BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 71 - 76)

1.

3.5 BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1. Động lực học tập

Viết ba lý do bạn muốn học trong dự án này: tập trung vào nhu cầu, lợi ích, sự tị mị, niềm vui của bạn Hãy trung thực với bản thân

1. 2. 3.

Viết "động lực bên trong" lên tường của bạn, hoặc trong máy tính xách tay của bạn hoặc nhật ký máy tính.

a. Viết ra ba lý do ai đó muốn bạn để tìm hiểu điều này 1.

2. 3.

Không đăng "động lực bên ngoài" lên tường của bạn hoặc trong nhật ký của mình, nhưng đặt nó sang một bên cho sau này; hoặc đặt nó như là trang cuối

cùng trong nhật ký của máy tính xách tay của bạn.

Hãy tập trung vào động lực của bạn, không phải là của người khác.

2. Tìm kiếm thơng tin và đánh giá thơng tin

a. Hãy tìm kiếm các thơng tin sau, với mỗi câu, hãy cho biết bạn đã sử dụng các từ khóa nào, cơng cụ tìm kiếm nào, cho bao nhiêu kết quả, bạn chọn kết quả nào?

- Đôi khi bạn gặp thông báo như sau khi đang duyêt web: “you have a JavaScript error”. Tìm xem đó là thơng báo gì và tại sao xuất hiện thơng báo đó

- Một tổ chức cung cấp cho bạn thông tin về nước giải khát - Một vài thông tin về máy MP3

b. Chọn một chủ đề liên quan đến dự án bạn đang thực hiện và tìm kiếm các thơng tin và các liên kết về chủ đề đó. Dùng cùng một từ khóa với ít nhất hai cơng cụ tìm kiếm, hãy cho biết số lượng và chất lượng của các kết quả tìm được. Sau đó thử thay đổi chiến thuật tìm kiếm bằng cách thay đổi từ khóa, quan sát lại kết quả so với lúc đầu.

c. Về nhà Thử dùng một vài cơng cụ tìm kiếm để đánh giá xem cái nào tốt hơn d. Tìm kiếm thơng tin từ hai trang web khác nhau. Thử so sánh và đánh giá

4. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Ngày nay, có một kỹ năng ln ln được địi hỏi cho dù bạn đang đi học hay đi làm, đó là kỹ năng làm việc nhóm. Nhóm ở đây không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau mà là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung đó.

Học xong chương này sinh viên có thể hình thành được kỹ năng làm việc nhóm, cụ thể là:

- Có thể tự tổ chức và quản lý hoạt động các nhóm dự án vừa và nhỏ;

- Thuyết trình các cơng việc đã thực hiện của nhóm dự án theo hướng dẫn;

4.1 | LÀM VIỆC NHÓM (Teamwork)

4.1.1 | KHÁI NIỆM VỀ NHĨM

Nhóm là tập hợp hai hoặc nhiều người cùng tồn tại để hoàn thành một mục tiêu nhất định. Các thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm qua lại lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung. Ví dụ:

- Nhóm 3 sinh viên cùng thực hiện một bài tập lớn do giảng viên giao - Nhóm 5 kỹ sư cùng thực hiện một dự án phần mềm.

4.1.2 | Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHĨM

Quá trình hình thành và phát triển nhóm thơng thường trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn Thành lập:

Khi được chỉ định hay được mời gọi vào nhóm, các thành viên mới bắt đầu quen biết nhau hay mới bắt đầu làm chung với nhau nên hầu như rất rụt rè, chưa dám thể hiện. Những thông tin về người này biết về người kia chưa đầy đủ, mọi người chỉ thăm dị và đánh giá khả năng của nhau. Thơng tin dần dần được cập nhật và từ đó tìm ra cách làm việc với nhau.

Giai đoạn Bão táp:

Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với sự chưa phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những cơng việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.

Giai đoạn Ổn định:

Trong giai đoạn này, các thành viên trong nhóm trở nên quen thuộc và điều chỉnh những khác biệt giữa chúng. Sự xung đột về tính cách và quan điểm giảm dần và tăng cường hợp tác. Khi đó, họ có thể tập trung hơn vào cơng việc và bắt đầu có những tiến bộ đáng kể trong cơng việc.

Giai đoạn Hồn thiện:

Đây là giai đoạn đạt năng suất và hiệu quả cao nhất vì các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh, điểm yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trị của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ khơng cịn e ngại như lúc đầu. Họ rất phấn khích khi làm việc với nhau để cùng đạt mục tiêu chung và tinh thần đồng đội tăng cao hơn bao giờ hết.

4.2 | KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHĨM

Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động cùng nhau, vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết và áp dụng tốt các kỹ năng này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng

mà một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.

4.2.1 | KỸ NĂNG TỔ CHỨC NHĨM

Khi thực hiện cơng việc gì cũng vậy, dù là việc lớn hay việc nhỏ, dù cá nhân hay tập thể, để đạt hiệu quả cao cần phải có kế hoạch tổ chức cơng việc đó một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết. Nguyên lý 5W+1H giúp chúng ta tổ chức tốt một công việc. Nguyên lý như sau: Khi bắt đầu bất kỳ một vấn đề gì mới, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi:

- Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì ( What ) - Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra ( Where ) - Khi nào thì bắt đầu tiến hành ( When )

- Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này ( Who ) - Tại sao phải tiến hành hoạt động này ( Why )

- Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào ( How )

Nếu một kế hoạch hay dự án mà không trả lời được các câu hỏi này thì chúng ta khơng nên tiến hành vì có nhiều khả năng thất bại hay chí ít cũng là những khó khăn khó khắc phục, có thể dẫn đến sự mất đồn kết hay tan rã nhóm.

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)