1.
3.1 TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
3.1.1 | KHÁI NIỆM
Động lực bên trong: là động lực từ chính bản thân sinh viên, bao gồm các mục
tiêu, giá trị và niềm đam mê của chính các bạn. Đó chính là những gì thúc đẩy các bạn hành động. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu sinh viên có động lực bên trong, các bạn sẽ:
- Nỗ lực nhiều hơn; - Kiên trì hơn;
- Thử qua nhiều cách khác nhau để được thành công; - Học tập và nghiên cứu các vấn đề sâu hơn.
Ví dụ:
- Tôi muốn học gõ văn bản nhanh hơn để chat với bạn bè của tôi. - Tơi muốn học lập trình để làm games cho tơi và các bạn cùng chơi.
Động lực bên ngoài: đến từ bên ngoài chứ khơng phải từ chính bản thân sinh
viên và khơng có hiệu quả như động lực bên trong. Nó bao gồm các mục tiêu, giá trị và lợi ích của người khác khi họ ảnh hưởng đến các bạn. Các bạn học để khơng bị trừng phạt, hoặc để có được một phần thưởng, hoặc để làm hài lịng ai đó. Động lực bên ngồi khơng phải là khơng tốt, nó chỉ là khơng có hiệu quả như động lực bên trong. Cho dù là động lực bên trong hay bên ngoài, hãy giữ nguyên lý do nào là số 1 khiến cho các bạn phải học bất cứ khi nào có thể.
Ví dụ:
- Tơi học chương trình máy tính như một u cầu của cơng việc. - Tơi học Kinh doanh vì đó là đam mê của Ba tơi
3.1.2 | PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
Sinh viên phải biết điều mình muốn, tức mục tiêu học tập của bạn là gì. Khao khát đạt được những mục tiêu đó sẽ trở thành nguồn động lực thúc đẩy bạn học tốt. Hãy đề ra các mục tiêu ngắn hạn (ví dụ về một kỳ thi sắp tới) hoặc các mục tiêu dài hạn (ví dụ về những thành tựu mà bạn muốn đạt được trong q trình học tại trường). Mục đích và mục tiêu là một nguồn động lực tốt nhất giúp sinh viên tập trung, có cảm hứng và kiên trì học tập hơn.
Vài lời khuyên cho việc thiết lập mục tiêu:
- Viết mục tiêu của bạn xuống giấy;
- Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, tránh sự mơ hồ, phủ định; - Chia mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ;
- Hình dung cảm giác của bạn khi hoàn thành mục tiêu; - Có phần thưởng mỗi khi đạt được một mục tiêu nào đó.
b. Tự thưởng cho mình
Hãy xác định một phần thưởng thích hợp khi một mục tiêu được hồn thành. Nó thực sự là đơn giản, nhưng rất hiệu quả. Bằng cách thưởng cho chính mình, bất cứ khi nào một mục tiêu đạt được, bộ não của bạn gợi cảm xúc tích cực, dẫn đến nhận thức tích cực rằng kết quả của nỗ lực là một phần thưởng. Hơn nữa, bạn sẽ - có ý thức hay vô thức - nhận ra rằng một nỗ lực cao sẽ dẫn đến một sự hài lòng. Điều này phù hợp với công thức {nỗ lực cao + hoàn thành các mục tiêu = thỏa mãn}. Với phương pháp này, bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu bạn không đạt được mục tiêu đề ra bạn sẽ không thể nhận phần thưởng. Phần thưởng chỉ nên nhận một lần cho mỗi mục tiêu đạt được.
Vài lời khuyên cho phương pháp tự thưởng:
- Đề ra mục tiêu và xác định phần thưởng phù hợp cho mình khi hồn thành; - Mục tiêu cơ bản chỉ nên được thưởng một chút ít;
- Thách thức tham vọng địi hỏi phần thưởng xuất sắc; - Không cho phép mình nhận phần thưởng nếu thất bại;
- Chỉ nhận thưởng sau khi đạt được mục tiêu.
c. Hành động mỗi ngày để hình thành thói quen
Một khi đã đề ra những mục tiêu, hãy đưa ra kế hoạch để thực hiện ít nhất một bước mỗi ngày, dù lớn hay nhỏ. Có thể đó là đọc một tạp chí cơng nghệ, học 5 từ vựng tiếng Anh, v.v… hãy làm bất cứ việc gì mỗi ngày. Mỗi bước nhỏ này sẽ đưa bạn đến gần mục tiêu của bản thân hơn cũng như thúc đẩy bạn vươn lên cao hơn. Hãy nhớ rằng thói quen cũng khơng là gì khác hơn ngồi một hành động lặp đi lặp lại. Hành động mỗi ngày sẽ hình thành một thói quen mạnh mẽ đến nỗi cuối cùng bạn sẽ hành động mà không cần phải suy nghĩ nữa, bởi điều đó đã phản ảnh chính bản thân bạn-một người thành cơng và ln có động lực học tập.
