Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả tiến hành thống kê các nghiên cứu điển hình liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: Các giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo trong và ngoài nước liên quan đến KTQT chi phí SXKD; Tham khảo các luận án tiến sĩ, các cơng trình nghiên cứu khoa học đạt giải cao, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, cấp Trường và cấp Bộ đã công bố; Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chun ngành trong và ngồi ngước có uy tín (Tạp chí Kế tốn và Kiểm tốn, Tạp chí Khoa học thương mại, Journal of Finance and accounting Research, International Journal of Economics and Finance, Journal of Business Finance and Accounting,…), luật Kế toán, chuẩn mực và các chế độ kế toán Việt nam hiện hành cũng như các văn bản pháp lý có liên quan,… tìm những điểm mới trong từng tài liệu từ đó xác định những vấn đề nghiên cứu tiếp theo.

Ngoài ra để phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận án, tác giả cũng đã tiến hành thu thập dữ liệu tại các doanh nghiệp khai thác than như dữ liệu từ các sổ kế toán và báo cáo KTQT, website của Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam, các văn bản của Bộ Tài chính và các Bộ ban ngành liên quan, … làm căn cứ khoa học để phân tích thực trạng KTQT tại các DN khai thác than thuộc TKV, đánh giá những yếu tố tác động đến các nội dung nghiên cứu của luận án.

2.2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra khảo sát, bảng câu hỏi phỏng vấn, cụ thể như sau:

+ Phiếu điều tra khảo sát được sử dụng thu thập các thông tin thực tế về thực trạng KTQT chi phí SXKD của các DN khai thác than thuộc Tập đoàn TKV. Tác giả xây dựng mẫu phiếu điều tra khảo sát với các câu hỏi đóng. Tùy từng câu hỏi mà người điều tra được phép lựa chọn một đáp án hay nhiều đáp án trả lời. Với khối lượng câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra là khơng ít (gần 60 câu hỏi), do đó tác giả tập trung điều tra đối tượng là kế toán trưởng của các DN khai thác than, là người đứng đầu phụ trách phịng kế tốn do đó có thể cung cấp các thơng tin một cách chính xác, đầy đủ liên quan đến thực trạng KTQT chi phí SXKD tại doanh nghiệp. Nội dung khảo sát: Thu thập các thông tin về đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm bộ máy quản lý và bộ máy kế tốn, nhu cầu thơng tin của nhà quản lý, chính sách kế toán áp dụng trong DN khai thác than; Khảo sát thực trạng nội dung KTQT chi phí SXKD trong DN khai thác than thuộc Tập đoàn TKV gồm: Nhận diện và phân loại chi phí SXKD; Xây dựng hệ thống định mức và lập dự tốn chi phí SXKD; Thu thập, xử lý, cung cấp thơng tin thực hiện chi phí SXKD phục vụ yêu cầu quản trị; Phân tích thơng tin chi phí SXKD phục vụ u cầu quản trị; Kế tốn

theo trung tâm trách nhiệm chi phí SXKD ( Phụ lục 1.1). Phiếu điều tra khảo sát sẽ được thu thập trực tiếp từ người được khảo sát hoặc qua thư điện tử, qua đường bưu điện, qua zalo, google form. Kết quả của phương pháp điều tra khảo sát đó là các dữ liệu thu thập được sẽ phục vụ đánh giá thực trạng KTQT chi phí SXKD tại các DN khai thác than thuộc Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam.

+ Thu thập tài liệu thông qua trao đổi trực tiếp và phỏng vấn các đối tượng có liên quan. Thơng qua kết quả tổng kết ý kiến của các đối tượng được phỏng vấn, luận án làm rõ hơn các nghi vấn đã đặt ra trong quá trình điều tra, làm cơ sở đưa ra kết luận khách quan hơn. Đối tượng tác giả phỏng vấn là các chuyên gia trong lĩnh lực kế tốn, kiểm tốn, có kinh nghiệm nghiên cứu, hiện đang làm việc tại các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan bộ ngành có liên quan, …. Tác giả dự kiến tiến hành phỏng vấn một số đại diện các DN khai thác than như: Nhà quản lý các cấp trong DN, Kế tốn trưởng, nhân viên kế tốn để tìm hiểu sâu về thực trạng KTQT chi phí SXKD tại các DN này. Thông qua phỏng vấn các chuyên gia, tác giả xác định nhu cầu thông tin của nhà quản trị và mức độ đáp ứng thông tin của bộ phận kế tốn quản trị chi phí SXKD tại doanh nghiệp. (Phụ lục 1.2)

Luận án thu thập dữ liệu thông qua tham vấn ý kiến của các chun gia có trình độ chun mơn sâu, am hiểu sâu sắc về lý luận liên quan đến KTQT và KTQT chi phí SXKD để hồn thiện hệ thống lý luận thuộc nội dung nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu, tác giả thiết kế bảng câu hỏi, sau đó xin ý kiến chun gia để hồn chỉnh nội dung bảng hỏi cho phù hợp với đặc điểm của KTQT chi phí SXKD tại các DN khai thác than thuộc TKV. Tồn bộ q trình phỏng vấn sẽ được ghi chép lại và chỉ sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu luận án.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)