Số dư huy động vốn phân theo loại hình huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 49 - 51)

Nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu vào mảng huy động vốn từ khách hàng – luôn chiếm hơn 50% doanh số huy động của cả hệ thống. Điều này có thể chứng minh uy tín và thương hiệu của VPBank dần đã chiếm được lịng tin của khách hàng. Có thể nói nhìn chung cơng tác huy động vốn có sự tăng trưởng rõ rệt qua từng năm là do VPBank đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn trên thị trường, cải thiện quản trị thanh khoản, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tài khoản thông minh…). Tuy nhiên so với sự nhanh nhẹn, linh hoạt thì vẫn thua các NHTM cổ phần khác chẳng hạn VPBank chưa đẩy mạnh và chưa có nhiều sản phẩm linh hoạt cho phân khúc huy động tiền gửi tiết kiệm vàng, bằng ngoại tệ mà một số ngân hàng TMCP đã làm rất tốt như: ACB, Sacombank, Eximbank… VPBank đã chưa huy động được khoản vốn nhàn rỗi này trong dân cư mặc dù vẫn ý thức được vàng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, vàng luôn được xem là một đồng tiền đặc biệt, giữ vai trò vật ngang giá chung ổn định, bền vững và lâu đời nhất.

Bảng 2.9. Số dư huy động của VPBank và một số NHTM so sánh

ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 30.768 50.427 57.378 59.977 HDBank 17.331 32.032 41.478 47.389 ABB 15.001 25.952 25.591 33.375 VIB 34.184 59.564 57.489 39.061 EAB 36.714 47.756 48.120 50.790 SHB 24.616 45.031 62.126 102.061 VPB 24.444 48.719 71.298 91.372 LienVietPostBank 13.399 30.421 48.148 59.022

(Nguồn: Theo Báo cáo thường niên các năm của VPBank và các ngân hàng)

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, chính sách điều hành lãi suất trong năm 2012 có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục được hạ xuống từ 14%/năm trong những tháng đầu năm và kết thúc năm 2012 ở

mức 8%/năm tuy nhiên tình trạng lãi suất “2 giá” khó kiểm sốt giữa các ngân hàng tuy nhiên số dư tiền gửi tại các TCTD tăng liên tục qua các năm, đặc biệt các năm qua hầu như tăng đột biến nguyên nhân là do các kênh đầu tư trên thị trường gần như đóng băng, thị trường bất động sản chưa được hâm nóng, giá nhà đất liên tục giảm và gần như các dự án khơng cịn giao dịch mua bán, thị trường chứng khoán và vàng liên tục rớt điểm… do đó có thể nói lúc này kênh đầu tư mang lại hiệu quả và an toàn cho người dân là gửi tiền tiết kiệm.

Tuy nhiên, có thể nói so với các ngân hàng so sánh thì năm 2012, VPBank đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong việc huy động vốn. VPBank đã đứng thứ hai trong bảng với số dư huy động lên đến 91.372 tỷ đồng, đứng thứ đầu là SHB với số dư huy động là 102.061 tỷ đồng (do có sự sáp nhập của Habubank), các ngân hàng khác tuy có tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng không nhiều.

2.2.1.6 Hoạt động cho vay và đầu tư

Hoạt động cho vay và đầu tư là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng đồng thời cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro và mang lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đồng thời đây cũng là mảng hoạt động mà các ngân hàng hiện nay rất quan tâm và chú trọng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w