Vốn điều lệ của VPBank qua các năm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 41 - 43)

Vốn điều lệ của VPBank so với một số NHTM Cổ phần hiện nay tuy không phải là quá lớn. Trong năm 2012, VPBank tiến hành tăng vốn điều lệ từ 5.050 tỷ đồng lên 5.770 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Việc tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông thường niên của VPBank đồng thuận, nhằm đưa nguồn vốn của VPBank tăng trưởng phù hợp với quy mô phát triển và đảm bảo các chỉ tiêu an tồn trong hoạt động của Ngân hàng. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm và cam kết của các cổ đông trong việc hỗ trợ chiến lược dài hạn của VPBank nhằm trở thành 1 trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Luận văn sẽ phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của VPBank và so với một số ngân hàng TMCP hiện nay có mức vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đến khoảng 9.000 tỷ đồng có những điểm tương đồng với VPBank về để từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của VPBank về năng lực cạnh tranh đối trong hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.2. Vốn điều lệ của một số NHTM

Năm 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 2.000 3.500 4.000 4.000 HDBank 1.550 2.000 3.000 5.000 ABBank (ABB) 3.482 3.831 4.200 4.200 VIBank (VIB) 2.400 4.000 4.250 4.250 DongABank (EAB) 3.400 4.500 4.500 5.000

SaiGon – Hanoi Bank (SHB) 2.000 3.498 4.815 8.865

VPBank (VPB) 2.117 4.000 5.050 5.770

LienVietPostBank 3.650 3.650 6.010 6.460

(Nguồn: Theo Báo cáo thường niên các năm của các Ngân hàng)

Việc tăng vốn điều lệ thực sự là gánh nặng đối với các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ, phần lớn các ngân hàng đều chọn giải pháp phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên trong NH, niêm yết trên sàn hoặc tìm kiếm xa hơn ở các đối tác chiến lược hay đối tác nước ngồi. Nhìn chung qua các năm 2009, 2010, 2011 các ngân hàng đều xem hoạt động tăng vốn điều lệ là điều bắt buộc phải làm để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều do đó tỷ lệ tăng vốn điều lệ khơng cao thậm chí một vài ngân hàng chỉ duy trì mức vốn điều lệ như năm ngối. Điển hình trong số các ngân hàng được so sánh thì LienVietPostBank, tuy mới thành lập nhưng vốn điều lệ năm 2011 đã tăng gần gấp đôi năm 2010, nhưng năm 2012 cũng chỉ duy trì ở mức tăng 7,5%, các ngân hàng khác tăng từ 9% – 24%. Ngồi ra, SHB cũng có vốn điều lệ năm 2012 tăng gần gấp đôi nguyên nhân là do sự sáp nhập của SHB và Habubank.

2.2.1.2Quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng chống đỡ rủi ro.

Vốn chủ sở hữu (cịn gọi là vốn tự có) là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó cịn được tạo ra trong qua trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.

Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đơi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến bờ vực phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát

sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được hồn trả cho khách hàng.

Bảng 2.3 : Tổng tài sản và vốn chủ sỡ hữu VPBank từ năm 2009 - 2012

Đvt: tỷ VNĐ

Chỉ

tiêu 2009 % 2010 % 2011 % 2012 %

TTS 27.543 147,70 59.807 117,14 82.818 38,48 102.576 23,86 VCSH 2.548 106,39 5.205 104,28 5.996 15,20 6.637 10,69

(Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank từ 2009-2012)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w