Vài lời khuyên cho phương pháp hành động mỗi ngày:
- Tự ép buộc mình phải dành ít nhất 15 – 20 phút để học mỗi ngày; - Đừng suy nghĩ hình dung ra các giải pháp thay thế cho việc học; - Cố gắng khơng trì hỗn;
- Càng tập trung vào nhiệm vụ, càng nhanh đạt được mục tiêu; - Hãy tưởng tượng ra hậu quả tiêu cực nếu kéo dài việc học;
- Nếu bạn đang mệt mỏi, đứng dậy và nhảy lên tại chỗ, hoặc đi tắm vòi sen (hoặc tương tự);
- Ngăn chặn phiền nhiễu (truyền hình, internet, điện thoại, facebook….
d. Nghe nhạc
Âm nhạc là một cách tuyệt vời để có hào hứng học tập, vì nó gợi lên những cảm xúc tích cực. Nếu được lựa chọn một cách khôn ngoan, một bài hát có thể giúp bạn có động lực mạnh mẽ để học tập. Chọn bài hát mà bạn tìm thấy động lực và cảm hứng, bài hát đó ngay lập tức tiếp sinh lực cho toàn bộ cơ thể của bạn và làm cho bạn cười đến tận mang tai. Vì vậy, lấy tai nghe, bật thiết bị âm thanh stereo của bạn và lắng nghe một số bài hát tuyệt vời.
http://conduongthanhcong.com/video-tao-dong-luc.html
e. Có thái độ tích cực
Thái độ và suy nghĩ về các trường đại học/ cao đẳng của bạn có thể có một tác động rất lớn về động lực của bạn. Có một suy nghĩ như: " Đại học hay cao đẳng là
một nơi mà tôi phải đối mặt với nỗi lo lắng hàng ngày và tinh thần luôn bị tra tấn bởi các Thầy, Cô giáo" khơng phải là hữu ích và sẽ khơng giúp bạn có được động
lực học tập. Nhưng nếu bạn có một thái độ tích cực đối với việc học ( ví dụ như bạn
thấy trường đại học/ cao đẳng như một cơ hội để đạt được kiến thức quan trọng, để phát triển bản thân và có được sự sẳn sàng để bắt đầu sự nghiệp của bạn ), bạn
sẽ có động lực mạnh mẽ để học tập. Chỉ cần có một tích cực thái độ đối với nó, Thầy/Cơ và các bạn sinh viên sẽ giúp bạn duy trì được động lực.
f. Quan tâm thật sự về chủ đề đang học
Một yếu tố rất hiệu quả giúp bạn có được động lực để học tập là phải thật sự quan tâm đến chủ đề mình đang học. Mối quan tâm thật sự! Nếu bạn có sự quan tâm thật sự đến những gì bạn đang học nó sẽ giúp bạn trở nên rất năng động và có hứng thú học tập.
Vài lời khuyên quan trọng để trở nên thực sự quan tâm đến việc học :
- Có sự tị mị về chủ đề
- Đọc sách thú vị, tạp chí hoặc bài viết về chủ đề - Lập nhóm với những người quan tâm đến chủ đề 3.2 | TÌM KIẾM THƠNG TIN
3.2.1 | TÌM KIẾM TỪ MỘT TRANG WEB CỤ THỂ
Một cách để tìm kiếm thơng tin là hình dung ra một trang web cụ thể nào đó có thể có thơng tin liên quan đến chủ đề mà bạn cần tìm. Trang web đó có thể là trang web của chính phủ, trang web thương mại, vv. Địa chỉ trang web có thể do bạn tự biết hoặc do bạn bè, người quen nói cho bạn biết.
Gợi ý: Nếu bạn đang tìm kiếm một cơng ty lớn nổi tiếng hoặc cơ quan chính phủ, bạn có thể dựa vào qui tắc chung tạo địa chỉ web để suy ra địa chỉ trang web của họ.
