.5 Kết quả khảo sát công tác xây dựng định mức chi phí SXKD

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn (Trang 104)

TT Câu hỏi khảo sát Câu trả lời Số DN Tỷ lệ (%)

1 Doanh nghiệp có xây dựng định mức chi phí SXKD khơng?

Có 17 100

Khơng 0 0

2 Doanh nghiệp xây dựng định mức chi phí SXKD theo tiêu thức nào?

Theo nội dung kinh tế của chi phí 17 100 Theo khoản mục chi phí 0 0

Khác 0 0

3 Doanh nghiệp xây dựng định mức cho các khoản chi phí SXKD nào sau đây?

Chi phí vật liệu, nhiên liệu, động lực 17 100 Chi phí tiền lương và các khoản trích

theo lương

17 100 Chi phí khấu hao TSCĐ 17 100

Chi phí khác 17 100

Chi phí tài chính 0 0

4 Phương pháp xây dựng định mức chi phí SXKD tại doanh nghiệp?

Phương pháp phân tích kỹ thuật 14 82,35 Phương pháp phân tích quá khứ 0 0 Kết hợp cả hai phương pháp trên 3 17,65

Khác 0 0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát phụ lục 1.7)

Căn cứ vào các điều kiện cụ thể, các DN khai thác than tiến hành xây dựng các định mức chi phí cho từng cơng đoạn theo từng yếu tố của chi phí để làm căn cứ giao khốn cho các cơng trường, phân xưởng, …cho DN mình.

- Xây dựng định mức chi phí vật liệu, nhiên liệu, động lực (Phụ lục 3.2): Trên cơ sở định mức do Tập đoàn TKV ban hành, doanh nghiệp xây dựng định mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu, động lực áp dụng trong doanh nghiệp, có điều chỉnh theo từng năm. Cụ thể như sau:

+ Chi phí vật liệu: Bao gồm các chi phí về vật liệu sử dụng trong quá trình khai thác than, vận hành máy móc thiết bị, các chi phí vật liệu liên quan đến hoạt động quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường, hoạt động xử lý chất thải. Các doanh nghiệp khai thác than tiến hành xây dựng định mức tiêu hao vật liệu cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở định mức được ban hành bởi Tập đoàn (Quyết định 1165/QĐ-HĐQT).

+ Chi phí nhiên liệu: Bao gồm các chi phí nhiên liệu phục vụ cho việc khai thác than, vận hành máy móc thiết bị phương tiện vận tải như xăng, dầu thủy lực Hydroi AW-46, Dầu HD-40, Dầu múp nối thủy lực CS32, Dầu nhũ hóa ATL32, …. Chi phí này được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao và khối lượng công việc liên quan cho từng loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (Tiêu hao nhiên liệu cho máy khoan thủy lực tính theo định mức tiêu hao lít/giờ máy, số giờ hoạt động tạo ra sản phẩm trong ca và năng suất ca; Định mức tiêu hao nhiên liệu cho máy xúc đào

bánh xích Komatsu PC1250SP-8R là 200 lít/1000m3 quy đổi).

+ Chi phí năng lượng động lực: Bao gồm các chi phí về điện năng phục vụ q trình sản xuất khai thác than, phục vụ chiếu sáng. Chi phí này được tính theo mức tiêu hao điện năng tổng hợp kw/tấn than và tính theo đơn giá quy định của nhà nước.

Ví dụ: chi phí vật liệu đối với gương lị chống neo hỗn hợp tính cho 1 mét lị đối với loại tiết diện Sđ = 11,1 m2, Sc =10,5 m2

Bảng 3.6 Bảng Định mức chi phí vật liệu đối với gương lị chống neo hỗn hợp

TT Các chỉ tiêu Quy cách Đơn vị

Định mức Bước chống 0,7/vòng Bước chống 0,8/vòng 1 Cáp neo  22 x 7,3m Bộ/mét 1.4 1.6

