CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
2.3.2 Mẫu nghiên cứu
Hiện nay, Theo số liệu tổng hợp được trên trang web www.vinacomin.vn,Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam có 26 đơn vị trực thuộc hạch tốn phụ thuộc, 4 công ty con là công ty TNHH 100% vốn Nhà nước, 29 công ty con là công ty cổ phần do TKV năm cổ phần chi phối, 4 đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu, 2 cơng ty con ở nước ngồi. Trong đó có 17 cơng ty sản xuất khai thác than (9 công ty TNHH MTV do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ và 8 công ty CP do TKV nắm giữ cổ phần chi phối), các cơng ty cịn lại hoạt động các lĩnh vực khác như kinh doanh than, điện, hóa chất, cơ khí, tài chính, vật tư, phát triển hạ tầng, khoáng sản – địa chất, dịch vụ hàng hải, …. nên tác giả loại khỏi khung chọn mẫu.
Khi sử dụng cơng cụ phân tích SPSS cần xác định cỡ mẫu tối thiếu để nghiên cứu đạt độ tin cậy. Kích thước mẫu sử dụng trong nghiên cứu phục vụ phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi quy đa biến. Theo Hair và cộng sự (2009) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Theo Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) thì kích thước mẫu trong phân tích hồi quy tuyến tính bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví dụ như mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014) thì quy mơ mẫu có thể được xác định theo công thức: n ≥ 50 + 8k, với k là số lượng biến độc lập của mơ hình. Trong nghiên cứu này, mơ hình có 5 biến độc lập thì kích thước mẫu nghiên cứu chính thức n ≥ 50 + 8 x 5 = 90. Theo Hair, Anderson, Tatham & Black (1998), xác định cơ mẫu dựa theo công thức n = 5 * m (n là số mẫu, m là số câu hỏi hoặc số biến quan sát), trong nghiên cứu này, số câu hỏi là 27 câu thì kích thước mẫu nghiên cứu là 135. Sau khi cân nhắc
cách xác định cỡ mẫu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy kích thước mẫu dự kiến tối thiểu là 135.
Đề tài nghiên cứu là các DN khai thác than thuộc TKV nên đối tượng phân tích là các DN chuyên về sản xuất khai thác than, do đó trong nghiên cứu định lượng cũng phân tích cho DN. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua sự phản hồi của người trả lời phiếu về việc đánh giá các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQT chi phí SXKD tại các DN khai thác than thuộc TKV. Mặt khác, người trả lời phiếu cũng là người đại diện cho DN nên tác giả lựa chọn đối tượng điều tra là những người có khả năng đại diện cho DN khai thác than, đó là Ban giám đốc, kế tốn trưởng, trưởng phịng kế tốn và các nhân viên phịng Kế tốn, nhân viên làm cơng tác KTQT tại các phòng kế hoạch, phòng Vật tư, phòng Lao động tiền lương, do vậy, một DN có thể phát nhiều phiếu. Bên cạnh đó, tại TKV có 83 đơn vị trực thuộc, tổng cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - con, các công ty con, các đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu, cơng ty con ở nước ngồi, cơng ty liên kết nhưng chỉ có 17 DN về sản xuất khai thác than, các DN này đều là các DN có quy mơ lớn, với số lượng nhân viên làm tại phịng Kế tốn và các nhân viên làm cơng tác KTQT thuộc các phịng khác khoảng từ 20 - 30 người, do đó, để đảm bảo dữ liệu điều tra có thể thu thập được nhiều ý kiến nhất, mỗi DN tác giả phát tối đa 15 phiếu. Như vậy, tổng thể mẫu là 135, phát cho 17 DN, thì số phiếu tối đa phát ra là 255 phiếu
Tác giả đã phát 240 phiếu khảo sát cho 17 doanh nghiệp khai thác than theo nhiều hình thức khác nhau như gửi bảng câu hỏi thông qua công cụ google form, gửi qua đường bưu điện, gọi điện trực tiếp để truyền và tiếp nhận câu trả lời, gửi qua email, zalo. Kết quả thu về được 189 phiếu được phúc đáp (đạt tỷ lệ phản hồi là 78,75%) trong đó loại đi 21 phiếu không hợp lệ do người được khảo sát trả lời thiếu các câu hỏi khảo sát. Như vậy, còn 168 phiếu đạt tiêu chuẩn để nhập liệu chạy định lượng.