Qui tắc chung tạo địa chỉ web:
http: //www.shortname.type/
- shortname là công ty / cơ quan viết tắt của họ (ví dụ: att, ibm, apple,
uchicago, fnal, NSF), và type là loại hình tổ chức mà họ đang có. - Một số type phổ biến là:
- edu - tổ chức giáo dục
- com - thương mại và / hoặc trang web cá nhân
- net - khuyến cáo cho các công ty tham gia vào các cơ sở hạ tầng Internet
- gov - cơ quan chính phủ
- org - tổ chức phi lợi nhuận
- mil – tổ chức quân sự
Ví dụ: Hãy suy nghĩ về một trang web của chính phủ hoặc công ty thương mại, hoặc cơ sở giáo dục có thể có thơng tin về chủ đề của bạn (và bạn biết chữ viết tắt). Hãy thử mở trình duyệt web và gõ theo cách “dự đốn” vừa mới học địa chỉ máy chủ Web của họ.
Nếu bạn may mắn, một người nào đó đã mở những trang web liên quan tạo thành một danh sách các liên kết liên quan đến chủ đề bạn cần tìm. Vì vậy, bằng mọi cách, tận dụng lợi thế từ các liên kết này bạn có thể tìm và khám phá chúng để xem nó có hữu ích gì cho bạn hay khơng. Thêm vào danh sách bookmark của bạn nếu cần.
Hãy nhớ rằng, với cách tìm kiếm này, có thể bạn khơng thể tìm thấy bất kỳ trang web liên quan đến chủ đề của bạn, hoặc khơng hề có sẵn danh sách các liên kết như đã nói ở trên thì việc tìm kiếm theo cách riêng của bạn vẫn có giá trị.
Một cách để tìm kiếm thơng tin là duyệt qua danh mục các sản phẩm thông qua trang www.catalog.com. Trong trang này, tất cả các thông tin trên thế giới được sắp xếp theo thể loại. Bạn cần tìm thơng tin liên quan đến chủ đề gì thì browse đến chủ đề đó. Ví dụ muốn tìm hiểu về tường lửa thì chọn mục COMPUTER/ NETWORKING/ FIREWALLS.
Hình 28. Ví dụ tìm thơng tin trên trang www.catalog.com
3.2.3 | SỬ DỤNG CƠNG CỤ TÌM KIẾM
Cơng cụ tìm kiếm (search tool), nguyên thủy là một phần mềm (thường được
tích hợp vào một trang web trực tuyến) nhằm tìm ra các trang trên mạng Internet có nội dung theo yêu cầu người dùng dựa vào các thông tin mà chúng có. Trữ lượng thông tin này của cơng cụ tìm kiếm thực chất là một loại cơ sở dữ liệu (database) cực lớn. Việc tìm các tài liệu sẽ dựa trên các từ khóa (keyword) được
người dùng gõ vào và trả về một danh mục của các trang Web có chứa từ khóa mà nó tìm được.
Từ khóa được hiểu như là một tổ hợp các từ của một ngôn ngữ nhất định được
sắp xếp hay quan hệ với nhau thông qua các biểu thức logic mà cơng cụ tìm kiếm hỗ trợ. Trong trường hợp một từ khoá bao gồm nhiều hơn một chữ (hay từ) thì có thể gọi tập họp tất cả các chữ đó là bộ từ khố (set of keywords).
Cơ sở dữ liệu mà cơng cụ tìm kiếm sử dụng thường được bổ sung cập nhật định
kì bằng cách quét (scan), điều chỉnh, thêm bớt nội dung và chỉ số hoá lại tất cả các trang mà nó có thể tìm gặp trên Internet.
Một số các cơng cụ tìm kiếm phổ biến:
- Tìm kiếm với Google – http://google.com - Tìm kiếm với Yahoo – http://yahoo.com - Tìm kiếm với MSN – http://msn.com
- Tìm kiếm với Baamboo – http://baamboo.com - Tìm kiếm với 7sac – http://7sac.com
3.2.4 | CÁC GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM
Gợi ý chung
- Hãy suy nghĩ về những nơi tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm của bạn. - Hãy thử những điều đơn giản nhất đầu tiên.
- Sử dụng tùy chọn "tìm kiếm nâng cao" nếu có. - Hãy tìm gợi ý trong một URL trước khi lựa chọn nó.
- Hãy tìm các trang của người khác với danh sách các liên kết có liên quan và lưu URL.
