Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp góp phần cải thiện đáng kể môi trường
đầu tư kinh doanh.
Theo đánh giá của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước, dư luận xã hội trong nước và quốc tế, Luật Doanh nghiệp là cơ sở pháp lý thúc đẩy đổi mới tư duy theo hướng thừa nhận và tôn trọng quyền thành lập doanh nghiệp là quyền của công dân, thúc đẩy thay đổi cách thức quản lý, kiểm soát sang hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã góp phần cải thiện một cách đáng kể môi trường kinh doanh ở nước ta. Đó là:
Luật Doanh nghiệp đã thể chế hố quyền kinh doanh của cơng dân theo quy định của Hiến pháp “Cơng dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” trên nguyên tắc doanh nghiệp được kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật khơng cấm. Nhờ đó, doanh nghiệp đã từng bước được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản trong kinh doanh, điều này khắc phục một bước tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, hạn chế dần sự can thiệp hành chính bất hợp lý và thiếu căn cứ pháp lý của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp về cơ bản đã tạo lập được sự bình đẳng về cơ hội kinh doanh. Ngày nay, mọi tổ chức, cá nhân (khơng thuộc đối tượng cấm kinh doanh), nếu có cơ hội hoặc sáng kiến kinh doanh, đều thành lập được doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể để thực hiện cơ hội hoặc sáng kiến kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp đã trở thành một khâu đột phá về cải cách hành chính, thể hiện trên ba mặt cơ bản sau:
Một là, đơn giản hố được trình tự, thủ tục và hồ sơ thành lập doanh
nghiệp. Nhờ đó, theo số liệu điều tra nhiều nguồn khác nhau, thời gian thành lập doanh nghiệp đã giảm từ khoảng hơn 90 ngày trước đây xuống trung bình cịn khoảng 7 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. ở nhiều tỉnh, thời gian đăng ký kinh doanh đã rút xuống còn 2 đến 4 ngày. ở thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm đăng ký kinh doanh qua mạng, rút ngắn thời hạn đăng ký kinh doanh xuống chỉ cịn một giờ. Chi phí cho việc đăng ký kinh doanh cũng đã giảm đáng kể, từ khoảng trung bình 10 triệu đồng, xuống cịn khoảng 5 trăm ngàn đồng.
Hai là, tạo được cơ sở pháp lý phân định rõ quyền của Nhà nước, của
cán bộ công chức Nhà nước, với quyền của người đầu tư và của doanh nghiệp, từng bước xố bỏ thói quen ôm đồm, làm thay và gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp từ phía cơ quan Nhà nước.
Ba là, đã bãi bỏ được 150 loại giấy phép kinh doanh, qua đó, xố bỏ
được một phần không nhỏ những cản trở hành chính bất hợp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp đã mở rộng quyền tự chủ, sáng tạo cho hoạt động
kinh doanh, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đảm bảo tính ổn định về chính sách của Nhà nước, tính minh bạch trong quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều ngành, nghề trở nên ổn định và chắc chắn hơn, khơng cịn bị giới hạn bởi nội dụng hạn hẹp, cứng nhắc và thời hạn ngặt nghèo của giấy phép. Nhờ đó, đã giảm được đáng kể những rủi ro và chi phí kinh doanh phát sinh trong việc xin phép, xin ra hạn giấy phép.
Chính vì những yếu tố trên mà doanh nghiệp có thể an tâm và tự tin
hơn trong việc khởi sự kinh doanh, trong đầu tư mở rộng phạm vi và quy mơ kinh doanh.
Thứ hai, Góp phần tăng nhanh số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập.
Thật vậy, riêng số doanh nghiệp đăng ký mới trong năm 2000 đã
bằng hoặc gần bằng số doanh nghiệp đăng ký trong suốt 9 năm (1991- 1999). Theo thống kê sơ bộ, ngay trong năm 2000 số lượng doanh nghiệp mới đăng ký là 14.400 doanh nghiệp, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 1999. Trong số doanh nghiệp mới đăng ký trong cả nước, có khoảng 88% số
doanh nghiệp (tức khoảng gần 12.800) thành lập mới, 9% số doanh nghiệp thành lập bằng chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể, số còn lại được chuyển đổi từ hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp khác. Năm 2001 là 19.801 doanh nghiệp mới đăng ký, tăng gần 50% so với năm 2000. Ngoài ra trong hai năm 2000-2001 cịn có thêm gần 300.000 hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký kinh doanh (Tài liệu số 7).
Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp cũng có thay đổi đáng kể. Trong số doanh nghiệp thành lập năm 2000 có 6.468 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 44%), 7.244 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 51%), trong đó có gần
khoảng 50 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 726 công ty cổ phần và 3 công ty hợp danh. (Trong những năm 1991-1999 doanh nghệp tư nhân chiếm khoảng 75% tổng số doanh nghiệp). Số công ty cổ phần mới thành lập trong năm 2000 nhiều hơn số công ty cổ phần được thành lập trươcs đó (khơng kể doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá). Năm 2001 trong số doanh nghiệp thành lập có 7.100 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 36%), 7.244 cơng ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 56%), trong đó có gần khoảng 50 cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 1.550 công ty cổ phần và 3 công ty hợp danh (Tài liệu số 7).
Doanh nghiệp cịn mở rộng thêm quy mơ và địa bàn kinh doanh dưới nhiều hình thức như mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư thêm vốn, sử dụng thêm lao động, v.v...Đây cũng là hiện tượng mới rõ nét hơn nhiều so với thời kỳ trước đó, trong 2 năm 2000-2001, trong cả nước có khoảng 9.200 chi nhánh, và 900 văn phòng đại diện đăng ký thành lập. (Tài liệu số 7).
Những thành tựu trên chứng tỏ việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã “Thổi một luồng sinh khí mới” vào mơi trường kinh doanh, đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tinh thần tự lập nghiệp trong các
tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy hình thành một thế hệ doanh nhân trẻ và đầy tiềm năng, khuyến khích tính sáng tạo tự chủ trong kinh doanh, làm cho cộng đồng doanh nghiệp tự tin hơn trong hoạt động đầu tư và kinh doanh, tăng thêm sự tin tưởng của nhân dân vào đường lối và chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước.
Như thế, nhân dân nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đã ủng hộ, hưởng ứng và đón nhận "luồng sinh khí mới" một cách tích cực trên phạm vi tồn quốc. Đa số doanh nghiệp đã nhận thức được sự thay đổi về quyền kinh doanh và nhanh chóng phát huy sáng kiến, tận dụng các cơ hội kinh doanh, trên nguyên tắc được kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Rõ ràng, Luật Doanh nghiệp là một trong các điển hình về "ý Đảng hợp lịng dân", nhanh chóng phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống.
Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp mới đăng ký hơn hai năm qua mới chỉ đưa tỷ lệ bình quân đầu người trên doanh nghiệp đạt đến gần 1000 người/ doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ rất thấp so với mức bình quân ở nhiều nước khác (50 người/ một doanh nghiệp, thậm chí có nơi như Hồng Kơng thì 5 người/ một doanh nghiệp). Như vậy, chỉ xét riêng về số lượng, thì tổng số doanh nghiệp hiện nay ở nước ta còn rất nhỏ bé so với yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do đó vấn đề chủ yếu quan trọng ở nước ta là khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy người dân thành lập thêm nhiều doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả để làm ra nhiều của cải cho xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định cho người lao động, chứ không phải lo ngại về có quá nhiều doanh nghiệp mới đườc thành lập.
Trong hai năm 2000-2001, các doanh nghiệp đã đăng ký mới và bổ sung tổng cộng gần 55.000 tỷ đồng vốn (khoảng gần 4 tỷ đô la Mỹ), không thấp hơn số vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cùng thời kỳ. Năm 2000 tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đạt khoảng 24.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,65 tỷ đơ la Mỹ), trong đó có 17.000 tỷ đồng là vốn đăng ký mới và 7.000 tỷ đồng vốn đăng ký bổ sung, gấp khoảng gần 5 lần so với năm 1999. Năm 2001 là 35.500 tỷ đồng, trong đó vốn mới đăng ký là 26.500 tỷ đồng, và số vốn đăng ký mới bổ sung là 9.000 tỷ đồng; tăng hơn 1,78 lần so với năm 2000. (Tài liệu 7).
Và đến hết quý I năm 2002, cả nước có khoảng 9426 tỷ đồng vốn mới đăng ký, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2001. ( Tài liệu 7)
Việc có số lượng lớn doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn khá
lớn được đầu tư kinh doanh này cũng đã làm tăng nhu cầu về thuê văn phòng, mua sắm thiết bị văn phịng, vật liệu xây dựng, ơ tô và phương tiện vận chuyển khác, vv…Nhờ đó, nhu cầu có khả năng thanh tốn của nền kinh tế đã có bước cải thiện.
Thứ tư, Góp phần tạo thêm khoảng hơn 700 ngàn chỗ làm việc mới,
tăng thu nhập cho người lao động.
Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì số doanh nghiệp
mới đăng ký kinh doanh, mở rộng thêm quy mô và địa bàn kinh doanh đã tạo ra khoảng 500 chỗ làm việc mới, số hộ kinh doanh cá thể đăng ký mới cũng đã tạo thêm khoảng hơn 200 chỗ làm việc mới. Trung bình thu nhập của người lao động ở vùng nông thôn khoảng từ 300-500 ngàn đồng, ở đô thị khoảng 500-700 ngàn đồng. Ngoài ra, một số lượng không nhỏ doanh nghiệp đã tăng thêm vốn đầu tư, mở rộng thêm quy mô kinh doanh, và do đó cũng đã thu hút thêm lao động mới. Số công ăn việc làm mới được tạo ra
nhờ tác động trực tiếp của Luật Doanh nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng gần 1/3 số lao động mới tăng thêm hàng năm trong nền kinh tế.
