Nguyên nhân của các kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 42 - 45)

Trong hai năm vừa qua việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã thu được nhiều kết quả mang tính đột phá trong đổi mới kinh tế. Sở dĩ đạt được những kết quả đó là do những nguyên nhân sau đây:

a. Những nguyên nhân từ mặt nhận thức.

Thứ nhất, nhận thức được cần có sự thống nhất cao và rộng rãi trong

các cơ quan Đảng,

Nhà nước và nhân dân về sự cần thiết phải đổi mới có tính đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, giải phóng lực lượng sản xuất góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về tiếp tục đẩy mạnh cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

Hai là, nhận thức được cần có sự kết hợp đổi mới chính sách kinh tế và

cải cách hành chính trong triển khai thi hành Luật. Thực tế cho thấy việc thực hiện các nội dung đổi mới kinh tế trong Luật Doanh nghiệp khó đạt được, nếu khơng có những cải cách hành chính cần thiết, dứt khoát kèm theo.

b. Những nguyên nhân từ nội dung Luật

Luật có nội dung đầy đủ, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, điều này thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, Nội dung của Luật xuất phát từ địi hỏi của tình hình đất

nước, và phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nội dung của Luật hướng về trao quyền, đề cao và tôn trọng quyền hợp pháp của người dân và doanh nghiệp để họ tự quyết định, tự chủ và sáng tạo trong đầu tư và kinh doanh, thay vì chỉ quy định chính sách ưu đãi, ưu tiên như một số Luật khác.

Thứ hai, Nội dung Luật Doanh nghiệp phù hợp với các nguyên tắc

của kinh tế thị trường, các thông lệ thương mại quốc tế.

Thứ ba, Nội dung của Luật Doanh nghiệp về cơ bản rõ ràng, cụ thể,

có nhiều điều quy định có thể thực hiện được ngay mà khơng cần có sự hướng dẫn. Nội dung của Luật thể hiện rõ ngun tắc cơng bằng, bình đẳng khơng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích cục bộ ngành, địa phương hay doanh nghiệp, phân biệt rõ nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước của cơng chức các cấp với quyền kinh doanh của người dân.

Thật vậy, theo đánh giá của dư luận cũng như cộng đồng các doanh

nghiệp thì việc hướng dẫn thi hành các nội dung của Luật Doanh nghiệp được thực hiện một cách kịp thời và đầy đủ. Nội dung các văn bản hướng dẫn thi hành luật nhìn chung phù hợp, tương thích với nội dung và tinh thần của Luật, khơng có hiện tượng Luật thơng thống, nhưng Nghị định hướng dẫn bó hẹp lại, đến thơng tư lại "bó" thêm một lần nữa như đối với một số luật khác.

d. Những nguyên nhân từ việc chỉ đạo thực hiện.

Sự chỉ đạo thực hiện Luật Doanh nghiệp là quyết liệt, tập trung và kịp

thời ngay từ đầu. Trước hết, bản thân Thủ tướng, các Phó Thủ tướng rất quan tâm và đã trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, theo dõi, động viên và tháo gỡ kịp thời một số vướng mắc trong thi hành Luật (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10 chỉ thị và cơng văn chính thức yêu cầu thực hiện đầy đủ nội dung của Luật Doanh nghiệp).

Thủ tướng đã giao Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp đứng đầu

là Bộ trưởng Trần Xuân Giá trực tiếp giúp Thủ tướng trong việc triển khai tổ chức thực hiện Luật. Tổ công tác thường xuyên theo dõi và đánh giá một cách khách quan việc thi hành Luật Doanh nghiệp trong bộ máy nhà nước và trong giới doanh nghiệp; là nơi luôn thẳng thắn trao đổi và phê phán sức ỳ, trì trệ và những việc làm trái, cản trở Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống; đồng thời, là đầu mối tổ chức tập huấn về Luật Doanh nghiệp cho hàng nghìn chủ doanh nghiệp và người quản lý trong cả nước; cung cấp thông tin cho công chúng về quá trình thực thi Luật Doanh nghiệp, huy động sự ủng hộ của dư luận xã hội vào việc thực hiện đầy đủ nội dung của Luật Doanh nghiệp. Hoạt động có hiệu quả và tích cực của Tổ cơng tác góp phần đảm bảo cho việc thực hiện Luật được nhất quán, không bị chi phối

bởi các quyền và lợi ích cục bộ của cả doanh nghiệp và một số cơ quan nhà nước có liên quan.

e. Những nguyên nhân khách quan.

Luật Doanh nghiệp và việc triển khai thực hiện Luật được dư luận xã

hội, nhất là báo chí truyền thơng và của cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ mạnh mẽ. Họ luôn theo dõi rất sát tồn bộ q trình đưa Luật vào cuộc sống, phát hiện và hiểu được những khó khăn, cản trở trong q trình đó. Đây có thể nói là một lực lượng gây áp lực mạnh và hữu hiệu thúc đẩy các bên ln có ý thức chấp hành đúng và kịp thời các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời, ngăn ngừa được một phần không nhỏ những hành vi cố ý làm trái các quy định của Luật, hạn chế tác động của nó vào cuộc sống thực tế.

III. Những bất cập trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)