2 Chất dẻo cho thanh neo cáp  28 x 500 mm Thỏi/mét 4.2 4.8 3 Chụp đỡ neo cáp 14 x 300 x 300 Cái/mét 1.4 1.6

4 Đầu khóa neo cáp Km22 Cái/mét 1.4 1.6

5 Thanh neo nóc Thép trịn gân AII 22 Bộ/mét 8.5 9.7 6 Thanh neo hơng Thép trịn gân AII 22 Bộ/mét 11.5 13.1 7 Chất dẻo cho neo nóc  28 x 500 mm Thỏi/mét 17.0 19.4 8 Chất dẻo cho neo hông 28 x 500 mm Thỏi/mét 22.8 26.1 9 Lưới thép 4 cho nóc lị Dài x rộng: 4000 x 900 Tấm/mét 1.4 1.6 10 Lưới thép 4 cho hơng lị Dài x rộng: 2600 x 900 Tấm/mét 2.8 3.2 11 Tấm đẹm thanh neo thép 150mm Tấm/mét 20.0 22.9

12 Long đen kim loại - Cái/mét 20.0 22.9

13 Êcu M20 Cái/mét 20.0 22.9

14 Sắt dầm loại W d x r x c: 3500x275x2,8mm Tấm/mét 5.0 5.7

15 Dây thép buộc 2,5mm - Kg/mét 0.5 0.5

Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Xây dựng định mức chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Doanh

nghiệp giao cho phòng Lao động tiền lương lập kế hoạch chi phí, Phịng sẽ căn cứ vào số lượng lao động kỳ trước, nhu cầu về nhân lực của các phòng ban, phân xưởng, công trường, bộ phận quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải và nhiệm vụ SXKD năm của DN để xây dựng kế hoạch về số lượng lao động, tiền lương sản xuất than, quỹ lương cho Giám đốc, Hội đồng quản trị và ở từng phòng ban (phụ lục

3.1). Cụ thể:

+ Chi phí tiền lương: Bao gồm chi phí tiền lương, tiền cơng phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động môi trường của doanh nghiệp. Việc xác định chi phí tiền lương được căn cứ vào định mức hao phí lao động tính cho từng cơng việc cụ thể, căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện của người lao động và các quy định về chế độ trả lương của nhà nước và doanh nghiệp.

+ Các khoản trích theo lương: khoản này được trích trên cơ sở quỹ lương của doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định cụ thể như sau: Ví dụ năm 2020: Chi phí BHXH được tính 17,5%, BHYT được tính 3%, BHTN 1% theo hệ số lương cơ bản, KPCĐ được tính trên 2% quỹ lương thực tế.

- Xây dựng định mức khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao TSCĐ được xây dựng căn cứ vào phương pháp khấu hao doanh nghiệp đang áp dụng, trên cơ sở số năm hoạt động và mức năng suất năm.

- Xây dựng định mức chi phí khác được tính bằng % so với các chi phí trực tiếp tính theo cơng đoạn (chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, nhiên liệu, động lực, tiền lương, khấu hao), thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn TKV.

Các DN khai thác than khơng tiến hành xây dựng định mức chi phí tài chính. Trên cơ sở định mức chi phí SXKD ban hành bởi Tập đoàn (Quyết định 199/QĐ-TKV ngày 10/02/2017, Quyết định 2987/QĐ-HĐTV/2016, Quyết định 1801/QĐ-HĐTV/2016, Quyết định 1165/QĐ-HĐQT ngày 14/7/2003), kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều kiện thực tế, yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp, các DN tiến hành xây dựng định mức chi phí SXKD cho từng yếu tố của chi phí theo từng đối tượng phát sinh chi phí (từng cơng trường, phân xưởng, từng thiết bị, …) và tiến hành giao khoán cho các đơn vị. (Phụ lục 3.2)

Qua khảo sát doanh nghiệp, 82,35% các DN khai thác than sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để xây dựng định mức chi phí SXKD, 17,65% DN cịn lại sử dụng kết hợp phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích quá khứ để xây dựng định mức chi phí SXKD phù hợp với doanh nghiệp mình.

3.2.2.2 Lập dự tốn chi phí SXKD

Theo khảo sát, 17/17 doanh nghiệp khai thác than phản hồi thông tin khảo sát đều lập dự tốn chi phí theo năm dưới dạng kế hoạch chi phí SXKD.

