CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 46)

1.

2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền

thông đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp trong và ngồi nước.

Tầm nhìn: Trở thành đơn vị đào tạo uy tín trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và

Truyền thông, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Về nhân sự, Khoa có 31 giảng viên và nhân viên (2 thư ký). Thông tin chi tiết xem tại: http://fit.tdc.edu.vn/nhan-su.

Về tổ chức: Khoa được chia thành 4 tổ bộ môn:

- Bộ môn Tin học cơ sở: Đảm trách các môn học cơ sở chuyên ngành.

- Bộ môn Công nghệ phần mềm: Đảm trách các môn thuộc chuyên ngành Công

nghệ thông tin.

- Bộ mơn Mạng máy tính: Đảm trách các mơn thuộc chun ngành Truyền thơng và Mạng máy tính.

- Bộ môn Đồ hoạ: Đảm trách các môn thuộc chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ. 2.3 | CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

Khoa Công nghệ Thông tin, Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đào tạo 3 chuyên ngành bậc cao đẳng và 3 chuyên ngành bậc trung cấp chuyên nghiệp.

Bậc cao đẳng:

- Ngành Công nghệ thông tin: Đào tạo ra các lập trình viên và Nhân viên kiểm thử

trong phát triển phần mềm với 4 chuyên ngành hẹp đó là Lập trình viên trên di

động, Nhân viên phát triển Web, Lập trình viên các ứng dụng trên PC và Nhân viên kiểm thử phần mềm.

- Ngành Truyền thơng và Mạng máy tính: Đào tạo ra các nhân viên quản trị bảo trì

và phát triển các hệ thống mạng với 3 chuyên ngành hẹp đó là Nhân viên Quản trị mạng, Chuyên viên bảo mật thông tin trên mạng và Chuyên viên về cơ sở hạ tầng mạng.

Bậc trung cấp chuyên nghiệp:

- Ngành Tin học Ứng dụng: Đào tạo nguồn nhân lực theo hai chuyên ngành hẹp đó là Nhân viên phát triển Web và Nhân viên kiểm thử phần mềm.

- Ngành Truyền thơng & Mạng máy tính: Đào tạo ra các Chuyên viên về cơ sở hạ

tầng mạng.

- Ngành Truyền thông Đa phương tiện: Đào tạo ra các nhân viên về xử lý đồ hoạ

nói chung và đồ hoạ cho các trang web đa phương tiện.

Trong giáo trình này chỉ tập trung tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc chương trình cũng như các yêu cầu với sinh viên hai chuyên ngành bậc cao đẳng đó là Cơng nghệ Thơng tin và Truyền thơng và Mạng máy tính.

2.3.1 | CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, VỊ TRÍ CƠNG VIỆC VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN THỐNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.3.1.1 | Vị trí cơng việc mà sinh viên ngành Cơng nghệ Thơng tin có thể đảm nhận

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức có thể đảm nhận các vị trí cơng việc chính sau đây:

- Lập trình viên (Programmer): Cho các ứng dụng trên di động và trên PC - Nhân viên phát triển Web (Web Developer)

- Nhân viên Kiểm thử phần mềm (Tester)

Ngồi ra, các em cũng có thể đảm nhận các cơng việc sau với điều kiện:

- Kỹ sư phần mềm (Software Engineer): Cần tự học thêm về Kiến trúc máy tính, kỹ năng phân tích, thiết kế hệ thống, kỹ năng quản lý dự án.

- Lập trình viên hệ thống (System Programmer): Cần tự học thêm về kiến trúc máy tính, thiết bị ngoại vi và thành thạo ngơng ngữ lập trình C, Assembly.

- Nhân viên phân tích thiết kế hệ thống (System Analyst): Cần có kinh nghiệm lập trình và cần học thêm kiến thức, kỹ năng về phân tích thiết kế hệ thống.

- Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Cần chú tâm về Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu; học thêm về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng như an ninh mạng.

- Nhân viên Quản trị Web (Webmaster): Cần học thêm về bảo mật và an tồn thơng tin mạng.

- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (Computer Tech Support): Cần học thêm về bảo trì và xử lý sự cố máy tính.

