Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 38)

- Đến năm 2015 trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và top 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn Việt Nam. Tháng 10/2011 vừa qua VPBank đã nằm trong nhóm 12 Ngân hàng lớn – chiếm 85% thị phần.

- VPBank hoạt động vì phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đơng được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng

 Đối với khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh

 Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm

 Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng, đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hố…

 Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đói với ngân sách Nhà nước, ln quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.

- Thương hiệu mới của VPBank với phương châm “Hành động vì ước mơ của bạn” được xây dựng từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuỵ, Khác biệt, Đơn giản.

 Chuyên nghiệp: vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm/dịch vụ NH hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 Tận tuỵ: nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, giúp khách hàng hiểu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách rõ ràng và cụ thể.

 Khác biệt: ln tìm tịi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến những sản phẩm/dịch vụ cao cấp với tình năng độc đáo và nhiều tiện ích cho khách hàng.

 Đơn giản: Tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng với các thủ tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

2.1.4Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của mỗi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới mọi hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Tiếp cận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

- Góp vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép

- Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản.

2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VPBANK 2.2.1 Năng lực tài chính

2.2.1.1 Quy mơ vốn điều lệ

Năng lực tài chính của một NHTM được thể hiện trước hết ở quy mơ vốn tự có thơng qua chỉ tiêu quy mơ vốn điều lệ, thành phần chính của vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ thể hiện vị thế và khả năng hoạt động của NHTM trong ngành và là nhân tố bắt buộc đối với NHTM Việt Nam nếu muốn tồn tại và phát triển.

Bảng 2.1 : Vốn điều lệ của VPBank từ 2009-2012

Đvt: tỷ VNĐ

Năm 2009 2010 2011 2012

Vốn điền lệ 2.117 4.000 5.050 5.770

Vốn điều lệ của VPBank ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển mở rộng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ của VPBank năm 2010 là 4.000 tỷ đồng, năm 2011 là 5.050 tỷ đồng và từ ngày 02/11/2012 chính thức nâng lên 5.770 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của VPBank qua các năm

Vốn điều lệ của VPBank so với một số NHTM Cổ phần hiện nay tuy không phải là quá lớn. Trong năm 2012, VPBank tiến hành tăng vốn điều lệ từ 5.050 tỷ đồng lên 5.770 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Việc tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông thường niên của VPBank đồng thuận, nhằm đưa nguồn vốn của VPBank tăng trưởng phù hợp với quy mô phát triển và đảm bảo các chỉ tiêu an tồn trong hoạt động của Ngân hàng. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm và cam kết của các cổ đông trong việc hỗ trợ chiến lược dài hạn của VPBank nhằm trở thành 1 trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Luận văn sẽ phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của VPBank và so với một số ngân hàng TMCP hiện nay có mức vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đến khoảng 9.000 tỷ đồng có những điểm tương đồng với VPBank về để từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của VPBank về năng lực cạnh tranh đối trong hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.2. Vốn điều lệ của một số NHTM

Năm 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 2.000 3.500 4.000 4.000 HDBank 1.550 2.000 3.000 5.000 ABBank (ABB) 3.482 3.831 4.200 4.200 VIBank (VIB) 2.400 4.000 4.250 4.250 DongABank (EAB) 3.400 4.500 4.500 5.000

SaiGon – Hanoi Bank (SHB) 2.000 3.498 4.815 8.865

VPBank (VPB) 2.117 4.000 5.050 5.770

LienVietPostBank 3.650 3.650 6.010 6.460

(Nguồn: Theo Báo cáo thường niên các năm của các Ngân hàng)

Việc tăng vốn điều lệ thực sự là gánh nặng đối với các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ, phần lớn các ngân hàng đều chọn giải pháp phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên trong NH, niêm yết trên sàn hoặc tìm kiếm xa hơn ở các đối tác chiến lược hay đối tác nước ngồi. Nhìn chung qua các năm 2009, 2010, 2011 các ngân hàng đều xem hoạt động tăng vốn điều lệ là điều bắt buộc phải làm để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều do đó tỷ lệ tăng vốn điều lệ khơng cao thậm chí một vài ngân hàng chỉ duy trì mức vốn điều lệ như năm ngối. Điển hình trong số các ngân hàng được so sánh thì LienVietPostBank, tuy mới thành lập nhưng vốn điều lệ năm 2011 đã tăng gần gấp đôi năm 2010, nhưng năm 2012 cũng chỉ duy trì ở mức tăng 7,5%, các ngân hàng khác tăng từ 9% – 24%. Ngồi ra, SHB cũng có vốn điều lệ năm 2012 tăng gần gấp đôi nguyên nhân là do sự sáp nhập của SHB và Habubank.

2.2.1.2Quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng chống đỡ rủi ro.

