Đánh giá chung về tình hình phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủy nguyên hải phòng (Trang 75 - 80)

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thủy Nguyên - Bắc Hải Phòng giai đoạn 2017-2021

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh Thuỷ Ngun - Bắc Hải Phịng giai đoạn 2017-2021, có thể thấy chi nhánh đã có nhiều nỗ lực phát triển đúng mục tiêu, định hướng, vừa hoàn thành nhiệm vụ tương trợ và tăng cường hiệu quả hoạt động cho hệ thống chi nhánh, vừa mở rộng cho vay tiêu dùng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do hệ thống giao. Việc mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh thực hiện đúng theo chỉ tiêu tăng trưởng của ban lãnh đạo trong từng thời điểm và theo đúng định hướng ưu tiên cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nơng thơn, trong đó tập trung cho vay đối tượng là cán bộ công chức, viên chức và người lao động đang công tác và sinh sống trên địa bàn nông thôn để sử dụng vốn vào mục đích phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại khu vực nông thơn. Một số chỉ tiêu thể hiện rất tích cực, có thể cho thấy phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang phát triển tốt cả về quy mô và chất lượng, cụ thể:

Thứ nhất: Thu nhập từ cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao,

khơng chỉ đối với hoạt động tín dụng, mà cịn là nguồn thu nhập chính của chi nhánh. Đạt được kết quả như trên một phần là do chi nhánh xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn, giúp thu hút KH, đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng có năng lực linh hoạt, nhạy bén, cùng với đó là sự hợp tác của NH và sự ủng hộ của đối tác, KH.

Thứ hai: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng thấp. Điều này cho thấy quy trình cho vay tiêu dùng tuy được đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng, cùng với đó là cơng tác thẩm định cho vay, quản trị rủi

ro đối với cho vay tiêu dùng đang được thực hiện khá tốt. Đối tượng cho vay tiêu dùng của chi nhánh hiện nay chủ yếu là cán bộ viên chức Nhà nước nên có sự tín nhiệm cao, làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh.

Thứ ba: Chất lượng tín dụng đảm bảo nợ xấu thấp, tỷ lệ trích lập dự

phòng rủi ro đưa vào chi phí khơng đáng kể, thu nhập của chi nhánh vì thế khơng bị ảnh hưởng nhiều bởi nợ xấu.

Thứ tư: Dư nợ cho vay tiêu dùng tương đối ổn định, tăng trưởng đều

đặn và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh. Đây là kết quả của việc đơn giản quy trình cho vay tiêu dùng, rút ngắn thời gian thẩm định tạo điều kiện tối đa cho KH. Bên cạnh việc giữ vững địa bàn cho vay truyền thống, chi nhánh tiếp tục mở rộng địa bàn, đẩy mạnh cho vay tại các đơn vị mới, khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa nơi các chi nhánh chưa thể triển khai cho vay. Đồng thời, ngoài việc cho vay trực tiếp, chi nhánh cũng đã triển khai hình thức cho vay hợp vốn, cùng kết hợp để cho vay, chủ động đưa vốn đến thành viên của Quỹ.

Thứ năm: Agribank đã có phương thức cho vay gián tiếp qua các tổ chức chính trị - xã hội từ rất lâu như: Hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân,…

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế:

Thứ nhất: Cơ cấu dư nợ cho vay còn mất cân đối về kỳ hạn, chủ yếu

cho vay trung, dài hạn trong khi nguồn huy động vốn trung dài hạn không tương xứng, còn lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính.

Thứ hai: Chi nhánh cung cấp danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng

khá đơn điệu, hầu như các NHTM khác đều có. Phương thức cho vay thiếu đa dạng, hiện tại dư nợ chỉ phát sinh ở phương thức cho vay trực tiếp, chi nhánh vẫn phải hoàn toàn tiếp cận trực tiếp KH để thẩm định, cho vay. Trong khi đó VPBank thiết lập dày đặc các điểm giao dịch tài chính tại các cơ sở bán lẻ để phát triển cho vay mua hàng trả góp.

Thứ ba: Đối tượng KH cho vay tiêu dùng cịn hạn chế, trong đó chỉ cho

vay tiêu dùng đảm bảo bằng tiền lương đối với cán bộ viên chức Nhà nước, với đối tượng KH khác thì buộc có tài sản đảm bảo.

Thứ tư: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo cịn q

thấp, chỉ chiếm bình quân 4% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, còn lại là cho vay khơng có tài sản đảm bảo. Do đó tuy tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi xảy ra rủi ro về nợ quá hạn, nợ xấu thì khả năng thu hồi nợ thấp vì các khoản vay chủ yếu khơng có tài sản đảm bảo; trích lập dự phịng cũng cao hơn khi so sánh với trích lập dự phòng nợ xấu cho vay có tài sản đảm bảo.

