động vốn.