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát cơng tác lập dự tốn chi phí

TT Câu hỏi Nội dung Kết quả Số phiếu %

1 Doanh nghiệp lập dự tốn chi phí SXKD theo tiêu thức nào sau đây?

Theo nội dung kinh tế của chi phí 17 100

Theo khoản mục chi phí 0 0

Khác 0 0

2 Doanh nghiệp lập dự toán chi phí SXKD cho các khoản chi phí nào?

Chi phí vật liệu, nhiên liệu, động lực 17 100 Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 17 100

Chi phí khấu hao TSCĐ 17 100

Chi phí khác 17 100

Chi phí tài chính 0 0

3 Thời gian lập dự tốn cho các khoản mục chi phí?

Tháng 0 0

Quý 0 0

Năm 17 100

4 Phương pháp lập dự tốn chi phí SXKD tại doanh nghiệp

Phương pháp lập dự toán từ trên xuống 0 0 Phương pháp lập dự toán từ dưới lên 0 0 Phương pháp lập dự toán hỗn hợp 17 100 Khác

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát Phụ lục 1.7)

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% các DN khai thác than lập dự tốn chi phí SXKD theo nội dung kinh tế của chi phí, các doanh nghiệp khơng tiến hành lập dự tốn chi phí tài chính. Trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ chính sách của Nhà nước, quy định của Tập đoàn, kết hợp với điều kiện thực tế khai thác mỏ của doanh nghiệp, các DN khai thác than đã chủ động xây dựng phương án SXKD và kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm của DN. Kế hoạch sản xuất kinh doanh được triển khai thực hiện trên cơ sở khốn quản trị chi phí thực hiện từ Tập đồn TKV xuống DN khai thác, và các đơn vị tiếp tục triển khai xuống các phân xưởng, phòng ban, tổ đội sản xuất và người lao động. Hầu hết các DN

khai thác than tiến hành lập dự tốn chi phí theo các yếu tố của chi phí cho từng thiết bị, cơng việc (Chi phí vật liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí điện năng, chi phí tiền lương) Doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo tổng dự tốn chi phí cho từng cơng đoạn, từng đối tượng chịu phí. Dự tốn chi phí được lập sẽ làm căn cứ để giao cho các đơn vị trực tiếp phát sinh chi phí làm chỉ tiêu giao khốn. Về phương pháp lập dự tốn chi phí SXKD, kết quả khảo sát cho thấy có 100% DN khai thác than lập dự tốn chi phí SXKD hỗn hợp tức là số liệu dự toán được lập từ Ban giám đốc sau đó gửi cho từng cơng trường, phân xưởng, bộ phận phụ trợ, phịng ban thảo luận trước khi chính thức giao nhận kế hoạch sản lượng, chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó, từng cơng trường, phân xưởng sẽ giao xuống cho các tổ đội sản xuất.

(Phụ lục 02, phụ lục 3.1, phụ lục 3.2).

Doanh nghiệp xây dựng định mức chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí để làm căn cứ lập dự tốn sau đó giao khốn chi phí SXKD cho các công trường, phân xưởng, tổ đội sản xuất, …. theo nội dung kinh tế của chi phí. Sau đó, khi hồn thành sẽ tập hợp chi phí SXKD lên trên phịng Kế tốn, phịng Kế tốn sẽ tiến hành tổng hợp chi phí SXKD theo từng nội dung kinh tế của chi phí vào từng khoản mục chi phí để tính giá thành.

3.2.3 Thực trạng thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị trong các DN khai thác than thuộc Tập đoàn kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị trong các DN khai thác than thuộc Tập đoàn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam

3.2.3.1 Phương pháp xác định chi phí SXKD tại các doanh nghiệp khai thác than

Kết quả khảo sát cho thấy 100% DN khai thác than khảo sát áp dụng phương pháp xác định chi phí SXKD là phương pháp chi phí thực tế tức là Chi phí NVL TT, Chi phí NCTT, CP SXC được xác định trên cơ sở thực tế phát sinh tính cho sản phẩm

than hoàn thành ( Phụ lục 1.7) . Do đó để tính giá thành sản phẩm than thì cần tập

hợp đủ các chứng từ phản ảnh chi phí thực tế phát sinh, chi phí này sẽ được tập hợp từ các công trường, phân xưởng, các bộ phận phụ trợ,....sau đó chuyển về phịng kế tốn theo định kỳ. Do đặc điểm quy trình sản xuất của các DN khai thác than là tiến hành theo cơng đoạn khai thác, do đó, để phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất, các doanh nghiệp này đều vận dụng hệ thống chi phí thực tế theo q trình sản xuất để xác định chi phí tính vào giá thành. Cụ thể, chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp khai thác than được tập hợp theo yếu tố của chi phí chi tiết theo từng máy móc, thiết bị, bộ phận, … Sau đó tập hợp chi phí theo cơng trường, phân xưởng và tính giá thành các cơng đoạn theo hướng dẫn của cấp trên.

