hành Luật Doanh nghiệp .
Bên cạnh việc công nhận những kết quả, tiến bộ đã đạt được như trình bày ở trên đây, chúng ta cũng phải ghi nhận một thực tế là vẫn cịn khơng ít khó khăn, cản trở cần tháo gỡ. Những khó khăn cản trở đó bao gồm những nội dung sau.
a. Về văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp.
Từ thực tế hơn hai năm thực hiện Luật Doanh nghiệp có thể rút ra hai vấn đề trong cơng tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật như sau.
Thứ nhất, bên cạnh một số văn bản có nội dung phù hợp thúc đẩy
thêm việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp, thì khơng ít văn bản có nội dung trái với tinh thần và nội dung của Luật Doanh nghiệp, thậm chí cịn
phục hồi lại một số việc “xin – cho” đã bị bãi bỏ. Xin nêu một số ví dụ cụ thể sau đây:
Nghị định số 10/2001/NĐ-CP
Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh đối với 9 loại dịch vụ hàng hải đã đưa ra hàng loạt các điều kiện khơng hợp lý, tạo ra sự bất bình đẳng về quyền và cơ hội kinh doanh, có thiên hướng bảo vệ lợi ích cục bộ, giành quyền kinh doanh dịch vụ hàng hải cho chính những người đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia kinh doanh 9 loại dịch vụ đó, tạo ra dư địa lớn để cán bộ, cơng chức và cơ quan nhà nước có liên quan có quyền can thiệp hành chính, gây sách nhiễu, phiền hà một cách hợp pháp đối với doanh nghiệp bất cứ khi nào. Cụ thể là, đối với dịch vụ đại lý tàu biển, các điều kiện kinh doanh bao gồm:
Giám đốc doanh nghiệp phải trực tiếp làm nghiệp vụ đại lý tàu biển ít nhất hai năm.
Đại lý viên phải tốt nghiệp đại học hàng hải hoặc đại học Ngoại thương có ít nhất ba năm làm nghiệp vụ liên quan đến đại lý tàu biển, có xác nhận về trình độ chun mơn do Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải cấp (là một loại giấy phép biến tướng).
Có số dư thường xuyên trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng tối thiểu một tỷ đồng (biến tướng của vốn pháp định) hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đại lý tàu biển. Kinh doanh các loại dịch vụ tàu biển khác được quy định trong nghị định cũng đòi hỏi các điều kiện tương tự.
Có thể nói Nghị định số 10/2001/NĐ-CP là một nghị định điển hình có nội dung khơng phù hợp với nội dung và tinh thần của Luật Doanh nghiệp, thông lệ quốc tế, phần nào phục hồi lại những quyền và lợi ích cục bộ của những người có liên quan .
Nghị định số 14/2001/NĐ-CP
Nghị định này do bộ cơng an trình Chính phủ ban hành có Điều 5 hoàn toàn trái với nội dung Điều 13, khoản 2 Điều 12 và Điều 17 của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể là khoản 2 Điều 5 Nghị định số 14/2001/NĐ-CP quy định trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có “giấy chứng nhận về an ninh trật tự”. Như vậy, “an ninh trật tự” là điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ và phải có trước khi thành lập doanh nghiệp. Trong khi đó hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định Điều 13 Luật Doanh nghiệp chỉ gồm 3 loại giâý tờ, trong đó khơng có giấy chứng nhận an ninh trật tự (và cơ quan đăng ký kinh doanh khơng có quyền u cầu nộp thêm giấy tờ khác). Điều đáng nói thêm là Chính phủ có thể không cần ban hành thêm Nghị định số 14/2001/NĐ-CP, mà chỉ cần bổ sung thêm “dịch vụ bảo vệ” vào khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2001/NĐ-CP là đủ (hai nghị định này ban hành cách nhau hai tháng, tức là hai nghị định do Bộ Công an soạn thảo gần như đồng thời với nhau, nội dung về bản chất như nhau, nhưng quy định trái ngược nhau.