- Tìm hiểu các truy vấn phức tạp hơn cho cơng cụ tìm kiếm mà bạn sử dụng thường xuyên.
Lựa chọn từ khóa
- Hãy suy nghĩ về những từ khóa tốt nhất cho tìm kiếm của bạn. Hãy thử các từ đồng nghĩa.
- Hãy thử các từ “gốc” thay vì tồn bộ từ; tức là, loại trừ các tiền tố, hậu tố, và số nhiều.
- Bạn hãy thử một từ khóa.
- Thêm hoặc loại bỏ các từ khóa để có được ít hơn hoặc nhiều kết quả. - Hãy thử các từ khóa cụ thể hơn hoặc tổng quát hơn.
- Hãy thử dùng toán tử "AND" giữa các từ khóa để thu hẹp tìm kiếm của bạn hoặc "OR" giữa các từ khố để mở rộng tìm kiếm của bạn.
- Kiểm tra xem cơng cụ tìm kiếm của bạn có phân biệt từ khóa là chữ thường hay chữ hoa hay khơng
Làm gì khi bạn tìm một liên kết Busy hoặc bị hỏng
- Kiểm tra liên kết từ những lỗi rất trực quan (dễ dàng nhìn thấy) - Hãy thử một lần nữa trong một vài phút, ngày hôm sau hoặc tuần sau. - Thử các vị trí thay thế cho các dịch vụ tương tự (ví dụ, các trang web
gương, máy thay thế cho cơng cụ tìm kiếm). - Hãy thử một dịch vụ hoặc cơng cụ tìm kiếm khác 3.3 | ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TRÊN MẠNG
Các trang web chỉ là một nguồn thông tin . Để nghiên cứu một chủ đề nào đó một cách kỹ lưỡng, nên sử dụng nhiều nguồn khác nhau - không chỉ Web.
Kỹ thuật đánh giá web đang được phát triển. Việc thiết lập quy trình đánh giá phải là một quá trình liên tục, tuy nhiên, các tiêu chuẩn sau đây có thể hữu ích trong giai đoạn này.
Hình 29. Bố cục một tài liệu Web chung
Đánh giá về:
3.3.1 | TÍNH CHÍNH XÁC
- Các nguồn của thơng tin trên trang bạn đang xem có được liệt kê rõ ràng hay khơng để bạn có thể đến các nguồn đó xác minh mức độ chính xác của nó
- Thơng tin có bị lỗi hay khơng
o Lỗi về ngữ pháp
o Lỗi về chính tả
o Lỗi về đánh máy
- Nếu có số liệu thống kê bằng hình ảnh , biểu đồ thì các hình ảnh, biểu đồ này có nhãn (tên) và có dễ đọc hay khơng
3.3.2 | THẨM QUYỀN
- Có chỉ ra tác giả hay không? Tác giả là người tạo ra thông tin (thường ở phần footer)
- Có nêu rõ đơn vị tài trợ cho trang web hay không?
o Đơn vị tài trợ là một cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào?
- Có cách nào để xác minh tài trợ của trang web ? Có một số điện thoại hoặc địa chỉ liên hệ để biết thêm thông tin? (Một địa chỉ e-mail là không đủ.) - Nếu tài liệu có bản quyền, thì chỉ rõ tên của chủ sở hữu quyền tác giả đó.
3.3.3 | TÍNH CHỦ QUAN HAY KHÁCH QUAN
- Liệu các tác giả có một sự thiên vị? Có phải cơ ấy / anh ấy thể hiện một quan điểm nào?
- Được tác giả liên kết với các tổ chức đặc biệt, hiệp hội? - Là thông tin được cung cấp như một dịch vụ nào? - Là thơng tin miễn phí quảng cáo?
3.3.4 | TÍNH CẬP NHẬT
- Có ngày trên trang (thường là ở chân) để cho biết khi trang này được viết và duyệt lần cuối?
- Có bất kỳ dấu hiệu khác cho rằng các tài liệu được cập nhật?
- Nếu tài liệu được trình bày trong đồ thị và / hoặc biểu đồ, thì phải nêu rõ các dữ liệu được thu thập khi nào?
3.4 | ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Con người dù làm bất kỳ ngành nghề gì muốn thành cơng cũng địi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức nhất định mà ta gọi là đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ, tơi đi dạy, tơi phải có chuẩn mực của người Thầy giáo; tôi làm bác sĩ, tơi phải có