Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Nam Hà Nội (Trang 42 - 49)

Trong q trình tổ chức, quản lý và sử dụng VLĐ trong DN chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, ta có thể chia ra thành nhiều nhóm sau:

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan bao gồm những nhân tố xuất phát từ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Chính vì vậy, bản thân doanh nghiệp có thể tìm hiểu cũng như tự tìm phương án khắc phục những nhân tố tiêu cực và phát huy những nhân tố tích cực để nâng cao hiệu quả, từ đó nâng cao cơng tác quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thực tế, những nhân tố chủ quan bao gồm những nhân tố sau:

- Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp

Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Điều này được thể hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động của DN từ quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh cũng như các định và bố trí cơ cấu nguồn vốn tới sử dụng sao cho hợp lý những nguồn vốn được phân bổ này. Nếu trình độ chun mơn quản lý của doanh nghiệp ở mức chuyên nghiệp và cao sẽ giúp cho bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả cao, tối giản, linh hoạt và có sự phối hợp chặt chẽ giúp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả như mong đợi. Ngược lại, nếu năng lực quản trị yếu kém sẽ dẫn đến hậu quả suy giảm chức năng của doanh nghiệp cũng như giảm khả năng bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp.

- Trình độ lao động

Quyết định quản trị có đạt hiệu quả cao hay khơng phụ thuộc vào trình độ của nhà quản lý. Tuy nhiên, những quyết định nàu được cụ thể hóa qua cơng nhân viên của DN - những người trực tiếp thực hiện những hành động

này và đem lại lợi nhuận cho cơng ty. Vì vậy, dù những quyết định, phương hướng mà nhà quản trị đưa ra có đúng đắn nhưng đội ngũ cơng nhân viên khơng đủ trình độ năng lực và trình độ lĩnh hội để thực hiện hóa những quyết định đó thì nguồn vốn kinh doanh bỏ ra cũng khó đạt được hiệu quả như mong đợi. Chính vì vậy mà bất kì doanh nghiệp nào cũng đều mong có những đội ngũ quản lý giỏi và những nhân công lành nghề, chăm chỉ, phục vụ hết mình vì cơng ty.

- Nhu cầu vốn và hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp

Để hình thành nên tài sản – một hình thái biểu hiện vốn, thì doanh nghiệp cần ứng ra một lượng vốn cố định ban đầu, được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay. Tuy nhiên, việc sử dụng 2 nguồn vốn này đều mất chi phí sử dụng vốn, vì vậy đây chính là áp lực địi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định, chiến lược hiệu quả trong việc phân bổ cũng như sử dụng vốn nhằm đảm bảo bù đắp những phàn chi phí đã mất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động để tranh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn kinh doanh cũng như tránh lãng phí nguồn vồn này. Doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu về vốn qua từng giai đoạn và cân đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đặc điểm sản xuất và ngành nghề kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh riêng đều có những đặc điểm khác biệt, từ đó khiến nhu cầu về vốn lưu động và chu kì sản xuất kinh doanh đều mang những đặc trưng khác nhau. Chính những đặc điểm này giúp nhà quản trị dễ dàng định hướng được những chiến lược hoạt động trong dài hạn, qua đó nhà quản lý sẽ kiểm sốt những nhu cầu sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản cho

thì nhà quản trị cần có chiến lược nghiên cứu kĩ lưỡng các đặc thù và tính chất chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình nói riêng và tồn ngành nói chung, từ đó đưa ra những hoạch định và chiến lược cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.

- Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh

Việc này giúp định hình các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và mục tiêu tổng thể trong dài hạn của DN nên có ý nghĩa quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triền của doanh nghiệp. Do đó, để có những biện pháp và chính sách quản trị vốn hợp lý và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát theo chiến lược hoạt động kinh doanh đã được vạch ra từ trước.

- Uy tín của doanh nghiệp

Những mối quan hệ của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác cũng như nhà cung cấp có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng huy động vốn cũng như khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Nếu cơng ty duy trì được uy tín cao thì sẽ giúp xây dựng niềm tin lâu dài với nhiều đối tác, qua đó có thể làm địn bẩy giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn, quản trị vốn cũng như đồng vốn sẽ có cơ hội cao hơn để tạo ra hiệu quả hoạt động SXKD so với những đối tác có uy tín thấp trên thị trường. Nói cách khác, khi đã khẳng định được uy tín của mình có nghĩa là doanh nghiệp gia tăng được sức cạnh tranh của mình trên thị trường.

