Chế định về công ty hợp danh.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 26 - 30)

a. Sự cần thiết ban hành công ty hợp danh.

Việc ban hành chế định về công ty hợp danh là thực sự cần thiết bởi

những lý do sau.

Thứ nhất, tuy chỉ đến Luật Doanh nghiệp1999, công ty hợp danh mới

được công nhận nhưng trên thực tế một số yếu tố của công ty hợp danh đã manh nha trong loại hình “nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định” theo Nghị

định số 66/CP của chính phủ ngày 02/03/1992. Sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, các “nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định” sẽ có đủ điều kiện đăng ký để hoạt động dưới hình thức cơng ty hợp danh.

Thứ hai, thực tế cho thấy hai loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn

và công ty cổ phần chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Trong xã hội vẫn tồn tại những ngành nghề mà khi kinh doanh, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải thành lập và hoạt động dưới hình thức cơng ty hợp danh. Đó là những ngành nghề liên quan đến sức khoẻ tính mạng và các mặt sinh hoạt quan trọng của con người như dịch vụ khám, chữa bệnh, thiết kế kiến trúc dịch vụ tư vấn pháp lý, giám định hàng hoá vv…Khi kinh doanh các ngành nghề đặc biệt này, các cá nhân cung ứng dịch vụ phải có đủ điều kiện chuyên mơn tương ứng và phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với các thiệt hại xảy ra. Nói cách khác, đối với các ngành nghề mà người sử dụng dịch vụ khơng thể và khơng có điều kiện biết trước kết qủa của việc sử dụng dịch vụ đó nên loại hình cơng ty hợp danh là thích hợp hơn cả.

Thứ ba, công ty hợp danh có những lợi thế hơn hẳn nhiều loại hình

kinh doanh khiến cho nó trở nên hấp dẫn với các nhà kinh doanh. Những lợi thế đó là:

+ Về phía đối tác, so với các cơng ty có chế độ cơng ty trách nhiệm hữu hạn các đối tác thường thích làm ăn với các cơng ty có trách nhiệm vơ hạn hơn. Bởi lẽ trong công ty trách nhiệm hữu hạn các thành viên chịu trách nhiệm với các khoản nợ trong phạm vi phần vốn góp vào cơng ty, cịn trong các cơng ty trách nhiệm vơ hạn thì các thành viên chịu trách nhiệm với các khoản nợ bằng tồn bộ tài sản của mình.

+ Về phía mình, các chủ cơng ty hợp danh có khả năng được ngân hàng cho vay vốn hoặc hoãn nợ. Điều này cũng bởi các thành viên của công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của mình.

+ Cơng ty hợp danh có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, ít chịu sự dàng buộc của pháp luật. Pháp luật dành quyền rộng rãi cho các thành viên thoả thuận với nhau về việc tổ chức điều hành, đại diện công ty.

b. Khái niệm và đặc điểm công ty hợp danh.

Luật Doanh nghiệp quy định khái niệm công ty hợp danh là tổ chức kinh

tế có ít nhất hai thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chun mơn, uy tín, nghề nghiệp. Ngồi các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong giá trị phần vốn góp vào cơng ty.

Với cách định nghĩa trên có thể thấy điều kiện cần của cơng ty hợp danh là phải có ít nhất một thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, nên các chủ đầu tư có thể chọn một trong hai kiểu cơng ty như sau :

Kiểu 1: Tồn bộ các thành viên đều la thành viên hợp danh và liên đơí

chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cơng ty bằng tồn bộ tài sản của mình. Bản chất pháp lý của kiểu này gần giống như doanh nghiệp tư nhân.

Kiểu 2: Có hai thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

Loại hình này giống cơng ty đối vốn đơn giản.

Giống như doanh nghiệp tư nhân, trong cơng ty hợp danh khơng có sự

nhiên cơng ty hợp danh có năng lực chủ thể độc lập, hoạt động dưới danh nghĩa công ty, tức là bản thân cơng ty có quyền và nghĩa vụ pháp lý tách khỏi thành viên công ty.

c. Quyền và nghĩa vụ của thành viên.

Luật Doanh nghiệp quy định thành viên hợp danh có quyền quản lý điều

hành công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

Quyền này xuất phát từ chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh. Ngược lại, thành viên góp vốn khơng tham gia quản lý, điều hành công ty mà chỉ có vai trị như cổ đơng góp vốn, có quyền được chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty. Trong công ty hợp danh, quyền của thành viên góp vốn bị hạn chế. Các quyền cụ thể của thành viên này do điều lệ cơng ty quy định song nói chung, thành viên góp vốn cũng có quyền giống như cổ đông không điều hành trong công ty cổ phần như quyền chuyển nhượng phần vốn góp, được thơng tin về hoạt động kinh doanh của công ty, quyền tham gia quyết định về tổ chức lại, giải thể công ty…

d. Thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty hợp danh.

Luật Doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về cơ cấu quản lý cơng ty hợp

danh. Nói chung tư cách hợp thể của công ty hợp danh không tách khỏi thành viên là chủ sở hữu công ty, do đó trong cơng ty hợp danh thường khơng có bộ máy quản lý riêng. Tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý và đại diện cho cơng ty. Về bản chất công ty hợp danh là công ty đối nhân, có nghĩa là thành viên công ty là những người quen biết có quan hệ mật thiết với nhau, việc quản lý công ty là vấn đề nội bộ giữa các thành viên, do đó Luật Doanh nghiệp cho phép điều lệ công ty xác định cơ cấu quản lý của công ty hợp danh. Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ

phần trong đó chủ sở hữu ( thành viên hoặc cổ đông) biểu quyết theo nguyên tắc đa số vốn, trong công ty hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Do công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mới mẻ, Luật Doanh nghiệp mới đưa ra một số quy định về nguyên tắc. Chính phủ sẽ quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty hợp danh và các lĩnh vực, ngành nghề mà người kinh doanh bắt buộc phải hoạt động dưới hinh thức công ty hợp danh.

Chương 2. Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999 những năm qua

I. Công tác tổ chức triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)