Vốn chủ sở hữu (cịn gọi là vốn tự có) là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó cịn được tạo ra trong qua trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.

Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đơi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến bờ vực phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát

sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được hồn trả cho khách hàng.

Bảng 2.3 : Tổng tài sản và vốn chủ sỡ hữu VPBank từ năm 2009 - 2012

Đvt: tỷ VNĐ

Chỉ

tiêu 2009 % 2010 % 2011 % 2012 %

TTS 27.543 147,70 59.807 117,14 82.818 38,48 102.576 23,86 VCSH 2.548 106,39 5.205 104,28 5.996 15,20 6.637 10,69

(Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank từ 2009-2012)

Biểu đồ 2.2 : Vốn chủ sỡ hữu VPBank Biểu đồ 2.3 : Tổng tài sản VPBank

Tổng tài sản của VPBank tăng liên tục cao qua các năm cụ thể năm 2009, tổng tài sản đạt 27.543 tỷ đồng tăng 147,70% so với năm 2008; năm 2010 đạt 59.807 tỷ đồng tăng hơn 117,14% so với năm 2009, năm 2011 đạt 82.818 tỷ đồng tăng 38,48% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 102.576 tỷ đồng tăng 23,86% so với năm 2011. Tổng tài sản của VPBank tăng là do sự tăng trưởng mạnh của tín dụng , đầu tư chứng khốn, cho vay tổ chức tín dụng và một phần cũng do tiền gửi trên th ị trường liên ngân hàng tăng.

Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu của VPBank cũng được cải thiện tương ứng với sự tăng trưởng của tổng tài sản. Năm 2009, vốn chủ sở hữu đạt 2.548 tỷ đồng nhưng đến năm 2010, vốn chủ sở hữu của VPBank tăng hơn 2 lần đạt 5.205 tỷ đồng nguyên nhân là do VPBank đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, thay đổi diện mạo mới, mạng lưới hoạt động được mở rộng chú trọng tại những vùng kinh tế phát triển. Và đến năm 2012, con số này vẫn tiếp tục gia tăng đạt hơn 6 ngàn tỷ đồng.

Bảng 2.4 : Tổng tài sản và vốn chủ sỡ hữu VPBank và các ngân hàng so sánhĐVT: Tỳ đồng ĐVT: Tỳ đồng Ocean bank HD bank

ABB VIB EAB SHB VPB LVPost bank Năm 2009 Tổng TS 33.785 19.127 26.575 56.638 42.520 27.469 27.543 17.367 Vốn CSH 2.253 1.796 4.223 2.948 4.176 2.417 2.548 3.828 Năm 2010 Tổng TS 55.139 34.389 38.000 93.827 54.868 51.033 59.807 34.985 Vốn CSH 4.087 2.358 4.223 6.593 5.420 4.183 5.205 4.105 Năm 2011 Tổng TS 62.639 45.025 41.626 96.950 65.568 70.990 82.818 56.132 Vốn CSH 4.664 3.578 4.224 8.142 5.814 4.909 5.996 6.594 Năm 2012 Tổng TS 64.462 52.783 46.020 65.023 69.278 117.569 102.576 66.413 Vốn CSH 4.485 5.394 4.682 8.229 6.217 8.962 6.637 7.391 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng)

Theo bảng số liệu tổng hợp nêu trên thì nhìn chung tình hình tổng tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu của VPBank là tương đối cao. Năm 2011, tổng tài sản đứng ở vị trí thứ 2 đạt 82.812 tỷ đồng sau ngân hàng dẫn đầu là VIB đạt 93.827 tỷ đồng. Năm 2012, VPBank vẫn đứng ở vị trí thứ hai, tổng tài sản đã có sự gia tăng rõ nét đạt 102.576 tỷ đồng trong khi đó vị trí thứ nhất có sự thay đổi vượt bật của SHB nguyên nhân là do sự sáp nhập với HDBank cịn VIB lại có sự đi xuống tổng tài sản chi còn 65.023 tỷ đồng, giảm gần 67% so với năm 2011. Cịn về quy mơ vốn chủ sở hữu thì VPBank cũng chiếm vị trí cao.

