CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Các giải pháp hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các
4.3.3 Giải pháp hoàn thiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện chi phí sản
xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam.
4.3.3.1 Phương pháp xác định chi phí
Theo kết quả khảo sát, hiện nay tại các doanh nghiệp khai thác than dùng phương pháp xác định chi phí thực tế và chưa vận dụng phương pháp chi phí khác để xác định chi phí. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là việc xác định chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh tại DN phải đợi đến cuối kỳ cho đến khi sản phẩm sản xuất hồn thành thì mới phân bổ. Điều này ảnh hưởng đến tính kịp thời của thơng tin phục vụ việc ra quyết định của nhà quản trị. Các doanh nghiệp khai thác than trong nước đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 do đó, sản lượng khai thác sụt giảm, trong khi đó đứng trước nhu cầu về than của nền kinh tế đòi hỏi lượng than nhập khẩu phải tăng lên. Do vậy, doanh nghiệp than chịu sự canh tranh rất lớn của các DN nhập khẩu than về chất lượng và
giá bán sản phẩm. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu than toàn cầu trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng 4,5% so với cùng kỳ, sau khi giảm 5% trong năm 2020, nhưng giá than trung bình thế giới tăng mạnh 110% so với cùng kỳ và 75% so với đầu năm. Tuy nhiên, giá than trong nước chưa điều chỉnh nhiều, chỉ mới điều chỉnh giá than cho sản xuất xi măng, giá than cho nhiệt điện vẫn giữ nguyên để giảm áp lực cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành than chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ về các chính sách giá than. Chi phí sản xuất than cũng tăng cao do giá than thế giới tăng cao trong khi các DN khai thác than thuộc hai đơn vị sản xuất chính trong nước là TKV đang phải nhập khẩu khoảng 20 – 25% lượng than từ Australia và Indonesia để trộn với than trong nước đáp ứng nhu cầu nội địa. Đồng thời, chi phí nhiên liệu cũng tăng mạnh khiến chi phí SX tăng lên. Điều này địi hỏi các DN khai thác than cần áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Để giúp các DN khai thác than trụ vững trên thị trường thì các doanh nghiệp cần có giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tác giả đề xuất các DN khai thác than áp dụng phương pháp chi phí linh hoạt kết hợp với phương pháp chi phí Kaizen.
Đối với phương pháp chi phí linh hoạt, chi phí NVLTT và CPNCTT xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh cho từng đối tượng chịu chi phí, cịn chi phí SXC sẽ được xác định linh hoạt tùy thuộc vào thời điểm cần thông tin sẽ tiến hành phân bổ theo kế hoạch, sau đó cuối kỳ xác định chênh lệch giữa chi phí SXC phân bổ thực tế và chi phí SXC phân bổ theo kế hoạch để xử lý chênh lệch đó nhằm cung cấp thơng tin kịp thời phục vụ yêu cầu quản trị.
Vận dụng phương pháp chi phí Kaizen cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu tình hình sử dụng chi phí của các bộ phận
Trước khi tiến hành thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần tìm hiểu tình hình sử dụng chi phí của các cơng trường, phân xưởng, các bộ phận sản xuất, bộ phận phụ trợ, bộ phận quản lý, ... Điều này giúp doanh nghiệp biết được mức độ sử dụng chi phí của các bộ phận này từ đó ghi lại những vấn đề cần hoàn thiện.
Bước 2: Xác định mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất ước tính
+ Dựa vào kết quả thực tế của năm trước và lợi nhuận mục tiêu năm kế hoạch và lợi nhuận thực tế năm trước để xác định mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất ước tính cho tồn DN theo từng cơng đoạn sản xuất.
+ Phân bổ mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất ước tính cho từng cơng đoạn sản xuất theo từng khoản mục chi phí. Khi DN áp dụng phương pháp chi phí Kaizen sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất trong tất cả công đoạn: Đối với doanh nghiệp khai thác than lộ thiên: từ khâu khoan nổ, bốc xúc, vận tải, sàng tuyển đến khâu ra thành phẩm than sạch hoặc than nguyên khai và tiêu thụ; Đối với DN khai thác than hầm lò từ khâu đào lò đá, đào lò chuẩn bị sản xuất, khấu than lò chợ, vận tải than, sàng tuyển cho đến khâu ra thành phẩm than sạch, than nguyên khai và tiêu thụ.
