CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, VỊ TRÍ CƠNG VIỆC VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KỸ

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 48 - 57)

1.

2.3 | CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

2.3.1 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, VỊ TRÍ CƠNG VIỆC VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KỸ

THỐNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.3.1.1 | Vị trí cơng việc mà sinh viên ngành Cơng nghệ Thơng tin có thể đảm nhận

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức có thể đảm nhận các vị trí cơng việc chính sau đây:

- Lập trình viên (Programmer): Cho các ứng dụng trên di động và trên PC - Nhân viên phát triển Web (Web Developer)

- Nhân viên Kiểm thử phần mềm (Tester)

Ngồi ra, các em cũng có thể đảm nhận các cơng việc sau với điều kiện:

- Kỹ sư phần mềm (Software Engineer): Cần tự học thêm về Kiến trúc máy tính, kỹ năng phân tích, thiết kế hệ thống, kỹ năng quản lý dự án.

- Lập trình viên hệ thống (System Programmer): Cần tự học thêm về kiến trúc máy tính, thiết bị ngoại vi và thành thạo ngơng ngữ lập trình C, Assembly.

- Nhân viên phân tích thiết kế hệ thống (System Analyst): Cần có kinh nghiệm lập trình và cần học thêm kiến thức, kỹ năng về phân tích thiết kế hệ thống.

- Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Cần chú tâm về Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu; học thêm về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng như an ninh mạng.

- Nhân viên Quản trị Web (Webmaster): Cần học thêm về bảo mật và an tồn thơng tin mạng.

- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (Computer Tech Support): Cần học thêm về bảo trì và xử lý sự cố máy tính.

2.3.1.2 | Cấu trúc chương trình và

Yêu cầu với sinh viên ngành CNTT

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng về Công nghệ thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nền tảng kiến thức để phát triển tồn diện về nhân cách và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực Phát triển ứng dụng Web, Phát triển ứng dụng di động, Phát triển các ứng dụng trên PC và Kiểm thử phần mềm, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một số yêu cầu bắt buộc khi sinh viên tốt nghiệp: Sinh viên cần đạt một trong số các chứng chỉ sau: chứng chỉ TOEIC 450 (2 kỹ năng) do ETS cấp; chứng chỉ IELTS 4.5 do British Council hoặc IDP Australia cấp; chứng chỉ TOEFL(iBT) 45 do ETS cấp; chứng chỉ FCE 45 do Đại học Cambridge Vương Quốc Anh cấp.

Cấu trúc chương trình ngành CNTT

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin được chia thành 3 khối kiến thức chính (Hình 18).

Hình 18. Cấu trúc chương trình đào tạo ngành CNTT

Khối Kiến thức Đại cương: Các mơn học chung của tồn Trường.

Khối Kiến thức Cơ sở chuyên ngành: Các môn học chung cho ngành CNTT và

ngành TT&MMT của Khoa và là nền tảng cho việc liên thơng với các chương trình đào tạo bậc Đại học (Nhập mơn CNTT&TT, Kỹ thuật lập trình 1 và 2, Cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng máy tính, Tốn rời rạc3).

Khối Kiến thức, kỹ năng (KT-KN) chuyên ngành: Các môn học chuyên sâu cho

ngành. Khối kiến thức này được chia thành 4 khối nhỏ:

a) Khối KT KN chuyên ngành Chung: Các môn học chuyên sâu mà mọi sinh

viên thuộc chuyên ngành Công nghệ Thông tin đều phải học (Hình 19).

3 Giảng viên giải thích kỹ vai trị, ý nghĩa từng mơn học tương ứng trong đời sống nghề nghiệp sau này của các em (so sánh với kiến thức, kỹ năng, thái độ yêu cầu cuối chương 1, mục 1.6).

Hình 19. Khối kiến thức chuyên ngành chung cho ngành CNTT

b) Khối KT KN chuyên ngành Tự chọn: Các môn học chuyên sâu cho từng

chuyên ngành hẹp (Phát triển ứng dụng di động, Phát triển ứng dụng Web, Phát triển ứng dụng trên PC và Kiểm thử phần mềm). Sinh viên có thể tự chọn 1/4

hướng chuyên ngành hẹp của ngành Công nghệ Thông tin phù hợp với nguyện vọng và hứng thú của bản thân (Hình 20).

Hình 20. Các mơn học thuộc 4 nhóm chun ngành hẹp của CNTT

c) Khối KT-KN trải nghiệm (Khoá luận/ Thay thế khoá luận): Sinh viên có khả

năng vận dụng những kiến thức đã học để tự tạo ra sản phẩm riêng của mình theo đúng quy trình sản xuất tại doanh nghiệp (Hình 21).

Hình 21. Khối kiến thức kỹ năng trải nghiệm (Khố luận/thay thế)

d) Khối KT KN Thực tập Doanh nghiệp (TTDN): Gồm hai học phần Học kỳ

doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên làm quen với môi trường lao động thực tế tại doanh nghiệp và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn (Hình 22).