Thứ năm, Việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp bước đầu góp
phần thúc đẩy chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế.
Theo số liệu điều tra 300 doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm 2000 ở 6 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương cho thấy khoảng 32% doanh nghiệp kinh doanh các ngành sản xuất, chế biến; 26% kinh doanh dịch vụ thương mại, 15% kinh doanh xây dựng và dịch vụ thương mại; 21% kinh doanh dịch vụ khác, số còn lại đăng ký kinh doanh tổng hợp. Trong khi đó trước năm 2000, doanh nghiệp sản xuất chế biến chiếm 26%, thương mại và dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình chiếm 61%, xây dựng 3%, số còn lại là dịch vụ khác. ( Tài liệu 7)
Ví dụ như ở tỉnh An giang (theo báo cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh tại Hội nghị Chính phủ triển khai kế hoạch năm 2001) năm 2000 An giang có hơn 100 doanh nghiệp thành lập mới, và hầu hết đều hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Chủ tịch khẳng định việc thực hiện Luật Doanh nghiệp được coi là một trong hai nguyên nhân cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2000.
Và ở thành phố Hồ Chí Minh, theo điều tra sơ bộ 32% số doanh nghiệp đăng ký sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến; 39% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ thương mại; cà 29% đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác.
Từ thực tế nói trên có rút ra hai điểm lưu ý: Một là, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất có xu hướng tăng lên. Đó là dấu
hiệu tích cực chứng tỏ người đầu tư đã tin tưởng và yên tâm hơn về tính ổn định và môi trường kinh doanh ở nước ta. Hai là, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các loại dịch vụ khác ngoài dịch vụ thương mại đã tăng lên gấp nhiều lần so với trước. Điều đó chứng tỏ đã có nhiều loại dịch vụ mới xuất hiện trong nền kinh tế, loại hình dịch vụ kinh doanh đã đa dạng hơn nhiều so với trước đây.
Tóm lại, Luật Doanh nghiệp đã có tác động tích cực, lâu dài đối với
phát triển kinh tế đất nước. Việc thực hiện Luật Doanh nghiệp có tác động tích cực đối với phát triển khu vực kinh tế dân doanh. Năm 2000, tốc độ tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực ngồi quốc doanh đạt 18,3% (năm 1999 chỉ 10%); và đạt mức cao nhất trong 10 năm qua. Năm 2001 là 20,3% và quý I năm 2002 là 23%, cao hơn hẳn so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, Việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp cịn có tác
dụng khơng nhỏ về mặt đối ngoại.
Những nội dung có tính đột phá của Luật Doanh nghiệp kết hợp với sự chỉ đạo triển khai thực hiện thể hiện rõ sự nhất quán và quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Chính phủ tiếp tục đổi mới xây dựng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; được dư luận trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Điều đó đã thúc đẩy họ cam kết hỗ trợ mạnh mẽ và nhiều hơn đối với tiến trình cải cách kinh tế ở nước ta. Tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB) và một số nhà tài trợ khác đã đánh giá Luật Doanh nghiệp là một điểm sáng trong thực hiện cải cách thể chế một cách có hiệu quả, cần được nhân rộng khơng chỉ ở nước ta, mà cịn ở các nước đang phát triển khác. Thông qua Luật Doanh nghiệp, họ cũng đã đánh giá cao sự nhất quán và nổ lực của Chính phủ trong đổi mới kinh tế theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó đã khơi thơng thêm được một số vốn viện
trợ ODA, thúc đẩy thêm các nhà đầu tư nước ngồi vào tìm kiếm cơ hội và cam kết thực hiện đầu tư ở nước ta.
Tóm lại, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có
tác dụng tích cực trên nhiều mặt đối với q trình cải cách và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nội dung của Luật và cách thức triển khai thực hiện phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế và yêu cầu của thực tế, được dư luận xã hội, nhất là giới doanh nghiệp, ủng hộ và hưởng ứng một cách rộng rãi. Thực tế hơn hai năm qua cho thấy việc trao quyền tự chủ kinh doanh cho người dân, giảm bớt quyền can thiệp trực tiếp của các cơ quan hành chính Nhà nước,vv…đã khơng tác động tiêu cực tới trật tự kinh tế xã hội, không gây bất ổn định thị trường, như một số ý kiến đã lo ngại trong nhửng thánh đầu năm 2000. Đó là thực tế đầy sức thuyết phục tạo thêm niềm tin cho những đổi mới tiếp theo.