Để hạ thấp (tiết kiệm) chi phí cho từng cơng đoạn, các doanh nghiệp khai thác than cần lập kế hoạch hợp lý về khai thác than, lựa chọn công nghệ hiện đại để cắt giảm chi phí nhiên liệu, năng lượng, bố trí hợp lý các ca sản xuất, đào tạo nâng cao
trình độ tay nghề của cơng nhân trực tiếp sản xuất, khuyến khích cơng nhân sáng tạo cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, có quy định xử phạt đối với hành vi gây thất thoát sản lượng khai thác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ nhân viên quản lý phân xưởng, duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị, sử dụng tiết kiệm các thiết bị điện, tiết kiệm nước, tiết giảm chi phí mơi trường.
Bước 3: Tổ chức thực hiện các mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất ước tính đã xác định
Để tổ chức tốt mục tiêu tiết kiệm chi phí ước tính, các nhà quản trị có thể sử dụng kết quả phân tích chênh lệch chi phí để liên tục đánh giá sự thay đổi chi phí thực tế với mục tiêu tiết kiệm chi phí đã xác định ở từng cơng đoạn sản xuất.
Các doanh nghiệp khai thác than thực hiện khốn chi phí cho các bộ phận trên cơ sở các chỉ tiêu công nghệ và định mức kỹ thuật - kinh tế tiên tiến. Tổ, đội, công trường, phân xưởng sản xuất nào thực hiện chi phí thấp hơn mức khốn thì bộ phận đó được thưởng, ngược lại phải giảm trừ lương.
Bên cạnh đó, Các doanh nghiệp khai thác than có thể áp dụng kết quả nghiên cứu sử dụng máy biến tần và khởi động mềm để tiết kiệm điện và sử dụng phụ gia na-nô trong diezel để tiết kiệm nhiên liệu. Chỉ riêng việc sử dụng máy biến tần và khởi động mềm có thể tiết kiệm 5-10% suất tiêu hao điện tính trên một tấn than. Tương tự nơi nào có thể sử dụng phụ gia na-nơ, nơi ấy có thể tiết kiệm 3% nhiên liệu. Các doanh nghiệp khai thác than sắp xếp, tổ chức sản xuất hợp lý sao cho tránh sử dụng nhiều điện trong giờ cao điểm; các mỏ than thường tập trung bơm nước vào ban đêm để góp phần bình ổn lưới điện và được hưởng giá điện thấp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện cắt giảm chi phí
KTQT chi phí SXKD cần phân tích, đánh giá bằng các báo cáo về kết quả thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí ở từng cơng đoạn sản xuất. Nhà quản trị liên tục phải tìm cách tiết kiệm chi phí ước tính trong tất cả thời kỳ, kết quả của kỳ trước sẽ là căn cứ để lập kế hoạch và thực hiện tiết kiệm chi phí Kaizen cho kỳ sau.
4.3.3.2 Hồn thiện phương pháp thu thập, xử lý thơng tin thực hiện chi phí SXKD
Qua q trình khảo sát tại các DN khai thác than, hệ thống chứng từ kế toán tại các DN này gồm hệ thống chứng từ theo Chế độ kế toán và văn bản pháp luật quy đình, và chứng từ bổ sung cho phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống chứng từ bổ sung chưa đáp ứng được nhu cầu thu nhận thông tin cho KTQT chi phí SXKD. Do đó, việc hồn thiện hế thống chứng từ là cần thiết, phục vụ cho việc thu thập, xử lý thơng tin thực hiện chí SXKD. Để đáp ứng tốt nhất việc thu thập và xử lý thơng tin chi phí SXKD, các chứng từ cần phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí cụ thể và phục vụ cho cho việc kiểm sốt chi phí. Do đó, để đảm bảo được u cầu này, DN cần hoàn thiện một số biểu mẫu chứng từ như sau:
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong quá trình khai thác cần theo dõi, kiểm soát chặt chẽ giữa chi phí thực tế và chi phí dự tốn ban đầu (hạn mức giao khốn), đánh giá chênh lệch từ đó đánh giá loại nguyên vật liệu nào đang vượt dự tốn (gây lãng phí chi phí) và loại nguyên vật liệu nào đang chưa vượt dự tốn (tiết kiệm chi phí)
Bảng 4.5 Phiếu theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
PHIẾU THEO DÕI CHI PHI NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Đơn vị (công trường, phân xưởng, bộ phận): ……………………………………….. Đối tượng sử dụng: …………………………………………………………………. Loại nguyên vật liệu: ………………………………………………………………. Đơn vị tính: …………………………………………………………………………. Chứng từ Diễn giải Dự toán Thực tế Chênh lệch Ngày tháng Số hiệu Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Mũi khoan Choong khoan Ty khoan …… Tổng
Chi phí nhân cơng phát sinh trong DN khai thác than chủ yếu căn cứ vào khối lượng cơng việc hồn thành của tổ đội, công trường, phân xưởng và thời gian làm việc thực tế của từng người lao động. Do đó, cần lập phiếu theo dõi lao động theo khối lượng công việc hồn thành của từng tổ đội, cơng trường trong ngày và thời gian làm việc của từng các nhân người lao động trong từng tổ đội.