Hình 22. Khối kiến thức, kỹ năng thực tập doanh nghiệp

Một số kỹ năng tích hợp cần đạt được4

- Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình và vận hành - Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

4 Giảng viên giải thích kỹ hơn những biểu hiện cụ thể của từng kỹ năng tích hợp dựa trên 1.6 (Ví dụ về đạo đức nghề nghiệp: Tuân thủ quy định, chủ động trong mọi tình huống…)

- Khả năng tự học - Đạo đức nghề nghiệp

2.3.2 | CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, VỊ TRÍ CƠNG VIỆC VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TRUYỀN THƠNG VÀ MẠNG MÁY TÍNH

2.3.2.1 | Vị trí cơng việc mà sinh viên ngành TT&MMT có thể đảm nhận

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành TT&MMT, Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức có thể đảm nhận các vị trí cơng việc chính sau đây:

- Chuyên viên bảo mật thông tin trên mạng (Network Security Specialist) - Nhân viên quản trị mạng (Network Administrator)

- Chuyên viên về cơ sở hạ tầng mạng (Network Infrastructure Specialist)

Ngồi ra, các em cũng có thể đảm nhận các cơng việc sau với điều kiện:

- Nhân viên thiết kế mạng (Network Architect): Cần tự học thêm và trải nghiệm về Thiết kế mạng qua các dự án thực tế.

- Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Cần chú tâm về Cơ sở dữ liệu; an ninh mạng; học thêm về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (Computer Tech Support): Cần học thêm về kiến trúc máy tính.

2.3.2.2 | Cấu trúc chương trình và Yêu cầu với sinh viên ngành TT&MMT

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng về Truyền thơng và Mạng máy tính. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nền tảng kiến thức để phát triển toàn diện về nhân cách và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực Thiết kế triển khai hạ tầng mạng, Quản trị hệ thống mạng và An ninh mạng, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một số yêu cầu bắt buộc khi sinh viên tốt nghiệp: Sinh viên cần đạt một trong số các chứng chỉ sau: chứng chỉ TOEIC 450 (2 kỹ năng) do ETS cấp; chứng chỉ IELTS 4.5 do British Council hoặc IDP Australia cấp; chứng chỉ TOEFL(iBT) 45 do ETS cấp; chứng chỉ FCE 45 do Đại học Cambridge Vương Quốc Anh cấp.

Cấu trúc chương trình ngành TT&MMT

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông & Mạng máy tính được chia thành 3 khối kiến thức chính (Hình 23):

Hình 23. Cấu trúc chương trình đào tạo ngành TT&MMT

Khối Kiến thức Đại cương: Các mơn học chung của tồn Trường.

Khối Kiến thức Cơ sở chuyên ngành: Các môn học chung cho ngành CNTT và

đào tạo bậc Đại học (Nhập môn CNTT&TT, Kỹ thuật lập trình 1 và 2, Cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng máy tính, Tốn rời rạc5).

Khối Kiến thức, kỹ năng (KT-KN) chuyên ngành: Các môn học chuyên sâu cho

ngành. Khối kiến thức này được chia thành 4 khối nhỏ:

a) Khối KT KN chuyên ngành Chung: Các môn học chuyên sâu mà mọi sinh

viên thuộc chuyên ngành TT&MMT đều phải học (Hình 24).

Hình 24. Khối kiến thức chuyên ngành chung cho ngành TT&MMT

b) Khối KT KN chuyên ngành Tự chọn: Các môn học chuyên sâu cho từng

chuyên ngành hẹp (Quản trị hệ thống mạng và Truyền thơng hạ tầng mạng). Sinh viên có thể tự chọn 1/2 hướng chuyên ngành hẹp của ngành TT&MMT phù hợp

với nguyện vọng và hứng thú của bản thân (Hình 25).

5 Giảng viên giải thích kỹ vai trị, ý nghĩa từng mơn học tương ứng trong đời sống nghề nghiệp sau này của các em (so sánh với kiến thức, kỹ năng, thái độ yêu cầu cuối chương 1).

Hình 25. Các mơn học thuộc 2 nhóm chun ngành hẹp của TT&MMT

c) Khối KT-KN trải nghiệm (Khoá luận/ Thay thế khố luận): Sinh viên có khả

năng vận dụng những kiến thức đã học để tự tạo ra sản phẩm riêng của mình theo đúng quy trình sản xuất tại doanh nghiệp (Hình 26).

Hình 26. Khối kiến thức kỹ năng trải nghiệm (Khoá luận/thay thế)

d) Khối KT KN Thực tập Doanh nghiệp (TTDN): Gồm hai học phần Học kỳ

doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên làm quen với môi trường lao động thực tế tại doanh nghiệp và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn (Hình 27).

Hình 27. Khối kiến thức, kỹ năng thực tập doanh nghiệp

Một số kỹ năng tích hợp cần đạt được6

- Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng phân tích, thiết kế, triển khai và vận hành - Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ - Khả năng tự học

- Đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)