Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 35)

Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam (tên giao dịch là VPBank) được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993.

Từ ngày 12/08/2010, VPBank đã chính thức cơng bố tên gọi mới: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đồng thời đưa vào sử dụng bộ hình ảnh nhận diện thương hiệu mới.

Tính đến ngày 31/12/2012, VPBank bao gồm: 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 02 cơng ty con, 48 chi nhánh và 153 phòng giao dịch tại cả tỉnh và thành phố trên cả nước.

2.1.2Các sự kiện quan trọng của VPBank qua các năm gần đây

Năm 2009

- VPBank ký thỏa thuận hợp tác với Prudential Việt Nam. Theo thỏa thuận này, VPBank sẽ trở thành đại lý chính thức của Prudential Việt Nam thực hiện việc phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng Bancassurance tới người tiêu dùng trong nước và khách hàng hiện có của VPBank.

- VPBank cho ra mắt chương trình ưu đãi Golf dành cho chủ thẻ VPBank MasterCard Platinum trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ với tập đoàn OAAG (Singapore) nhằm mang lại chế độ hậu mãi tốt nhất cho khách hàng.

- Triển khai dịch vụ Internet Banking trên tồn hệ thống nhằm mở rộng tiện ích cho khách hàng, nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu và tiện ích cho khách hàng đồng thời quảng bá hơn nữa hình ảnh và thương hiệu của VPBank

Năm 2010

- VPBank ký thoả thuận hợp tác toàn diện với Eurowindow Holding.

- VPBank cùng Oceanbank tài trợ tín dụng cho Vinalines mua tàu hàng trọng tải lớn.

- VPBank ký thoả thuận hợp tác toàn diện với BIDV.

- VPBank nhận được Quyết định của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank đổi tên từ Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc thay đổi tên gọi, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VPBank chính thức bước sang giai đoạn phát triển mới với định hướng phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

- Khai trương chi nhánh mới là Vũng Tàu và Bình Dương.

- VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

- Nâng điểm giao dịch của toàn hệ thống lên 150 điểm.

Năm 2011

- VPBank kỷ niệm sinh nhật 18 năm thành lập ngân hàng.

- VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng.

- Trở thành một thành viên trong nhóm 12 ngân hàng thương mại hàng đầu hệ thống (G12) theo xác định của Ngân hàng Nhà nước.

- Nhận giải thưởng “Doanh nghiệp vì cộng đồng” và top 100 sản phẩm dịch vụ Tin & Dùng năm 2011 và nhận danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam

- Năm năm liên tiếp giành giải thưởng Thanh toán quốc tế do Citibank trao.

- Mở rộng quy mô hoạt động với gần 200 chi nhánh, điểm giao dịch và hơn 3.1 cán bộ nhân viên trên toàn quốc

Năm 2012

- Công bố chiến lược phát triển của VPBank giai đoạn 2012 - 2017. Ngày 11/8/2012, VPBank đã cơng bố chiến lược 3 gọng kìm nhằm hiện thực hóa tầm nh.n

trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

- Ngày 2/11/2012, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ của VPBank từ 5.050 tỷ đồng lên 5.770 tỷ đồng. Đây là hoạt động nằm trong lộ trình củng cố năng lực tài chính để thực hiện chiến lược phát triển của VPBank.

- VPBank được trao nhiều giải thưởng uy tín như 3 giải thưởng về tăng trưởng Outbound, tăng trưởng số lượng điểm giao dịch và điểm kích hoạt giao dịch cao nhất của dịch vụ Western Union; giải Ngân hàng có chất lượng thanh tốn quốc tế xuất sắc năm 2012 của ngân hàng Bank of New York Mellon (Mỹ); giải Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất; giải Thương hiệu quốc gia 2012 và Thương hiệu mạnh 2012… Các giải thưởng trên đ. khẳng định chất lượng các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng – tài chính, những ưu thế vượt trội về chất lượng sản phẩm dịch vụ và vị thế vững chắc của VPBank trong tâm trí khách hàng.

