MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THƠNG

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 27 - 29)

1.

1.5 | SỰ KẾT NỐI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG TRÊN MẠNG

1.5.1 MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THƠNG

Phần này sẽ trình bày khái niệm Mạng máy tính (Computer network) và truyền thông (Communication) thơng qua tiến trình lịch sử phát triển dần của hệ thống theo thời gian để sinh viên có cái nhìn tồn diện và hệ thống về hai khái niệm này, đặc biệt với sinh viên ngành Truyền thơng & Mạng máy tính.

Sau khi các máy tính PC ra đời các tổ chức, doanh nghiệp dần thay thế các máy tính lớn Mainframe (xử lý theo lơ với mơ hình tập trung) bằng mạng lưới các máy tính cá nhân kết nối và chia sẻ thơng tin cho nhau, tạo ra một môi trường phân tán nhiều người sử dụng nhằm chia sẻ một cách hiệu quả tài nguyên dùng chung từ những vị trí địa lý khác nhau. Các hệ thống như vậy được gọi là các mạng máy tính (Computer Networks).

Mới đầu, các máy tính đơn lẻ trong một phịng, một tồ nhà của tổ chức, doanh nghiệp được nối với nhau thông qua các thiết bị kết nối (Hub, Switch, NIC, Cable,

Bridge, Repeater) tạo thành một mạng máy tính nhỏ gọi là mạng LAN (Local Area Network). Các thiết bị kết nối NIC, Hub, Switch, Cable, Bridge, Repeater là gì, đặc

trưng? Hoạt động ra sao? Làm thế nào để sử dụng các thiết bị này xây dựng nên một mạng máy tính nhỏ?... sẽ được tìm hiểu kỹ hơn trong học phần Mạng máy tính.

Khi thiết kế mạng, có hai hình thức kết nối các máy tính lại với nhau đó là kết nối mạng ngang hàng (peer to peer) và mạng khách - chủ (client – server).

Hình 14. Mơ hình mạng ngang hàng (a) và mạng khách chủ (b)

Trong mạng ngang hàng, vai trị của các máy tính là như nhau và chủ yếu dùng để chia sẻ thông tin hoặc tài nguyên mạng với nhau. Mạng này không thể phân quyền truy cập tài nguyên và quản lý mạng theo các chính sách (policies) nhất định. Với mạng khách – chủ (Client-Server), tài nguyên mạng không thể được truy cập một

cách tuỳ tiện bởi các máy tính thành viên mà chúng được quản lý và phân quyền bởi một máy tính mạnh giữ vai trị Máy chủ (Server). Những máy tính khác kết nối vào mạng và chịu sự chi phối của máy Server thì gọi là các máy khách (Client).

Hình 15. Mơ hình hoạt động Mạng khách chủ (Client – Server)

Về sau, do nhu cầu chia sẻ tài nguyên ngày càng tăng, cần có sự trao đổi qua lại giữa các mạng máy tính có các dạng kiến trúc khác nhau lại với nhau (Liên mạng). Một dạng mạng máy tính rộng hơn ra đời với sự kết hợp của nhiều mạng LAN lại với nhau. Mạng máy tính này được gọi là mạng diện rộng (WAN – Wide Area

Network). Vấn đề lớn nhất của mạng này chính là làm sao để các máy tính (gọi là nút mạng) trong từng mạng LAN thành phần với các kiến trúc khác nhau có thể

“nói chuyện” được với nhau. Có hai cách tiếp cận cho vấn đề này: (1) Xây dựng một chuẩn chung cho tất cả các mạng con và (2) Xây dựng các “Giao diện kết nối” có vai trò như “người phiên dịch” giữa các mạng đó. Giải pháp (1) là lý tưởng nhưng khó khả thi do các mạng con đang tồn tại, không thể “đập đi” và xây lại được. Thực tế chứng minh giải pháp (2) đã được lựa chọn, hàng loạt sản phẩm giao diện kết nối giữa các mạng khác nhau xuất hiện trên thị trường. Các giao diện kết nối đó cịn được gọi với tên khác là Gateway. Một vấn đề khác nữa liên quan

đến kết nối liên mạng đó là vấn đề tìm đường đi cho các đơn vị dữ liệu (hay còn

gọi là các gói tin – package) khi chúng được gửi từ máy tính này đến máy tính

mạng đảm nhiệm. Thiết bị đó gọi là Router (Bộ định tuyến). Việc tìm hiểu sâu hơn về cách kết nối mạng, kiến trúc bên trong các Gateway cũng cấu hình và hoạt động định tuyến với các Router như thế nào, sinh viên sẽ được tìm hiểu sâu hơn trong học phần Mạng máy tính và các chun đề trong ngành Truyền thơng và Mạng máy

tính.

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)