Nội dung trái ngược như trình bày trên đây đã gây thêm khó khăn cho cả người đăng ký kinh doanh và cả cán bộ nhà nước có liên quan trong đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ; làm cho việc đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ không thể thực hiện được do chần chừ, do dự và lúng túng trước các quy định trái ngược nhau, hoặc cố ý gây phiền hà đối với người đăng ký kinh doanh.Điều đáng nói thêm là Chính phủ có thể khơng cần ban hành thêm nghị định số 14/2001/NĐ-CP, mà chỉ cần bổ sung “dịch vụ bảo vệ” vào khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2001/NĐ-CP là đủ.
Nghị định số 27/2001/NĐ-CP
Nghị định quy định điều kiện (i) phải có phương án kinh doanh, (ii) ký quỹ 50 triệu đồng Việt nam đối với kinh doanh lữ hành nội địa, 250 triệu
đồng đối với kinh doanh lữ hành quốc tế , (iii) giấy phép lữ hành quốc tế, và (iv) có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ. Thực tế hơn 15 năm chuyển sang kinh tế thị trường cho thấy tất cả doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngồi quốc doanh, đều có phương án kinh doanh. Tuy vậy phương án kinh doanh là điều bí mật của doanh nghiệp, khơng tiết lộ được cho đối thủ cạnh tranh. Nay u cầu phải có phương án kinh doanh trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền là khơng hợp lý. Điều đó có thể gây lo ngại đối với doanh nghiệp, đồng thời, tạo kẽ hở để cán bộ nhà nước có liên quan có thể lợi dụng can thiệp, sách nhiễu đối với doanh nghiệp hoặc lạm dụng quyền lực, vị thế quản lý nhà nước để trục lợi, gây hại cho doanh nghiệp. Yêu cầu vốn ký quỹ là một biến tướng của “vốn pháp định” với những tác hại đối với doanh nghiệp và quản lý nhà nước đã được làm rõ từ đúc kết kinh nghiệm 9 năm (1991-1999) thi hành Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), và đã bị bãi bỏ theo Luật Doanh nghiệp.
Nghị định 45/2001/NĐ-CP
Nghị định này đã đặt ra ít nhất 6 loại giấy phép mới. Đó là: giấy phép tư vấn lập quy hoạch, giấy phép thiết kế cơng trình, giấy phép sản xuất điện, giấy phép truyền tải điện, giấy phép phân phối điện, giấy phép kinh doanh và cung ứng điện. Thêm vào đó, Nghị định giao Bộ Cơng nghiệp vừa có thẩm quyền cấp giấy phép, vừa quy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện cấp phép và thời hạn hiệu lực của giấy phép.
Nghị định 55/2001/NĐ-CP
Có thể nói văn bản này đã “Nghị định hố” các loại giấy phép trước đây được quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-TCBĐ ngày 29 tháng 9 năm 1998 của tổng cục bưu điện, bao gồm: giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet, giấy phép cung cấp dịch vụ thông tin Internet, giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng. Cũng tương tự như Nghị định số
45/2001/NĐ-CP, Nghị định này giao cho tổng cục Bưu điện thẩm quyền cấp phép, đồng thời, quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện cấp phép và thời hạn hiệu lực của giấy phép, không quy định cơ quan có thẩm quyền giám sát việc cấp phép của Tổng cục Bưu điện. Có thể nói những nội dung cơ bản của Nghị định lại được trao cho tổng cục Bưu điện cụ thể hoá, tạo ra nguy cơ tổng cục “vừa đá bóng, vừa thổi cịi”.
Nghị định 86/2001/NĐ-CP
Nghị định này khôi phục lại Giấy phép đánh bắt cá xa bờ và Giấy phép hoạt động nghề cá (đã bị bãi bỏ theo quyết định 19/2000/QĐ-TTg) dưới hình thức giấy phép khai thác thuỷ sản.