- Xây dựng và triển khai Chiến lược Thu hồi nợ. Với sự tư vấn của công ty McKinsey, VPBank đ. xây dựng một chiến lược thu hồi nợ tổng thể, bao gồm việc phân tích thực trạng cơng tác thu hồi nợ tại Ngân hàng, thiết kế mơ hình thu hồi nợ tổng thể, xây dựng các quy trình thu hồi nợ, và tuyển dụng nhân sự cho mơ hình này. Chiến lược này sẽ được tiếp tục triển khai trong năm 2013 với những sáng kiến mới nhằm chuẩn hóa, nâng cao hiệu quả hệ thống thu hồi nợ tại Ngân hàng.

- Ra mắt không gian giao dịch mới. Trong nỗ lực tiếp tục hồn thiện mơ h.nh ngân hàng bán lẻ hiện đại, tăng cường nhận diện thương hiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ, ngày 15/10/2012, VPBank đã giới thiệu không gian giao dịch mới tại VPBank Mỹ Đình, Hà Nội. Đây là mơ hình giao dịch được hồn thiện theo phong cách năng động và hướng tới khách hàng theo một trong các giá trị cốt lõi của VPBank – “Khách hàng là trọng tâm”.

- Xây dựng và triển khai Chiến lược Kênh thay thế, gồm Kênh liên hệ tích hợp (Alpha), Kênh ngân hàng tại công sở (Beta) và Kênh phối hợp với các nhà phân phối (Gamma) - gọi tắt là các kênh A/B/G. Các kênh này tích hợp chặt chẽ với nhau và với hệ thống chi nhánh của VPBank trong các khâu bán hàng và chăm sóc khách hàng. Mặc dù mới đi vào hoạt động từ 6 tháng cuối năm 2012, song các kênh

A/B/G đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng trưởng số lượng khách hàng mới của VPBank lên 42% so với năm 2011.

- Nhân rộng mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung. Sau giai đoạn thí điểm thành cơng, VPBank tiếp tục nhân rộng mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung qua các Trung tâm Xử lý Tín dụng (CPC), với hai mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và giải phóng thời gian bán hàng cho các chi nhánh. Tính đến 31/12/2012, CPC đã kết nối với toàn bộ các chi nhánh của VPBank trên địa bàn Hà Nội, Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh. Theo định hướng đến cuối năm 2014 sẽ kết nối với tất cả chi nhánh trên khắp cả nước.

- Khởi động dự án Văn hóa doanh nghiệp. Để tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển bứt phá trong tương lai, ngày 8/5/2012, VPBank đã khởi động Dự án Văn hóa doanh nghiệp. Ngơi nhà Văn hóa của VPBank đã thiết lập được nền móng vững chắc là 6 giá trị cốt lõi và 18 định hướng hành vi mà Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc đề ra.

- Xây dựng Chiến lược Công nghệ Thông tin (IT Master Plan). Trong năm 2012, VPBank đã khẩn trương xây dựng Chiến lược Công nghệ Thông tin giai đoạn 2013 – 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn toàn cầu PricewaterhouseCoopers (PwC). Đây là một trong những bước đi quan trọng của VPBank để xây dựng một nền tảng công nghệ thông tin mạnh, tin cậy, phục vụ cho chiến lược tăng trưởng tham vọng của Ngân hàng.

- Thành lập Khối Quản trị Rủi ro và củng cố khung quản trị rủi ro nhằm phát triển một hệ thống quản lý rủi ro độc lập, tập trung, chun mơn hóa, theo chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời, VPBank đã triển khai dự án Tiền Basel II - một trong những dự án trọng yếu về quản trị rủi ro trong năm và là tiền đề để triển khai Hiệp ước vốn Basel II trong tương lai.

2.1.3Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi

- Đến năm 2015 trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và top 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn Việt Nam. Tháng 10/2011 vừa qua VPBank đã nằm trong nhóm 12 Ngân hàng lớn – chiếm 85% thị phần.

- VPBank hoạt động vì phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đơng được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng

 Đối với khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh

 Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm

 Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng, đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hố…

 Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đói với ngân sách Nhà nước, ln quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.

- Thương hiệu mới của VPBank với phương châm “Hành động vì ước mơ của bạn” được xây dựng từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuỵ, Khác biệt, Đơn giản.

 Chuyên nghiệp: vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm/dịch vụ NH hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 Tận tuỵ: nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, giúp khách hàng hiểu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách rõ ràng và cụ thể.

