Thực trạng về quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Nam Hà Nội (Trang 94 - 98)

IV. Hệ số nợ phải thu/

2.2.6. Thực trạng về quản trị hàng tồn kho

Đặc thù kinh doanh của Công ty không yêu cầu một lượng lớn HTK. Do đó, HTK chiếm tỷ trọng khơng lớn trong cơ cấu VLĐ của DN, tuy nhiên việc quản lý HTK cũng là nhiệm vụ trọng yếu trong việc quản lý VKD của DN. Một mức dự trữ HTK hợp lý không những đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra ổn định, liên tục mà cịn giúp tối thiểu hóa được chi phí dự trữ, chi phí bảo quản, bảo hiểm, các rủi ro vì sự giảm chất lượng nguyên liệu, vật liệu hàng hóa. Ngồi ra, xây dựng kết cấu HTK cũng cần phải đảm bảo phù hợp tình hình thị trường đầu ra, đầu vào, đặc điểm kinh doanh của DN. Nếu quản lý tốt những mặt vừa kể trên sẽ là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm VLĐ.

Với Tổng công ty đầu tư phát ttriển nhà và đô thị Nam Hà Nội, do đặc điểm là một công ty xây dựng nên HTK của Công ty chủ yếu là nguyên vật

Để biết rõ hơn về cơ cấu HTK của Cơng ty ta có bảng sau:

Bảng 2.15: Kết cấu hàng tồn kho của Công ty:

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2018 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nguyên vật liệu 184 2,21 102 0,38 82 80,39 Chi phí SXKD dở dang 8.138 97,7 9 26.667 99,6 2 (18.529 ) (69,48) Tổng cộng 8.322 100 26.769 100 (18.447 ) (68,91)

(Nguồn: Trích từ TMBCTC năm 2019 của Tổng công ty đầu tư phát ttriển nhà và đô thị Nam Hà Nội

HTK của Công ty bao gồm nguyên vật liệu, chi phí SCKD dở dang. Nhìn chung cuối năm 2019, HTK có xu hướng tăng. Trong đó, nguyên vật liệu tăng 82 triệu đồng tương ứng tăng 80,39% và chi phí SXKD dở dang giảm 18.529 triệu đồng, tương ứng giảm 69,48%. Điều này cho thấy vào các tháng cuối năm, công ty chưa hồn thành hết một số cơng trình mới nên vẫn cịn một lượng nhỏ hàng tồn kho.

Qua bảng trên ta thấy: lượng HTK đầu năm là 26.769 triệu đồng, cuối năm là 8.322 triệu đồng có nghĩa là lượng HTK giảm 18.447 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 68,91%. Để có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình HTK của Cơng ty ta đi xem xét từng bộ phận cấu thành nó:

- Nguyên vật liệu tồn kho: tại thời điểm 31/12/2019 có giá trị là 184 triệu đồng chiếm 2,21% tổng giá trị HTK, như vậy tại thời điểm này so với thời điểm 31/12/2018 thì giá trị tăng lên 82 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 80,39%. Như vậy trong năm 2019, chính sách quản lý và sử dụng HTK của Công ty theo hướng tăng dự trữ nguyên vật liệu tồn kho để đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục, khơng bị gián đoạn. Tuy nhiên công ty cần xem xét mức dự trữ nguyên vật liệu thế nào là phù hợp, vừa đảm bảo cho q trình SXKD, vừa tối thiểu hóa được chi phí liên quan đến quản lý vật tư như: chi phí lưu kho, chi phí thu mua, …

- Chi phí SXKD dở dang: đây là một trong những chỉ tiêu có biến động cũng tương đối lớn. Tại thời điểm 31/12/2019, chi phí SXKD dở dang là 8.138 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,79% tổng giá trị HTK, so với thời điểm đầu năm thì giá trị của khoản vốn này giảm 18.529 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 69,48%. Do đặc điểm sản xuất của Công ty là công ty xây dựng nên sản phẩm dở dang trong các dự án là không nhỏ gây ứ đọng lượng vốn khá lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên thời điểm cuối năm, công ty đã hoàn thành và nghiệm thu được các dự án nên lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đã giảm đi tương đối nhiều.