Bảng 4.6. Phiếu theo dõi nhân cơng
PHIẾU THEO DÕI NHÂN CƠNG Ngày …… tháng …… năm ……….
Số
Đơn vị (tổ, đội): ……………………………………………………………………… Công việc thực hiện: ………………………………………………………………. Khối lượng công việc hoàn thành: …………………………………………………
STT Họ và tên Mã NV Cấp bậc Định mức TGLĐ
Thời gian lao động thực tế Chênh lệch 1 Nguyễn Văn A 2 … …… Tổng Người lập Phụ trách bộ phận (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Hiện nay, hệ thống tài khoản dùng để ghi nhận chi phí SXKD ở các DN khai thác than tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và được mở chi tiết đến tài khoản cấp 2, cấp 3 hoặc cấp 4. Theo tác giả, các tài khoản chi tiết chi phí chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thơng tin về chi phí SXKD theo u cầu quản trị của
nhà quản lý DN. Các chi phí được theo dõi trên tài khoản chi tiết đến tài khoản cấp 4, chi tiết cho từng cơng đoạn sản xuất than, do đó chỉ đáp ứng được yêu cầu thu thập thơng chi phí SXKD theo cơng đoạn. Theo tác giả, để quản lý chi phí SXKD một cách chặt chẽ cần quản lý theo trung tâm chi phí (từng nơi phát sinh chi phí). Hiện nay, chưa có tài khoản chi tiết theo dõi chi phí theo từng loại máy móc thiết bị, từng phân xưởng sản xuất. Do đó, DN cần mở thêm tài khoản chi tiết chi phí theo từng máy móc thiết bị, từng cơng trường, phân xưởng.
Bảng 4.7. Nội dung các tài khoản kế toán
Số hiệu tài khoản Nội dung tài khoản TK cấp 3 TK cấp 4 TK cấp 5
621.11 Chi phí NL,VL trực tiếp cơng đoạn đào lò
621.111 CTKT1 621.1111 Thiết bị đào lò A 621.1112 Thiết bị đào lò B … 621.112 CTKT2 621.1121 Thiết bị đào lò A Thiết bị đào lị B …
621.12 Chi phí NL,VL TT cơng đoạn khai thác than
621.121 CTKT1
621.1211 Thiết bị khai thác A Thiết bị khai thác B
…. ….
Tương tự, DN xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết chi phí nhân cơng TT, chi phí SXC theo từng cơng đoạn, từng cơng trường, từng máy móc thiết bị.
Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp khai thác than, chi phí mơi trường chưa được bóc tách một cách rõ ràng, các chi phí này nằm rải rác trong các khoản mục của chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, để thuận tiện cho việc thu thập, xử lý thông tin thực hiện chi phí mơi trường trong các DN khai thác than, chi phí mơi trường cần được ghi nhận rõ ràng. Tác giả đề xuất sử dụng tài khoản 627, chi tiết 6279 - CPMT làm tài khoản chung để ghi nhận chi phí mơi trường phát sinh liên quan trực tiếp đến sản xuất khai thác than, trong đó: 6279 – CPMT1 – Chi phí liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; …); 6279 – CPMT2 – Chi phí liên quan đến chất thải phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất than (xử lý chất thải rắn; xử lý chất thải lỏng; xử lý bụi, khí thải), mỗi loại được mở chi tiết theo nội dung kinh tế của chi phí. Đối với chi phí mơi trường phát sinh liên quan không trực tiếp đến sản xuất khai thác than, tác giả đề xuất sử dụng tài khoản 642, chi tiết 6429 - CPMT để ghi nhận chi phí phát sinh, trong đó: 6429 – CPMT1 – Chi phí quan trắc mơi trường; 6429 – CPMT2 - Chi phí trồng cây xanh; 6429 – CPMT3 - Phí vệ sinh mơi trường phải nộp địa phương; 6429 – CPMT4 – Chi phí nghiên cứu sáng kiến bảo vệ mơi trường, 6429 – CPMT5 – Chi phí đào tạo tập huấn về mơi trường, ….
Để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thơng tin chi phí SXKD cho mục đích quản trị chi phí của nhà quản lý, DN khai thác than cần thiết kế hệ thống số kể toán phù hợp theo đối tượng tập hợp chi phí
Bảng 4.8. Sổ chi tiết tài khoản chi phí NVLTT
SỔ KẾ TỐN CHI PHÍ NGUN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tài khoản: ……………………………………………………………………………. Đơn vị (Công trường, phân xưởng, tổ, đội): …………………………………………
Chứng từ
Diễn giải TKDƯ Dự
toán Thực tế Chênh lệch Ghi chú Ngày tháng Số Cộng Ngày ….. tháng ….. năm ……
Người lập biểu Kế toán trưởng Giảm đốc (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Đối với sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân cơng trực tiếp cần mở thêm cột dự toán và
thực tế theo từng đối tượng sử dụng lao động. Sổ chi tiết tài khoản chi phí SXC cần bổ sung thêm 2 cột dự toán và thực tế để đánh giá tình hình sử dụng chi phí (Phụ lục 18, 19).
Phương pháp phân bổ
Tại các DN khai thác than, tiêu thức phân bổ khá đầy đủ, tuy nhiên có một số tiêu thức phân bổ hơi phức tạp, chưa được hợp lý thì DN cần nghiên cứu hồn thiện tiêu thức phân bổ chi phí theo hướng đơn giản, hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế và tính chất phát sinh chi phí. Các khâu phụ như gạt, xe làm lốp, xe phục vụ sẽ được phân bổ cho các cơng đoạn chính (ví dụ gạt bãi khoan ghi nhận cho khâu khoan, dạt bãi thải sẽ được ghi nhận cho khâu bãi thải). Sau đó tiếp tục phân bổ chi phí của khâu phục vụ đã được tách cho từng khâu sản xuất chính cho từng thiết bị của khâu SX chính đó (Tồn bộ chi phí gạt ghi nhận cho bãi khoan sẽ được phân bổ cho bãi khoan theo sản lượng của từng máy. Ví dụ: Chi phí nhiên liệu phân bổ cho máy khoan thứ i bằng (Tổng chi phí nhiên liệu của gạt tách cho khoan / Tổng sản lượng thực hiện của khâu khoan) * số mét khoan thực hiện của máy khoan thứ i
DN khai thác than có thể xem xét áp dụng tiêu thức phân bổ một số chi phí cho máy móc thiết bị như sau:
Chi phí ăn ca của bộ phận SXC phân bổ cho thiết bị thứ i được tính bằng số cơng SX chính thực tế của TBi * mức ăn ca của 1 sản xuất chính.
Chi phí độc hại của phụ trợ phân bổ cho thiết bị thứ i Chi phí độc hại của phụ trợ
phân bổ cho thiết bị thứ i =
Tổng chi phí độc hại của phụ trợ
* Độc hại của
SXCi Tổng chi phí độc hại của SXC
Chi phí độc hại của quản lý phân bổ cho thiết bị thứ i Chi phí độc hại của
quản lý phân bổ cho thiết bị thứ i
=
Tổng chi phí độc hại của quản lý *
(Độc hại của SXCi +
ĐHPTi) Tổng chi phí độc hại của SXC + Tổng
Chi phí điện phân bổ cho thiết bị thứ i