2.3.1.2 | Cấu trúc chương trình và

Yêu cầu với sinh viên ngành CNTT

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng về Công nghệ thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nền tảng kiến thức để phát triển tồn diện về nhân cách và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực Phát triển ứng dụng Web, Phát triển ứng dụng di động, Phát triển các ứng dụng trên PC và Kiểm thử phần mềm, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một số yêu cầu bắt buộc khi sinh viên tốt nghiệp: Sinh viên cần đạt một trong số các chứng chỉ sau: chứng chỉ TOEIC 450 (2 kỹ năng) do ETS cấp; chứng chỉ IELTS 4.5 do British Council hoặc IDP Australia cấp; chứng chỉ TOEFL(iBT) 45 do ETS cấp; chứng chỉ FCE 45 do Đại học Cambridge Vương Quốc Anh cấp.

Cấu trúc chương trình ngành CNTT

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin được chia thành 3 khối kiến thức chính (Hình 18).

Hình 18. Cấu trúc chương trình đào tạo ngành CNTT

Khối Kiến thức Đại cương: Các mơn học chung của tồn Trường.

Khối Kiến thức Cơ sở chuyên ngành: Các môn học chung cho ngành CNTT và

ngành TT&MMT của Khoa và là nền tảng cho việc liên thơng với các chương trình đào tạo bậc Đại học (Nhập mơn CNTT&TT, Kỹ thuật lập trình 1 và 2, Cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng máy tính, Tốn rời rạc3).

Khối Kiến thức, kỹ năng (KT-KN) chuyên ngành: Các môn học chuyên sâu cho

ngành. Khối kiến thức này được chia thành 4 khối nhỏ:

a) Khối KT KN chuyên ngành Chung: Các môn học chuyên sâu mà mọi sinh

viên thuộc chuyên ngành Công nghệ Thông tin đều phải học (Hình 19).

3 Giảng viên giải thích kỹ vai trị, ý nghĩa từng mơn học tương ứng trong đời sống nghề nghiệp sau này của các em (so sánh với kiến thức, kỹ năng, thái độ yêu cầu cuối chương 1, mục 1.6).

Hình 19. Khối kiến thức chuyên ngành chung cho ngành CNTT

b) Khối KT KN chuyên ngành Tự chọn: Các môn học chuyên sâu cho từng

chuyên ngành hẹp (Phát triển ứng dụng di động, Phát triển ứng dụng Web, Phát triển ứng dụng trên PC và Kiểm thử phần mềm). Sinh viên có thể tự chọn 1/4

hướng chuyên ngành hẹp của ngành Công nghệ Thông tin phù hợp với nguyện vọng và hứng thú của bản thân (Hình 20).

Hình 20. Các mơn học thuộc 4 nhóm chun ngành hẹp của CNTT

c) Khối KT-KN trải nghiệm (Khố luận/ Thay thế khố luận): Sinh viên có khả

năng vận dụng những kiến thức đã học để tự tạo ra sản phẩm riêng của mình theo đúng quy trình sản xuất tại doanh nghiệp (Hình 21).

Hình 21. Khối kiến thức kỹ năng trải nghiệm (Khoá luận/thay thế)

d) Khối KT KN Thực tập Doanh nghiệp (TTDN): Gồm hai học phần Học kỳ

doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên làm quen với môi trường lao động thực tế tại doanh nghiệp và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn (Hình 22).

Hình 22. Khối kiến thức, kỹ năng thực tập doanh nghiệp

Một số kỹ năng tích hợp cần đạt được4

- Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình và vận hành - Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

4 Giảng viên giải thích kỹ hơn những biểu hiện cụ thể của từng kỹ năng tích hợp dựa trên 1.6 (Ví dụ về đạo đức nghề nghiệp: Tuân thủ quy định, chủ động trong mọi tình huống…)

- Khả năng tự học - Đạo đức nghề nghiệp

2.3.2 | CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, VỊ TRÍ CƠNG VIỆC VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG MÁY TÍNH

2.3.2.1 | Vị trí cơng việc mà sinh viên ngành TT&MMT có thể đảm nhận

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành TT&MMT, Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức có thể đảm nhận các vị trí cơng việc chính sau đây:

- Chuyên viên bảo mật thông tin trên mạng (Network Security Specialist) - Nhân viên quản trị mạng (Network Administrator)

- Chuyên viên về cơ sở hạ tầng mạng (Network Infrastructure Specialist)

Ngoài ra, các em cũng có thể đảm nhận các cơng việc sau với điều kiện:

- Nhân viên thiết kế mạng (Network Architect): Cần tự học thêm và trải nghiệm về Thiết kế mạng qua các dự án thực tế.

- Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Cần chú tâm về Cơ sở dữ liệu; an ninh mạng; học thêm về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (Computer Tech Support): Cần học thêm về kiến trúc máy tính.

2.3.2.2 | Cấu trúc chương trình và Yêu cầu với sinh viên ngành TT&MMT

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng về Truyền thơng và Mạng máy tính. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nền tảng kiến thức để phát triển toàn diện về nhân cách và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực Thiết kế triển khai hạ tầng mạng, Quản trị hệ thống mạng và An ninh mạng, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một số yêu cầu bắt buộc khi sinh viên tốt nghiệp: Sinh viên cần đạt một trong số các chứng chỉ sau: chứng chỉ TOEIC 450 (2 kỹ năng) do ETS cấp; chứng chỉ IELTS 4.5 do British Council hoặc IDP Australia cấp; chứng chỉ TOEFL(iBT) 45 do ETS cấp; chứng chỉ FCE 45 do Đại học Cambridge Vương Quốc Anh cấp.

Cấu trúc chương trình ngành TT&MMT

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông & Mạng máy tính được chia thành 3 khối kiến thức chính (Hình 23):

Hình 23. Cấu trúc chương trình đào tạo ngành TT&MMT

Khối Kiến thức Đại cương: Các mơn học chung của tồn Trường.

Khối Kiến thức Cơ sở chuyên ngành: Các môn học chung cho ngành CNTT và

đào tạo bậc Đại học (Nhập môn CNTT&TT, Kỹ thuật lập trình 1 và 2, Cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng máy tính, Tốn rời rạc5).

Khối Kiến thức, kỹ năng (KT-KN) chuyên ngành: Các môn học chuyên sâu cho

ngành. Khối kiến thức này được chia thành 4 khối nhỏ:

a) Khối KT KN chuyên ngành Chung: Các môn học chuyên sâu mà mọi sinh

viên thuộc chuyên ngành TT&MMT đều phải học (Hình 24).

Hình 24. Khối kiến thức chuyên ngành chung cho ngành TT&MMT

b) Khối KT KN chuyên ngành Tự chọn: Các môn học chuyên sâu cho từng

chuyên ngành hẹp (Quản trị hệ thống mạng và Truyền thơng hạ tầng mạng). Sinh viên có thể tự chọn 1/2 hướng chuyên ngành hẹp của ngành TT&MMT phù hợp

với nguyện vọng và hứng thú của bản thân (Hình 25).

5 Giảng viên giải thích kỹ vai trị, ý nghĩa từng mơn học tương ứng trong đời sống nghề nghiệp sau này của các em (so sánh với kiến thức, kỹ năng, thái độ yêu cầu cuối chương 1).

Hình 25. Các mơn học thuộc 2 nhóm chun ngành hẹp của TT&MMT

c) Khối KT-KN trải nghiệm (Khoá luận/ Thay thế khố luận): Sinh viên có khả

năng vận dụng những kiến thức đã học để tự tạo ra sản phẩm riêng của mình theo đúng quy trình sản xuất tại doanh nghiệp (Hình 26).

Hình 26. Khối kiến thức kỹ năng trải nghiệm (Khoá luận/thay thế)

d) Khối KT KN Thực tập Doanh nghiệp (TTDN): Gồm hai học phần Học kỳ

doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên làm quen với môi trường lao động thực tế tại doanh nghiệp và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn (Hình 27).

Hình 27. Khối kiến thức, kỹ năng thực tập doanh nghiệp

Một số kỹ năng tích hợp cần đạt được6

- Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng phân tích, thiết kế, triển khai và vận hành - Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ - Khả năng tự học

- Đạo đức nghề nghiệp

2.4 | BÀI TẬP CHƯƠNG II

1. Sinh viên chuyên ngành hẹp theo hướng phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?

2. Sinh viên chuyên ngành hẹp theo hướng phát triển các ứng dụng trên PC cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?

