MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 96 - 98)

1.

6.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

6.1.1 | VẤN ĐỀ (PROBLEM)

Con người ở vào hồn cảnh nào đó đặt cho mình câu hỏi “làm sao để?” thì nghĩa là chúng ta đang đối đầu với vấn đề. Tham gia vào cuộc thi “Ai là triệu phú”, phải trả lời các câu hỏi do ban tổ chức đưa ra, đối mặt với các câu hỏi đó cũng là đối mặt với vấn đề. Được giao một đề án với thời gian giới hạn, đó cũng là vấn đề. Và trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề luôn xuất hiện cái quan trọng hơn là cách chúng ta tiếp cận để giải quyết chúng.

Một vấn đề là một tình huống, có số lượng hoặc khơng có số lượng mà một cá nhân hoặc nhóm người được yêu cầu giải quyết. Vấn đề là một cơ hội để cải thiện, là sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn, là kết quả của việc nhìn nhận một sự việc khơng hồn thiện trong hiện tại và sự tin tưởng vào khả năng có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn

Trong cuộc sống hàng ngày, tùy thuộc vào hoàn cảnh sống và môi trường học tập mà nảy sinh những vấn đề mà chúng ta phải tìm ra cách giải quyết. Ví dụ: vấn đề kẹt xe, ngập lụt, dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm, ô nhiễm môi trường, nguồn nước, vv

Vấn đề được phân loại như sau:

Phân loại theo độ khó của vấn đề

1. Vấn đề đơn giản là vấn đề được xác định rõ ràng, nó có tính lặp đi lặp lại

và có một nguyên nhân duy nhất, nguyên nhân này có những giải pháp có thể đánh giá được hồn tồn về tính ảnh hưởng của nó với vấn đề.

2. Vấn đề phức tạp là vấn đề khơng được xác định rõ ràng, có tính độc nhất,

khơng bình thường hoặc mới lạ, có nhiều nguyên nhân gây ra đồng thời các giải pháp giải quyết vấn đề sẽ thay đổi, ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi của vấn đề

Phân loại theo dạng của vấn đề

 Vấn đề nghiên cứu;  Vấn đề kiến thức;  Vấn đề sai sót, lỗi;

 Vấn đề toán học;

 Vấn đề nguồn lực tài chính, tiền bạc, thời gian, con người,…  Vấn đề xã hội;

 Vấn đề thiết kế.

6.1.2 | GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề địi hỏi chúng ta phải giải quyết mà khơng vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng khơng có một cơng thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

Là một sinh viên, kỹ sư, cử nhân, bác sỹ hay một nhà quản lý, hàng ngày chúng ta đều phải tiếp cận và xử lý vô vàn những vấn đề trong công việc, trong gia đình và xã hội. Giải quyết vấn đề là một q trình, một hoạt động, qua đó một giá trị tốt nhất được xác định cho một ai đó, một cá nhân sử dụng kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của một tình huống khơng quen thuộc. Giải quyết vấn đề là sự kết hợp của kinh nghiệm, kiến thức, quá trình và nghệ thuật.

Khi tiến hành giải quyết vấn đề, người ta sử dụng các phương pháp chung hoặc khơng theo thể thức nào để tìm ra các giải pháp cho vấn đề.

Bằng kinh nghiệm của mình, Chúng ta thử nêu các cách giải quyết của các vấn đề sau:

1. Tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm?

2. Khi chúng ta đang sử dụng máy tính để làm việc, thì máy tính bị tắt nguồn và khơng khởi động lại được?

Tùy thuộc vào quan điểm và kinh nghiệm của mỗi người mà cùng một vấn đề sẽ có nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kỹ thuật để giải quyết vấn đề chúng ta phải tuân thủ theo quy trình được trình bày trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 96 - 98)