Căn cứ vào qui trình cơng nghệ và cách thức tổ chức sản xuất tại doanh nghiệp, mỗi công trường, phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp đảm nhận một, hoặc một phần cơng đoạn của quy trình sản xuất. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở DN là các công trường, phân xưởng nơi phát sinh chi phí: Cơng trường khoan, cơng trường xúc, cơng trường gạt, các phân xưởng vận tải, Công trường băng tải, Công trường chế biến và tiêu thụ than, phân xưởng cơ điện, phân xưởng trạm mạng, phân xưởng sửa chữa ô tô, phân xưởng vận tải phục vụ, phân xưởng chế biến, phân xưởng môi trường, ….

3.2.3.2 Phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện chi phí SXKD phục vụ yêu cầu quản trị

* Thu thập và xử lý thông tin thực hiện chi phí SXKD

Q trình thu thập thơng tin thực hiện chi phí SXKD phục vụ yêu cầu quản trị của các DN khai thác than được thực hiện như sau:

Hệ thống chứng từ kế toán

Qua kết quả điều tra cho thấy, 100% các DN khai thác than sử dụng cùng một hệ thống chứng từ kế tốn dùng trong KTTC cho mục đích kế tốn quản trị (chế độ chứng từ kế tốn theo Thơng tư 200/2014/TT-BTC) để thu thập thơng tin ban đầu về chi phí SXKD phát sinh tại các cơng trường, phân xưởng, bộ phận phụ trợ, … ngoài ra các DN khai thác than còn bổ sung thêm một số chứng từ tự lập như báo cáo sau ca, bảng chấm điểm, ... để theo dõi sản lượng, nhân công phát sinh (Phụ lục 1.7). Hệ thống chứng từ sử dụng bao gồm:

+ Chứng từ kế tốn chi phí NVLTT bao gồm: Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Hóa đơn các loại, Biên bản giao nhận vật tư, Biên bản nghiệm thu khốn chi phí, Phiếu theo dõi vật tư tiêu hao, Bảng thống kê tình hình sử dụng vật tư, ...

+ Chứng từ kế tốn chi phí NCTT bao gồm: Bảng chấm cơng, Bảng thống kê tình hình sử dụng lao động; Biên bản quyết toán tiền lương; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng thanh toán lương,..

+ Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ: Bảng phân bổ khấu hao, Bảng kê chi phí sửa chữa máy móc thiết bị kèm theo chứng từ liên quan (biên bản nghiệm thu, giấy đề nghị thanh tốn, ...)

+ Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngồi: Hóa đơn chi phí mua ngồi, Phiếu chi, Biên lai thu thuế, phí, lệ phí, …

+ Chứng từ phản ánh chi phí khác bằng tiền: Phiếu chi, Giấy báo nợ, ….

Hệ thống tài khoản kế toán

Qua kết quả điều tra khảo sát, 100% các DN khai thác than đều áp dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành để theo dõi thơng tin chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp (Phụ lục 1.7). Thơng tin về chi phí thực tế trong kỳ được ghi nhận tại trung tâm chi phí là các cơng trường, phân xưởng. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất tại từng DN để mở tài khoản chi tiết cho từng công trường, phân xưởng, bộ phận phụ trợ, …

+ Chi phí nguyên vật liệu

Kết quả khảo sát cho thấy, để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ yêu cầu quản trị, các DN khai thác than sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất tại từng doanh nghiệp và thuận tiện cho việc thu thập thông tin mà TK 621 được mở chi tiết cho phù hợp, doanh nghiệp mở chi tiết TK 621 cho các công trường, phân xưởng … Trên cơ sở hệ thống tài khoản tổng hợp Nhà nước ban hành, các DN khai thác than mở các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4, mức độ chi tiết của các tài khoản này phụ thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào đối tượng hạch tốn chi phí, giá thành theo u cầu quản lý của

doanh nghiệp. Ví dụ: cơng ty cổ phần than Cọc Sáu mở chi tiết cấp 2 theo hoạt động sản xuất kinh doanh để tập hợp chi phí NVLTT như sau:

621.1 – Chi phí NL, VL khai thác than (khơng mở chi tiết mà tập hợp theo

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)