Quyết định 4126/2001/QĐ-BGTVT, 4127/2001/QĐ-BGTVT
Hai quyết định nói trên của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thi hành Luật giao thông đường bộ, Tuy vậy, một số nội dung có liên quan đến việc thi hành và áp dụng Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luậy Doanh nghiệp. Khơng ít các nội dung trong đó là chưa rõ ràng, chưa hợp lý có nguy cơ khơi phục lại giấy phép vận tải hành khách, giấy phép vận tải hành khách theo hợp đồng (dưới hình thức kém rõ ràng hơn) đã được bãi bỏ theo quyết định số 19/2000/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/02/2000 về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Điểm lại một số nội dung không phù hợp với Luật Doanh nghiệp
trong các văn bản pháp luật liên quan đã cho thấy một số điểm đáng lưu ý sau đây:
Một là, các văn bản có một số nội dung không phù hợp với Luật
Doanh nghiệp đều được ban hành từ năm 2001, khi việc chỉ đạo thực hiện Luật Doanh nghiệp hình như đã khơng cịn là nhiệm vụ trọng tâm của Chính
phủ, những nỗ lực giám sát thi hành Luật Dônh nghiệp từ Chính phủ và dư luận xã hội cũng đã giảm.
Hai là, các nội dung trái với Luật Doanh nghiệp thể hiện khá rõ lợi
ích cục bộ của chính cơ quan kiến nghị ban hành. Họ thường định rõ giấy phép mà họ cấp rồi sau đó tự họ quy định cách thức tiến hành cấp, hoặc quy định những điều kiện mà chính những người hiện “trong cuộc” mới có, ngăn chặn một cách hợp pháp “ngưịi ngồi cuộc” gia nhập thị trường cùng cạnh tranh với họ.
Ba là, trong năm 2001 những nỗ lực về bỏ giấy phép không thành,
trái lại, đã có thêm khoảng 10 giấy phép mới, một số rào cản như vốn pháp định hoặc giấy phép đã bãi bỏ nay đã được phục hồi dưới hình thức khác.
Bốn là, có những quy định khơng những là khơng phù hợp, mà thậm
chí trái với nội dung của Luật Doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Luật Doanh nghiệp.
Cuối cùng, điểm đáng lưu tâm nhất là các quy định không phù hợp
hoặc trái với nội dung và tinh thần của Luật Doanh nghiệp đó đã phục hồi và phát triển thêm cơ chế xin- cho, làm xấu đi mơi trưịng kinh doanh, chưa phù hợp chủ trương đẩy mạnh cải cách định hưóng thị trường, nhất là cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, góp phần làm giảm của cộng đồng doanh nghiệp đối với tính nhất quán và ổn định của luật pháp và chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngun nhân bao trùm của tình trạng nói trên là về thực chất chưa có sự nhất trí, chưa quán triệt đầy đủ và nhất quán từ trung ương đến địa phương hướng và nội dung cải cách cải thiện môi trường kinh doanh, huy động nội lực phát triển kinh tế đất nước.
Tư tưởng cố tìm cách níu kéo, tiếp tục duy trì cơ chế xin - cho vẫn còn phổ biến trong các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương. Vì vậy, những quyền và lợi ích cục bộ được ngụy trang dưới danh nghĩa của nhà nước vẫn len lỏi bằng nhiều cách vào nội dung các văn bản mới ban hành. Trong khi đó, quy trình giám sát, quy trình ban hành các văn bản pháp quy chưa được chặt chẽ, chưa có cơ quan đủ vị thế và năng lực chuyên môn để giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định nội dung văn bản vừa ban hành đảm bảo các văn bản đó phù hợp với xu hướng và nội cải cách mà Đảng và Nhà nước đang hướng tới.
Thứ hai, một số văn bản cần thiết hướng dẫn thi hành Luật vẫn chưa
được ban hành.
Cho đến nay vẫn còn một số văn bản quan trọng liên quan đến triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp chưa được ban hành. Cụ thể các văn bản chưa ban hành bao gồm:
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần và góp vốn theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Doanh nghiệp.
+ Nghị định về xử phạt hành chính trong đăng ký kinh doanh
+ Quy định hướng dẫn phối hợp xác nhận và quản lý lý lịch tư pháp trong đăng ký kinh doanh, v.v...