 Khác biệt: ln tìm tịi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến những sản phẩm/dịch vụ cao cấp với tình năng độc đáo và nhiều tiện ích cho khách hàng.

 Đơn giản: Tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng với các thủ tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

2.1.4Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của mỗi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới mọi hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Tiếp cận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

- Góp vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép

- Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản.

2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VPBANK 2.2.1 Năng lực tài chính

2.2.1.1 Quy mơ vốn điều lệ

Năng lực tài chính của một NHTM được thể hiện trước hết ở quy mơ vốn tự có thơng qua chỉ tiêu quy mơ vốn điều lệ, thành phần chính của vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ thể hiện vị thế và khả năng hoạt động của NHTM trong ngành và là nhân tố bắt buộc đối với NHTM Việt Nam nếu muốn tồn tại và phát triển.

Bảng 2.1 : Vốn điều lệ của VPBank từ 2009-2012

Đvt: tỷ VNĐ

Năm 2009 2010 2011 2012

Vốn điền lệ 2.117 4.000 5.050 5.770

Vốn điều lệ của VPBank ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển mở rộng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ của VPBank năm 2010 là 4.000 tỷ đồng, năm 2011 là 5.050 tỷ đồng và từ ngày 02/11/2012 chính thức nâng lên 5.770 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của VPBank qua các năm

Vốn điều lệ của VPBank so với một số NHTM Cổ phần hiện nay tuy không phải là quá lớn. Trong năm 2012, VPBank tiến hành tăng vốn điều lệ từ 5.050 tỷ đồng lên 5.770 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Việc tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông thường niên của VPBank đồng thuận, nhằm đưa nguồn vốn của VPBank tăng trưởng phù hợp với quy mô phát triển và đảm bảo các chỉ tiêu an tồn trong hoạt động của Ngân hàng. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm và cam kết của các cổ đông trong việc hỗ trợ chiến lược dài hạn của VPBank nhằm trở thành 1 trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Luận văn sẽ phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của VPBank và so với một số ngân hàng TMCP hiện nay có mức vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đến khoảng 9.000 tỷ đồng có những điểm tương đồng với VPBank về để từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của VPBank về năng lực cạnh tranh đối trong hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.2. Vốn điều lệ của một số NHTM

Năm 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 2.000 3.500 4.000 4.000 HDBank 1.550 2.000 3.000 5.000 ABBank (ABB) 3.482 3.831 4.200 4.200 VIBank (VIB) 2.400 4.000 4.250 4.250 DongABank (EAB) 3.400 4.500 4.500 5.000

SaiGon – Hanoi Bank (SHB) 2.000 3.498 4.815 8.865

VPBank (VPB) 2.117 4.000 5.050 5.770

LienVietPostBank 3.650 3.650 6.010 6.460

(Nguồn: Theo Báo cáo thường niên các năm của các Ngân hàng)

Việc tăng vốn điều lệ thực sự là gánh nặng đối với các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ, phần lớn các ngân hàng đều chọn giải pháp phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên trong NH, niêm yết trên sàn hoặc tìm kiếm xa hơn ở các đối tác chiến lược hay đối tác nước ngồi. Nhìn chung qua các năm 2009, 2010, 2011 các ngân hàng đều xem hoạt động tăng vốn điều lệ là điều bắt buộc phải làm để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều do đó tỷ lệ tăng vốn điều lệ khơng cao thậm chí một vài ngân hàng chỉ duy trì mức vốn điều lệ như năm ngối. Điển hình trong số các ngân hàng được so sánh thì LienVietPostBank, tuy mới thành lập nhưng vốn điều lệ năm 2011 đã tăng gần gấp đôi năm 2010, nhưng năm 2012 cũng chỉ duy trì ở mức tăng 7,5%, các ngân hàng khác tăng từ 9% – 24%. Ngồi ra, SHB cũng có vốn điều lệ năm 2012 tăng gần gấp đôi nguyên nhân là do sự sáp nhập của SHB và Habubank.

2.2.1.2Quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng chống đỡ rủi ro.

Vốn chủ sở hữu (cịn gọi là vốn tự có) là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó cịn được tạo ra trong qua trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.

Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w