Tổng tài sản của VPBank tăng liên tục cao qua các năm cụ thể năm 2009, tổng tài sản đạt 27.543 tỷ đồng tăng 147,70% so với năm 2008; năm 2010 đạt 59.807 tỷ đồng tăng hơn 117,14% so với năm 2009, năm 2011 đạt 82.818 tỷ đồng tăng 38,48% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 102.576 tỷ đồng tăng 23,86% so với năm 2011. Tổng tài sản của VPBank tăng là do sự tăng trưởng mạnh của tín dụng , đầu tư chứng khốn, cho vay tổ chức tín dụng và một phần cũng do tiền gửi trên th ị trường liên ngân hàng tăng.
Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu của VPBank cũng được cải thiện tương ứng với sự tăng trưởng của tổng tài sản. Năm 2009, vốn chủ sở hữu đạt 2.548 tỷ đồng nhưng đến năm 2010, vốn chủ sở hữu của VPBank tăng hơn 2 lần đạt 5.205 tỷ đồng nguyên nhân là do VPBank đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, thay đổi diện mạo mới, mạng lưới hoạt động được mở rộng chú trọng tại những vùng kinh tế phát triển. Và đến năm 2012, con số này vẫn tiếp tục gia tăng đạt hơn 6 ngàn tỷ đồng.
Bảng 2.4 : Tổng tài sản và vốn chủ sỡ hữu VPBank và các ngân hàng so sánhĐVT: Tỳ đồng ĐVT: Tỳ đồng Ocean bank HD bank
ABB VIB EAB SHB VPB LVPost bank Năm 2009 Tổng TS 33.785 19.127 26.575 56.638 42.520 27.469 27.543 17.367 Vốn CSH 2.253 1.796 4.223 2.948 4.176 2.417 2.548 3.828 Năm 2010 Tổng TS 55.139 34.389 38.000 93.827 54.868 51.033 59.807 34.985 Vốn CSH 4.087 2.358 4.223 6.593 5.420 4.183 5.205 4.105 Năm 2011 Tổng TS 62.639 45.025 41.626 96.950 65.568 70.990 82.818 56.132 Vốn CSH 4.664 3.578 4.224 8.142 5.814 4.909 5.996 6.594 Năm 2012 Tổng TS 64.462 52.783 46.020 65.023 69.278 117.569 102.576 66.413 Vốn CSH 4.485 5.394 4.682 8.229 6.217 8.962 6.637 7.391 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng)
Theo bảng số liệu tổng hợp nêu trên thì nhìn chung tình hình tổng tài sản và quy mơ vốn chủ sở hữu của VPBank là tương đối cao. Năm 2011, tổng tài sản đứng ở vị trí thứ 2 đạt 82.812 tỷ đồng sau ngân hàng dẫn đầu là VIB đạt 93.827 tỷ đồng. Năm 2012, VPBank vẫn đứng ở vị trí thứ hai, tổng tài sản đã có sự gia tăng rõ nét đạt 102.576 tỷ đồng trong khi đó vị trí thứ nhất có sự thay đổi vượt bật của SHB nguyên nhân là do sự sáp nhập với HDBank cịn VIB lại có sự đi xuống tổng tài sản chi còn 65.023 tỷ đồng, giảm gần 67% so với năm 2011. Còn về quy mơ vốn chủ sở hữu thì VPBank cũng chiếm vị trí cao.
2.2.1.3Hệ số an toàn vốn
Khác với các doanh nghiệp, NHTW đặt ra một tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu cho các ngân hàng đó là tỷ lệ CAR. Theo Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN, tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%, đồng thời tăng hệ số rủi ro của các khoản cho vay với mục đích kinh doanh bất động sản lên 250% thay vì 100% như trước đây. Hệ số CAR là hệ số thể hiện mức độ rủi ro mà các NHTM được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn cao hay thấp, hệ số CAR được xác định như sau:
Vốn tự có
Hệ số CAR = Tổng tài sản có rủi ro quy đổi
Bảng 2.5 Hệ số CAR của VPBank và một số NHTM2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 9,59% 9,48% 11,74% 12,00% HDBank 9,83% 10,62% 15,01% 14,01% ABBank 8,72% 10,63% 12,11% 13,95% VIB 8,60% 10,11% 14,48% 19,43% EAB 10,64% 10,48% 10,01% 10,85% SHB 15,80% 13,81% 13,37% 13,90% VPB 15,00% 14,29% 11,94% 12,51% LienvietPostbank 10,52% 12,32% 13,18% 10,12%
(Nguồn:Theo Báo cáo thường niên, Báo cáo cho đại hội đồng cổ đồng thường niên)
Trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn và hoạt động của hệ thống Ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, HĐQT và Ban Điều hành VPBank đã xác định mục tiêu hàng đầu của năm 2012 là nâng cao hiệu quả và an toàn hoạt động của toàn Ngân hàng. Điều đó thể hiện ở các chỉ số về thanh khoản và các tỷ lệ về an toàn được đảm bảo và cải thiện mạnh mẽ so với năm trước. Hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất đạt 12,51%, cao hơn 3,51% so với mức tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 9% điều này chứng tỏ khả năng chống đỡ rủi ro không được dự tính khơng làm ảnh hưởng tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng đã ngày càng nâng cao. Đồng thời, đây là một trong những điểm lợi thế của VPBank trong việc tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, từ đó thu hút được các nguồn vốn, tăng thị phần huy động, mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh.
2.2.1.4Khả năng sinh lời
ROE, ROA là hai tỷ lệ chủ yếu mà các cổ đông, cũng như các nhà đầu tư dựa vào để theo dõi số vốn mình đầu tư vào một ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho mình là bao nhiêu. Hai tỷ lệ này cũng đóng vai trị chủ yếu để đánh giá khả năng sinh lời và là điều kiện để đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chỉ số ROE là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có và chỉ số ROA đo lường hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản.
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản 27.543 59.807 82.818 102.576
Vốn chủ sở hữu 2.548 5.205 5.996 6.637
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 382,6 663,1 1.064 852,7 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) 1,30% 1,15% 1,12% 0,69% Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) 13,90% 9,67% 14,28% 10,19%
(Nguồn: Theo Báo cáo thường niên qua các năm của VPBank)