Số dư huy động của VPBank và một số NHTM so sánh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 50 - 52)

ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 30.768 50.427 57.378 59.977 HDBank 17.331 32.032 41.478 47.389 ABB 15.001 25.952 25.591 33.375 VIB 34.184 59.564 57.489 39.061 EAB 36.714 47.756 48.120 50.790 SHB 24.616 45.031 62.126 102.061 VPB 24.444 48.719 71.298 91.372 LienVietPostBank 13.399 30.421 48.148 59.022

(Nguồn: Theo Báo cáo thường niên các năm của VPBank và các ngân hàng)

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, chính sách điều hành lãi suất trong năm 2012 có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục được hạ xuống từ 14%/năm trong những tháng đầu năm và kết thúc năm 2012 ở

mức 8%/năm tuy nhiên tình trạng lãi suất “2 giá” khó kiểm sốt giữa các ngân hàng tuy nhiên số dư tiền gửi tại các TCTD tăng liên tục qua các năm, đặc biệt các năm qua hầu như tăng đột biến nguyên nhân là do các kênh đầu tư trên thị trường gần như đóng băng, thị trường bất động sản chưa được hâm nóng, giá nhà đất liên tục giảm và gần như các dự án khơng cịn giao dịch mua bán, thị trường chứng khốn và vàng liên tục rớt điểm… do đó có thể nói lúc này kênh đầu tư mang lại hiệu quả và an toàn cho người dân là gửi tiền tiết kiệm.

Tuy nhiên, có thể nói so với các ngân hàng so sánh thì năm 2012, VPBank đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong việc huy động vốn. VPBank đã đứng thứ hai trong bảng với số dư huy động lên đến 91.372 tỷ đồng, đứng thứ đầu là SHB với số dư huy động là 102.061 tỷ đồng (do có sự sáp nhập của Habubank), các ngân hàng khác tuy có tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng khơng nhiều.

2.2.1.6 Hoạt động cho vay và đầu tư

Hoạt động cho vay và đầu tư là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng đồng thời cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro và mang lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đồng thời đây cũng là mảng hoạt động mà các ngân hàng hiện nay rất quan tâm và chú trọng.

Những tháng đầu năm 2009, chính sách kích cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế đã tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại. Tuy nhiên đến những tháng cuối năm 2009, các Ngân hàng lại bắt đầu thắt chặt tín dụng, thậm chí là ngừng giải ngân nên dư nợ đến cuối năm 2009 đạt 15.813 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước.

Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 lãi suất huy động tăng cao, lên mức 18 – 19%/năm, có những ngân hàng đẩy mức lãi suất huy động lên 20%, làm cho lãi suất cho vay tăng cao lên đến 23 – 24%/năm. Việc thắt chặt hơn đối với cho vay bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng cũng như mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2010 ở mức 25% đã khiến thị trường Ngân hàng trong năm không bị tăng trưởng quá nóng và nợ xấu cũng ở mức độ vừa phải.

Từ tháng 7/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo định hướng các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống tối đa 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm từ tháng 12/2012. Việc giảm lãi suất là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế nhằm cải thiện lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, giảm gánh nặng lãi vay đối với doanh nghiệp, tạo tiền đề cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được cải thiện. Nhận biết rõ điều này, VPBank đưa ra nhiều gói giải pháp tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn có thể đảm bảo được các mục tiêu kinh doanh của NH. Cụ thể cuối năm 2012, dư nợ tín dụng đạt 36.903 tỷ đồng tăng 26,44% so với năm trước.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w