Thứ năm: Mức đóng góp vào thu nhập của cho vay tiêu dùng cao,

nhưng thiếu tính vững chắc do dựa trên những khoản vay tiêu dùng khơng có tài sản đảm bảo là chính. Do q chú trọng vào cho vay tiêu dùng đối tượng cán bộ viên chức Nhà nước vì thủ tục dễ dàng nhanh gọn hơn, mà tỷ trọng cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cho vay tiêu dùng, gây mất an tồn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Thứ sáu: Một số cán bộ tín dụng thiếu kiến thức cần thiết trong việc đánh giá các khoản vay để đưa ra báo cáo đánh giá chính xác, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng.

* Nguyên nhân:

Thứ nhất: Agribank chưa thật sự chú trọng đến mở rộng quy mô đến nhiều đối tượng KH khác nhau nên thị trường còn hạn chế. Tuy nằm trong khu vực đông dân cư, trung tâm huyện nhưng chi nhánh chưa có chiến lược marketing cụ thể để quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm vay tiêu dùng của mình, chưa chủ động tìm đến với KH, vẫn bị động chờ KH đến, điều này làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay của chi nhánh. Chính sách giao tiếp, khuyếch trương cũng không được thực hiện khiến hình ảnh chi nhánh trở nên mờ nhạt. Việc tăng cường cho vay ra ngoài hệ thống là rất quan trọng, vừa

đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh, vừa quảng bá nâng cao hình ảnh, nâng cao lợi thế NH.

Thứ hai: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn. Hoạt động trong mơi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh về cho vay tiêu dùng ít nhiều ảnh hưởng đến việc chiếm lĩnh thị phần cho vay tiêu dùng trên địa bàn của chi nhánh. Hiện nay các NHTM đồng loạt cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ về cho vay tiêu dùng với ưu thế đa dạng hơn về sản phẩm cho vay, cạnh tranh và linh hoạt hơn về lãi suất, cơ chế thu nợ, giải ngân, thẩm định cũng thơng thống hơn.

Thứ ba: Cho vay tiêu dùng mặc dù rất phát triển ở nhiều nước nhưng

vẫn là một hình thức khá mới mẻ đối với thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt đối với người dân ở vùng nơng thơn ít có cơ hội tiếp cận và cập nhật thơng tin về sản phẩm tài chính, do đó sự hiểu biết của người dân về các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn hạn chế, người dân chưa thực sự hiểu rõ những lợi ích mà cho vay tiêu dùng mang lại cũng như quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ để có thể sử dụng các dịch vụ này một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, thói quen và tâm lý của người Việt Nam chưa quen với việc đi vay để tiêu dùng, vì vậy họ thường chỉ tiêu trên số tiền họ kiếm ra chứ khơng mạo hiểm đi vay. Do đó, để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh tìm ra được biện pháp xóa bỏ rào cản tâm lý này.

Thứ tư: Môi trường pháp lý hiện nay tồn tại những cơ chế thiếu đồng

bộ, nhất là trong xử lý nợ xấu. Trong hoạt động tín dụng, nợ xấu là khơng thể tránh khỏi, nhưng phần lớn nợ xấu hiện không thể xử lý được do các luật có liên quan khơng đồng bộ với nhau. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu. Những thiếu sót trong q trình thẩm định nhận tài sản bảo đảm của những thế hệ cán bộ đi trước khiến việc phát mại tài sản gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở pháp lý; công tác phối hợp giữa chi nhánh và các cơ quan chức năng thi hành án còn hạn chế, dẫn đến việc tịch thu xử lý tài sản còn nhiều vướng mắc.

Thứ năm: Đối tượng cho vay tiêu dùng còn hạn chế. Đối với sản phẩm

cho vay tiêu dùng theo lương, chi nhánh chỉ cho vay với đối tượng là cán bộ viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mà chưa mở rộng ra nhiều đối tượng khác, dẫn đến quy mô cho vay tiêu dùng phát triển chậm.

Thứ sáu: Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh

chưa cao. Trong giai đoạn 2017-2021, mặc dù đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh rất nỗ lực trong việc cho vay, thẩm định, quản lý các món vay tiêu dùng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngồi ra, các kĩ năng bán hàng, giới thiệu sản phẩm, phân tích tâm lý KH,… cũng chưa thực sự được cán bộ nhân viên chi nhánh chú trọng trang bị, trau dồi.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH THUỶ NGUYÊN - BẮC HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủy nguyên hải phòng (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)