Những điều này đang thực sự hạn chế tác dụng của Luật Doanh
nghiệp trên các mặt:
Một là, chưa thu hút được vốn nước ngoài đầu tư vào các doanh
Hai là, chưa áp dụng được các biện pháp xử phạt hành chính đối với
các vi phạm hành chính trong thực hiện Luật Doanh nghiệp; chưa có đủ cơng cụ hướng dẫn và quản lý có hiệu quả đối với một số ngành, nghề kinh doanh mới xuất hiện (như dịch vụ việc làm, môi giới hơn nhân gia đình, v.v...); chưa hướng dẫn đủ cụ thể về những yêu cầu đối với đặt tên doanh nghiệp để tránh những hiểu nhầm hoặc phản ứng tiêu cực khơng đáng có đối với Luật Doanh nghiệp, v.v... Điều này góp phần làm cho Luật Doanh nghiệp chưa được thực hiện nghiêm chỉnh cả từ phía doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Ba là, người muốn kinh doanh dịch vụ pháp lý, dịch vụ kinh doanh
thuốc thú y, thuỷ sản chưa được đăng ký kinh doanh và chưa hành nghề. Thêm vào đó chất lượng một số văn bản do một số bộ ban hành, nhất là các văn bản hướng dẫn về điều kiện kinh doanh và cấp chứng chỉ hành nghề, còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhiều bất hợp lý trong các quy định về điều kiện kinh doanh, cấp chứng chỉ hành nghề không những chưa khắc phục được, mà thậm chí trong một số trường hợp cịn tăng thêm. Chẳng hạn, các thông tư số 19/2000/Tt- BYT, số 20/2000/TT-BYT, số 21/2000/TT-BYT, số 01/2001/TT-BYT, số 03/2001/TT-BYT, số 03/2001/TT-BYT của Bộ Y tế là ví dụ về việc tăng thêm bất hợp lý, khó khăn, tốn kém đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực y tế đang phức tạp khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Ví dụ, theo quy định hiện hành, một người đăng ký hộ kinh doanh cá thể hành nghề khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp kinh doanh thuốc y học cổ truyền (gồm thuốc thành phẩm, diệu lược chín, diệu lược chưa bào chế), thì trước hết phải xin Sở Y tế cấp bốn loại chứng chỉ hành nghề (chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng
y học cổ truyền, Chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền để đăng ký kinh doanh thuốc thành phẩm, Chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền để đăng ký kinh doanh thuốc phiến và Chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền để đăng ký kinh doanh dược liệu sống). Sau khi có chứng chỉ hành nghề, làm hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi kinh doanh. Cuối cùng còn phải xin Sở Y tế cấp thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện và tiêu chuẩn thành lập cơ sở hành nghề y học cổ truyền, và kể tới thời điểm đó mới được quyền kinh doanh. Điều đáng nói thêm là trong Thông tư 20/200/TT-BYT (giống như các Thông tư khác) không quy định về thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề, người muốn được cấp chứng chỉ hành nghề phải qua một kỳ thi tìm hiểu pháp luật về hàmh nghề y, dược, phải qua Hội đồng Y Dược học cổ truyền xem xét và kiến nghị giám đốc Sở cấp. Như vậy có thể xảy ra trường hợp, chừng nào chưa có đủ số lượng người nộp đơn để tổ chức kiểm tra, hoặc đủ để cho Hội đồng họp, thì người muốn hành nghề vẫn phải tiếp tục chờ.
b. Về nhận thức và tổ chức chỉ đạo thực hiện Luật.
Việc nhận thức và tổ chức chỉ đạo trong khơng ít cơ quan thuộc hệ
thống cơ quan nhà nước là thụ động, chưa đầy đủ và kém nhiệt tình, thậm chí có nơi cịn trì hỗn hoặc làm trái.
Thứ nhất, nhận thức về Luật Doanh nghiệp ở cán bộ cấp tỉnh, ngay
cả trong một số cán bộ lãnh đạo Bộ, tỉnh cũng còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất. Trao đổi với cán bộ lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng đăng ký kinh doanh cho thấy, các Sở chuyên ngành khác thường phàn nàn về việc Phòng đăng ký kinh doanh cấp đăng ký kinh doanh mà không hỏi ý kiến của họ; và từ đó, cứ mỗi lần có hiện tượng tiêu cực xảy ra đều có báo