Dư nợ tín dụng của VPBank và một số NHTM so sánh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 54 - 56)

ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 10.188 17.631 19.187 26.227 HDBank 8.167 11.644 13.848 21.149 ABB 12.883 20.019 20.125 26.404 VIB 27.353 41.731 43.497 33.313 EAB 34.687 38.436 44.003 50.650 SHB 12.828 24.376 29.162 56.813 VPB 15.813 25.324 29.184 36.903 LienVietPostBank 5.983 10.114 12.757 22.991

Bảng số liệu thể hiện hầu như dư nợ tín dụng của các ngân hàng trong năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng khơng nhiều ngun nhân có thể lý giải là do bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mơ.

Ngồi ra, các chính sách của NHNN cũng có tác động khơng nhỏ đến hoạt động cho vay tại các ngân hàng. Điển hình như Thông tư số 13 của NHNN ban hành ngày 20/05/2010 quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng buộc các NHTM có những chính sách thắt chặt tín dụng, sàn lọc đối tượng khách hàng, sản phẩm vay và thời hạn vay. Đến tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01/CT- NHNN và Công văn 674/NHNN-CSTT về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ năm 2012. Trong đó, NHNN đã tiến hành phân loại các Ngân hàng thành 4 nhóm, ứng với 4 mức giới hạn tăng trưởng tín dụng cho năm 2012: Nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, Nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, Nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8% và Nhóm 4 khơng được tăng trưởng. Quy định này nhằm mục đích phân loại các Ngân hàng theo tình hình tài chính và kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng, tránh tình trạng nhiều NHTM tăng trưởng tín dụng nóng nhưng khơng dựa trên năng lực huy động – điều đã khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng rơi vào bất ổn trong năm 2011.

2.2.1.7 Tỷ lệ nợ xấu

Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng thì các TCTD có chú trọng đến mục tiêu kiểm sốt và giảm tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mình vì như chúng ta đã biết chỉ tiêu nợ xấu cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu của VPBank và các NHTM so sánh2009 2010 2011 2012

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w