Trong cả 2 năm 2018 và 2019, cơng ty khơng trích lập dự phịng giảm giá HTK. Mục đích của khoản mục này được lập để tránh những rủi ro bất ngờ về sự thay đổi giá vốn HTK do trong tương lai gần cơng ty dự đốn là có sự tăng lên về giá vốn HTK, nên khơng có khoản này cơng ty cũng khơng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xi gió”, trong nền kinh tế thị trường giá cả vật tư hàng hóa cũng ln biến động dù ít hay nhiều. Do vậy, việc xác định và lập dự phịng giảm giá HTK là việc rất cần thiết, nó sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho cơng ty về mặt

tài chính nên trong thời gian tới cơng ty cần có sự bổ sung vào khoản mục này góp phần tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

Qua những phân tích trên có thể nhận thấy: nhìn chung tình hình quản lý HTK của Cơng ty đang gặp phải một số vấn đề nhất đinh về tồn kho về nguyên vật liệu xu hướng tăng nhưng chỉ là một phần nhỏ trong kết cấu HTK. Tuy nhiên, công ty vẫn cần có các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu tăng tốc độ quay vịng cho HTK, tránh để tình trạng vốn bị ứ đọng làm giảm dòng tiền vào của Cơng ty. Trong thời gian tới, Cơng ty cần có các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để quản lý HTK cũng như tính tốn mức tồn kho hợp lý hơn. Để đánh giá tốt tình hình tổ chức và quản lý HTK trong năm 2019 đã hợp lý hay chưa ta cần xem xét vòng quay HTK:

Bảng 2.16: Các hệ số phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch Tuyệt đối Tỉ lệ (%) 1.Giá vốn hàng bán triệu đồng 76.083 63.181 12.902 20,42 2.Hàng tồn kho bình qn triệu đồng 17.546 18.310 (764) (4,17) 3.Vịng quay hàng tồn kho: (3)=(1)/(2) vòng 4.33 3.45 0.88 25,5 4.Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho: (4)=360/ ngày 83,14 104,35 (21,21) (20,33)

(3)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCĐKT và BCKQKD năm 2018 và 2019 của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Nam Hà Nội)

Hiệu quả quản lý HTK của Cơng ty tăng từ 3.45 vịng năm 2018 lên 4.33 vòng vào năm 2019, tức là tăng lên 0.88 vòng, tương ứng với tỉ lệ tăng là 25,5%. Làm cho số ngày 1 vòng quay HTK giảm từ 104,35 ngày năm 2018 xuống 83,14 ngày năm 2019, đã giảm 21,21 ngày so với năm trước, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn vật tư hàng hoá. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng từ 63.181 triệu đồng năm 2018 lên 76.083 triệu đồng năm 2019. Đồng thời HTK bình quân giảm từ 18.310 triệu đồng năm 2018 xuống 17.546 triệu đồng vào năm 2019, tương đương với giá trị giảm là 764 triệu đồng. Từ đó đã giúp tăng tốc độ luân chuyển HTK. Khi tốc độ luân chuyển HTK nhanh sẽ giúp tiết kiệm các khoản chi phí lưu trữ tồn kho, hạn chế những rủi ro nhất định về mặt tài chính cho DN, đặc biệt trong trường hợp HTK được tài trợ bằng vốn vay.

Vòng quay HTK của DN là cao, cuối năm tăng so với đầu năm. Vì vậy, trong thời gian tới Cơng ty cần có thêm nhiều biện pháp quản lý HTK hữu hiệu hơn nhằm duy trì đẩy nhanh số vòng quay HTK, giảm thiểu lượng vốn ứ đọng trong khâu dự trữ, giúp Công ty chủ động hơn về vốn trong hoạt động SXKD.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Nam Hà Nội (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w