Trong thời gian tới đề nghị ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản dưới đây:
Thứ nhất, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục ngành
nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần và góp vốn theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Doanh nghiệp.
Quyết định này sẽ khuyến khích và tạo cơ hội tham gia vào các hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam, từ đó góp phần tăng khả năng thu hút vốn kinh nghiệm…góp phần thú đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Thứ hai, Nghị định về xử phạt hành chính trong đăng ký kinh doanh.
Điều này xuất phát từ thực tế có một số nơi đang làm trái với quy định của Luật Doanh nghiệp ở khâu cấp đăng ký kinh doanh, ví dụ như tạm ngừng cấp, hoặc không cấp đăng ký kinh doanh đối với một số ngành nghề kinh doanh không thuộc đối tượng cấm kinh doanh…, đặt thêm thủ tục hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ trái với quy định của Luật; không cấp hoặc yêu cầu rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đang cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi địa phương. Nghị định được ban hành sẽ làm giảm các tiêu cực nói trên tạo điều kiện để doanh nghiệp yên tâm kinh doanh.
Thứ ba, ban hành nghị định về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển
một số giấy phép sang quản lý theo hình thức khác (bãi bỏ giấy phép đợt 3). Đây là một bước đột phá mới trong công tác cải cách hành chính nhằm tạo mơi trường thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp , giảm bớt tối đa các cản trở đối với công việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ tư, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Toà án
nhân dân tối cao phối hợp ban hành thông tư liên tịch quy định về việc xác định nhân thân người thành lập doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết.
Thực tế hiện nay vẫn khơng có thủ tục kiểm tra trước khi thành lập
doanh nghiệp, dẫn đến lo ngại về việc những người đó thành lập doanh nghiệp trái với quy định của pháp luật để kinh doanh …Với Thông tư này sẽ giảm bớt lo lắmg về việc không quản lý được nhân thân của người thành lập doanh nghiệp.
Thứ năm, xem xét, nghiên cứu soạn thảo nghị định về điều kiện kinh
doanh và cơ chế quản lý dịch vụ tư vấn và môi giới việc làm.
Dịch vụ tư vấn và môi giới việc làm khá phát triển từ khi có Luật
Doanh nghiệp ban hành, điều này chứng tỏ nhu cầu về tìm kiếm việc làm và dịch vụ môi giới việc làm trong xã hội là rất cao.
Song nhìn chung, cơ quan quản lý nhà nước, nhất là quản lý nhà nước về lao động, thường có đánh giá nhấn mạnh đến một số hiện tượng lừa đảo như thu phí rồi bỏ trốn, hoặc yêu cầu khách hàng chờ, thu phí cao, cấu kết với người sử dụng lao động nhận người đó lấy phí mơi giới, một vài tháng sau sa thải người đó…Các hiện tượng trên là có thực và điều cần ghi nhận là cần có sự thay đổi về quan niệm và áp dụng cách thức quản lý nhà nước có
hiệu quả, giảm các hiện tượng tiêu cực, phát huy mặt tích cực của loại dịch vụ xã hội đang rất cần này. Đó chính là ly do tại sao cần phải ban hành ngay nghị định về điều kiện kinh doanh và cơ chế quản lý dịch vụ tư vấn việc làm.