1.2.4.1. Nhân tố khách quan - Tình hình của nền kinh tế xã hội

Sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế cũng như tình trạng lạm phát cao hay suy thối trầm trọng và tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội cũng mang đến sự ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đối với tình trạng hoạt động kinh doanh và nhu cầu cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến cho giá cả các loại hàng hóa cũng khơng ngừng gia tăng, điều này dẫn đến việc sức tiêu thụ trên thị trường cũng giảm rõ rệt, cả cầu tiêu dùng và đầu tư cungx bị ảnh hưởng rõ rệt. Lượng vốn mà doanh nghiệp có trước khi xảy ra tình trạng lạm phát nay sẽ khơng cịn đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động SXKD ở quy mơ tương ứng của doanh nghiệp. Khi đó, buộc doanh nghiệp phải xem xét và phân tích đến trường hợp tự thu hẹp quy mơ của mình để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội cũng như tình trạng cũng doanh nghiệp.

- Cơ chế và chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp quyền được tự do lựa chọn các ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luận hiện hành. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các Thông tư, Nghị định và định hướng phát triển kinh tế vĩ mô, Nhà nước đã thiết lập các hành lang pháp lý giúp ổn định, quản lý các môi trường kinh doanh và định hướng các doanh nghiệp hoạt động theo các kế hoạch tồn thể về phát triển kinh tế vĩ mơ theo từng giai đoạn cụ thể. Các chính sách này phát huy hiệu lực ở từng thời điểm nhất định và có tính linh hoạt theo điều kiện tình hình thực tế để khuyến khích cũng như kìm hạn sự phát triển của doanh nghiệp. Là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, buộc doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và luật pháp của Nhà nước.

Đây được coi là một động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là việc tích cực áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giúp gia tăng năng lực sản xuất, quản lý cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa dịch vụ và đồng thời nâng cao uy tín cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong trường hợp doanh nghiệp khơng tự mình cải tiến và cạnh tranh được trên thị trường, doanh nghiệp từ đó cũng tự tụt lại phía sau và trong q trình kinh doanh khó tránh khỏi những thua lỗ, thậm trí có thể dẫn đến phá sản khi bị các đối thủ chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải chịu những áp lực cạnh tranh lớn hơn đến từ các doanh nghiệp trong nước lẫn các doanh nghiệp quốc tế. Chính vì vậy, để đảm bảo được q trình hoạt động kinh doanh phát triển địi hỏi các doanh nghiệp cần phải chú trọng gia tăng khả năng sinh lời và thu lợi nhuận vì nếu cơng tác quản trị yếu kém tất nhiên kéo theo hệ quả công ty làm ăn thua lỗ, không tạo được lợi nhuận và cuối cùng sẽ dẫn tới giải thể phá sản.

- Lãi suất tiền vay

Để đảm bảo công ty hoạt động thuận lợi cũng như tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp đối tác và khách hàng, doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng những nguồn lực tài chính từ các chủ thể trong nền kinh tế. Do đó, việc sử dụng những nguồn lực tài chính này sẽ phát sinh các chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay được xác định trên cơ sở lãi suất tiền vay và số tiền doanh nghiệp vay để hoạt động SXKD cũng như mở rộng quy mô kinh doanh của DN. Chính vì vậy, lãi suất tiền vay có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị vốn của doanh nghiệp bởi nó địi hỏi đồng vốn được sử dụng đúng

mục đích và mang lại hiệu quả. Cụ thể, đối với nguồn vay tín dụng từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng địi hỏi khả năng sinh lời phải lớn hơn lãi suất tiền vay để doanh nghiệp có đủ nguồn lực để chi trả, lãi suất càng cao thì áp lực quản trị đồng vốn càng lớn và ngược lại.

- Các nhân tố khác

Đây là những nhân tố được xem là bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơng tác quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể nào lường trước cũng như tránh khỏi các tác động từ bên ngoài như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; sự dịch chuyển trong quan hệ cung cầu trong thị trường hay những biến động về giá cả nguồn nguyên liệu cũng như giá thành sản phẩm…

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Nam Hà Nội (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w