Tiến hành đưa Luật Doanh nghiệp về vùng nông thôn

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 94 - 96)

Đây là phương hướng chính sách vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài. Biện pháp cụ thể bao gồm:

Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải nhận thức rõ và coi việc phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và dân doanh nói chung là trọng tâm chiến lược ở địa phương và việc đưa Luật Doanh nghiệp phát huy tác dụng trên phạm vi địa phương là công cụ trọng tâm thực hiện chiến lược đó.

Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo (lập Tổ công tác thường trực) các Sở giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước trong ngày, trường hợp đặc biệt, không quá 3 ngày. Tuyên truyền rộng rãi để nhân dân, nhất là những người có ý định kinh doanh, hiểu được sự thay đổi cơ bản này trong lề lối làm việc của các cơ quan nhà nước địa phương để họ ủng hộ, hưởng ứng và giám sát thực hiện. Sở nào, cá nhân nào chậm trễ thì phê bình, nhắc nhở ngay trước cơng luận.

Chỉ đạo (có thể lập Tổ cơng tác hoặc giao một Sở chủ trì) nghiên cứu phát hiện và tập hợp các rào cản đối với hoạt động kinh doanh - tức là khó

khăn từ bên ngồi (bao gồm: tập qn, thói quen, văn hố, thể chế, chính sách, v.v...) và khó khăn nội tại bên trong của doanh nghiệp; trên cơ sở đó, xây dựng chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệp trên phạm vi địa phương.

Xây dựng và triển khai chương trình khởi sự doanh nghiệp, với các hoạt động có thể bao gồm: (i) Giới thiệu tiềm năng và cơ hội kinh doanh ở địa phương, thái độ chính trị của các cơ quan nhà nước địa phương đối với những người đến kinh doanh tại địa phương, các chính sách hỗ trợ của địa phương đối với người khởi nghiệp kinh doanh tại địa phương. Các "chiến dịch" tuyên tuyền thực hiện nhằm vào các nhà kinh doanh tiềm năng ở các thành phố lớn, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, các tổ chức nước ngồi, kể cả phi chính phủ, người nước ngồi và việt kiều; và dân cư ở địa phương. (ii) Tìm kiếm, tập hợp những tổ chức cá nhân có ý muốn nghiên cứu và lập doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào địa phương, tìm hiểu nhu cầu, vướng mắc của họ để động viên và giúp đỡ kịp thời; (iii) Hỗ trợ tất cả các thủ tục cần thiết đối với cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp, thực hiện đầu tư để hoạt động kinh doanh của họ nhanh chóng được bắt đầu; (iv) Tiếp tục theo dõi, phát hiện khó khăn, cùng doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong phạm vi năng lực và thẩm quyền của Chính quyền địa phương; (v) Xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ vi phạm Luật Doanh nghiệp hoặc gây khó khăn phiền hà, khơng giải quyết kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng và thẩm quyền, hoặc biết được khó khăn, vướng mắc mà khơng báo cáo.

Xây dựng các tiểu khu công nghiệp hoặc "vườn ươm" doanh nghiệp nhằm tạo các điều kiện thuận lợi, dễ dàng với chi phí hợp lý, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động trong những năm đầu mới thành lập.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)