3. Sinh viên chuyên ngành hẹp theo hướng phát triển các ứng dụng Web cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?

4. Sinh viên chuyên ngành hẹp theo hướng Kiểm thử phần mềm cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?

5. Sinh viên chuyên ngành hẹp theo hướng quản trị mạng cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?

6 Giảng viên giải thích kỹ hơn những biểu hiện cụ thể của từng kỹ năng tích hợp dựa trên 1.6 (Ví dụ về đạo đức nghề nghiệp: Tuân thủ quy định, chủ động trong mọi tình huống…)

6. Sinh viên chuyên ngành hẹp theo hướng triển khai cơ sở hạ tầng mạng cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?

7. Sinh viên chuyên ngành hẹp theo hướng an ninh mạng cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?

3. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chương này trình bày về phương pháp tạo động lực học tập, phương pháp tìm kiếm và đánh giá thơng tin trên mạng. Ngồi ra, chương này cũng trình bày một số nội quy, quy định của Nhà trường.

Học xong chương này, sinh viên có khả năng:

- Thường xuyên tự tạo động lực học tập và luôn chủ động tìm kiếm thơng tin phù hợp với yêu cầu;

Luôn chủ động tìm hiểu vấn đề được giao và luôn tuân thủ các nội quy, quy định khi học cũng như khi làm việc.

3.1 | TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP

3.1.1 | KHÁI NIỆM

Động lực bên trong: là động lực từ chính bản thân sinh viên, bao gồm các mục

tiêu, giá trị và niềm đam mê của chính các bạn. Đó chính là những gì thúc đẩy các bạn hành động. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu sinh viên có động lực bên trong, các bạn sẽ:

- Nỗ lực nhiều hơn; - Kiên trì hơn;

- Thử qua nhiều cách khác nhau để được thành công; - Học tập và nghiên cứu các vấn đề sâu hơn.

Ví dụ:

- Tôi muốn học gõ văn bản nhanh hơn để chat với bạn bè của tôi. - Tơi muốn học lập trình để làm games cho tơi và các bạn cùng chơi.

Động lực bên ngoài: đến từ bên ngoài chứ khơng phải từ chính bản thân sinh

viên và khơng có hiệu quả như động lực bên trong. Nó bao gồm các mục tiêu, giá trị và lợi ích của người khác khi họ ảnh hưởng đến các bạn. Các bạn học để khơng bị trừng phạt, hoặc để có được một phần thưởng, hoặc để làm hài lịng ai đó. Động lực bên ngồi khơng phải là khơng tốt, nó chỉ là khơng có hiệu quả như động lực bên trong. Cho dù là động lực bên trong hay bên ngoài, hãy giữ nguyên lý do nào là số 1 khiến cho các bạn phải học bất cứ khi nào có thể.

Ví dụ:

- Tơi học chương trình máy tính như một u cầu của cơng việc. - Tơi học Kinh doanh vì đó là đam mê của Ba tơi

3.1.2 | PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP

Sinh viên phải biết điều mình muốn, tức mục tiêu học tập của bạn là gì. Khao khát đạt được những mục tiêu đó sẽ trở thành nguồn động lực thúc đẩy bạn học tốt. Hãy đề ra các mục tiêu ngắn hạn (ví dụ về một kỳ thi sắp tới) hoặc các mục tiêu dài hạn (ví dụ về những thành tựu mà bạn muốn đạt được trong quá trình học tại trường). Mục đích và mục tiêu là một nguồn động lực tốt nhất giúp sinh viên tập trung, có cảm hứng và kiên trì học tập hơn.

Vài lời khuyên cho việc thiết lập mục tiêu:

- Viết mục tiêu của bạn xuống giấy;

- Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, tránh sự mơ hồ, phủ định; - Chia mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ;

- Hình dung cảm giác của bạn khi hồn thành mục tiêu; - Có phần thưởng mỗi khi đạt được một mục tiêu nào đó.

b. Tự thưởng cho mình

Hãy xác định một phần thưởng thích hợp khi một mục tiêu được hồn thành. Nó thực sự là đơn giản, nhưng rất hiệu quả. Bằng cách thưởng cho chính mình, bất cứ khi nào một mục tiêu đạt được, bộ não của bạn gợi cảm xúc tích cực, dẫn đến

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông Bậc cao đẳng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)