2.2.1.3Hệ số an tồn vốn

Khác với các doanh nghiệp, NHTW đặt ra một tỷ lệ vốn an tồn tối thiểu cho các ngân hàng đó là tỷ lệ CAR. Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%, đồng thời tăng hệ số rủi ro của các khoản cho vay với mục đích kinh doanh bất động sản lên 250% thay vì 100% như trước đây. Hệ số CAR là hệ số thể hiện mức độ rủi ro mà các NHTM được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn cao hay thấp, hệ số CAR được xác định như sau:

Vốn tự có

Hệ số CAR = Tổng tài sản có rủi ro quy đổi

Bảng 2.5 Hệ số CAR của VPBank và một số NHTM2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 9,59% 9,48% 11,74% 12,00% HDBank 9,83% 10,62% 15,01% 14,01% ABBank 8,72% 10,63% 12,11% 13,95% VIB 8,60% 10,11% 14,48% 19,43% EAB 10,64% 10,48% 10,01% 10,85% SHB 15,80% 13,81% 13,37% 13,90% VPB 15,00% 14,29% 11,94% 12,51% LienvietPostbank 10,52% 12,32% 13,18% 10,12%

(Nguồn:Theo Báo cáo thường niên, Báo cáo cho đại hội đồng cổ đồng thường niên)

Trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn và hoạt động của hệ thống Ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, HĐQT và Ban Điều hành VPBank đã xác định mục tiêu hàng đầu của năm 2012 là nâng cao hiệu quả và an toàn hoạt động của tồn Ngân hàng. Điều đó thể hiện ở các chỉ số về thanh khoản và các tỷ lệ về an toàn được đảm bảo và cải thiện mạnh mẽ so với năm trước. Hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất đạt 12,51%, cao hơn 3,51% so với mức tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 9% điều này chứng tỏ khả năng chống đỡ rủi ro khơng được dự tính khơng làm ảnh hưởng tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng đã ngày càng nâng cao. Đồng thời, đây là một trong những điểm lợi thế của VPBank trong việc tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, từ đó thu hút được các nguồn vốn, tăng thị phần huy động, mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh.

2.2.1.4Khả năng sinh lời

ROE, ROA là hai tỷ lệ chủ yếu mà các cổ đông, cũng như các nhà đầu tư dựa vào để theo dõi số vốn mình đầu tư vào một ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho mình là bao nhiêu. Hai tỷ lệ này cũng đóng vai trị chủ yếu để đánh giá khả năng sinh lời và là điều kiện để đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chỉ số ROE là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có và chỉ số ROA đo lường hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản.

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tổng tài sản 27.543 59.807 82.818 102.576

Vốn chủ sở hữu 2.548 5.205 5.996 6.637

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 382,6 663,1 1.064 852,7 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) 1,30% 1,15% 1,12% 0,69% Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) 13,90% 9,67% 14,28% 10,19%

(Nguồn: Theo Báo cáo thường niên qua các năm của VPBank)

Biều đồ 2.4: ROA của VPBank Biều đồ 2.5: ROE của VPBank

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của VPBank liên tục giảm qua các năm cụ thể năm 2009 là 1,3%, năm 2010 giảm xuống còn 1,15%, năm 2011 là 1,12% và năm 2012 giảm mạnh còn 0,69% nguyên nhân là do quy mô tổng tài sản của ngân hàng tăng mạnh. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn của VPBank từ năm 2009 đến năm 2012 có sự điều chỉnh tăng giảm phù hợp, cụ thể là năm 2009 chỉ số ROE đạt 13,09%, năm 2010 đạt 9,67%%, năm 2011 đạt 14,28% và năm 2012 đạt 10,19%. Trong năm 2012, chỉ tiêu này giảm mạnh nguyên nhân là do những biến động của thi trường kinh tế cũng như chính sách phát triển thận trọng của ban điều hành trong việc cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn.

Bảng 2.7. ROA và ROE của VPBank và một số ngân hàng sosánh sánh

HÀNG ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE Oceanbank 2,35% 17,80% 1,90% 22,60% 1,75% 22,50% 0,5% 6,75% HDBank 1,35% 11,20% 0,89% 11,90% 1,07% 14,44% 0,90% 9,12% ABBank 1,17% 6,39% 1,48% 10,46% 1,00% 8,40% 0,74% 6,99% VIB 1,50% 23,50% 1,64% 19,50% 1,67% 12,16% 0,65% 6,33% EAB 1,49% 18,06% 1,40% 18,58% 1,53% 19,58% 0,66% 7,88% SHB 2,35% 17,80% 1,90% 22,60% 1,75% 22,50% 1,30% 15,17% VPB 1,30% 13,90% 1,15% 9,67% 1,12% 14,28% 0,68% 10,19% LienViet PostBank 4,35% 14,85% 2,61% 17,22% 2,14% 18,26% 1,31% 11,74% (Nguồn: Theo báo cáo thường niên của các ngân hàng)

So với các ngân hàng được chọn so sánh thì chỉ số ROE và ROA của VPBank khơng cao. Có thể thấy chỉ số của EAB là khá tốt, chỉ số ROE tăng liên tục qua các năm và giữ ở mức cao thể hiện việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có của ngân hàng. Ngoài ra, LienVietPostBank tuy mới thành lập, là ngân hàng gia nhập thị trường trong giai đoạn được xem là khó khăn nhưng chỉ số ROE cũng tăng liên tục, ROA có sự biến động do việc sáp nhập với với Công ty Tiết kiệm Bưu Điện

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w