Bãi bỏ, sửa đổi lại các văn bản, quy định không phù hợp hoặc trái với Luật Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 83 - 86)

Luật Doanh nghiệp

a. Bãi bỏ:

Tất cả các quyết định hành chính do các Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành dưới các hình thức khác nhau về việc tạm ngừng đăng ký kinh doanh những ngành nghề không thuộc đối tượng cấm kinh doanh theo quy định của luật, pháp lệnh và nghị định. Ví dụ như: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng ninh quyết định cấm các nhà nghỉ, khách sạn dưới 12 phịng khơng được đón khách du lịch Trung Quốc (Quyết định số 2631/ QĐ-UB ngày 23 tháng 10 năm 2000). Kết quả là, tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh nhà nghỉ. Hoặc khi người dân đăng ký kinh doanh các ngành, nghề không được ghi trong danh mục ngành, nghề kinh tế quốc dân đã ban hành từ năm 1993, thì các Sở Kế hoạch và Đầu tư đều buộc phải chờ đợi xin ý kiến cơ quan nhà nước khác. Kết quả là việc đăng ký kinh doanh các ngành, nghề đó chậm, kéo dài hơn nhiều so với 15 ngày quy định, hoặc không thể thực hiện được.

Tất cả các quy hoạch phát triển ngành khơng cịn phù hợp với thực tiễn, vừa hạn chế tính sáng tạo và huy động nguồn lực phát triển kinh doanh, vừa tạo ra bất bình đẳng về cơ hội kinh doanh. Đồng thời, tiến hành lập quy hoạch đầy đủ về định hướng phát triển đối với những ngành, địa bàn, sản phẩm chưa có quy hoạch.

b. Sửa đổi lại các nội dung trong các nghị định đã ban hành không phù hợp hoặc trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Từ năm 2000 đến nay, các cơ quan nhà nước, gồm Quốc hội, Chính

phủ và các bộ và cơ quan ngang Bộ đã ban hành khoảng 47 văn bản liên quan đến hiệu lực thi hành Luật Doanh nghiệp. Trong đó, có 2 Luật, 2 pháp lệnh, 13 Nghị định, và 26 thông tư, quyết định. Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân một số địa phương cịn ban hành một sơ quy định áp dụng riêng trên phạm vi địa phương.(Tài liệu số 7)

Về văn bản liên quan đến Luật Doanh nghiệp , có thể chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các văn bản trực tiếp hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp như Nghị định 02/2000/NĐ-CP, Nghị định 03/2000/NĐ-CP, Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg, Thông tư 07/2001/TTLT-BKH-TCTK, Thông tư 08/2001/TT-BKH…Nhóm thứ hai, gồm các văn bản hướng dẫn về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và nhóm thứ ba là các văn bản mà việc thi hành chúng có tác động đến phạm vi hiệu lực của Luật Doanh nghiệp như Luật giao thông đường bộ, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật phòng cháy và chữa cháy vv…

Trước hết, thực tế thi hành Luật Doanh nghiệp cho đến nay đã khẳng định rằng so với các luật khác, nhóm các văn bản thứ nhất (Tổ cơng tác thi hành Luật Doanh nghiệp trực tiếp soạn thảo) được ban hành nhanh hơn, kịp thời hơn, có nội dung hướng dẫn phù hợp với nội dung và tinh thần của Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, việc triển khai thực hiện và đưa các quy định của Luật vào cuộc sống được thực hiện thông suốt, không bị gián đoạn, hiệu lực của Luật nhanh chóng phát huy tác dụng trên diện rộng khắp toàn quốc.

Các văn bản thuộc nhóm hai và ba được ban hành sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, nhất là từ năm 2001. Đánh giá bước đầu về các văn bản thuộc nhóm hai và ba này (kể cả các văn bản đang dự thảo) cho thấy bên cạnh một số văn bản có nội dung phù hợp thúc đẩy thêm việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp , thì khơng ít văn bản có nội dung trái với tinh thần và nội dung của Luật Doanh nghiệp, thậm chí cịn phục hồi một số việc “xin- cho” đã bị bãi bỏ. Xin nêu ra một số ví dụ cụ thể sau đây:

 Nghị định số 10/2001/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh đối với 9 loại hình dich vụ hàng hải, nghị định này phần nào phục hồi lại những lợi ích cục bộ của những người có liên quan (gồm cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp) đã bị Luật Doanh nghiệp và các văn bản trực tiếp hướng dẫn thi hành “tước đi trong năm 2000.

 Nghị định số 14/2001/NĐ-CP do Bộ Cơng an trình Chính phủ ban hành. Nghị định này gây khó khăn cho cả người đăng ký kinh doanh và cán bộ nhà nước có liên quan trong đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ; làm cho việc đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ không thể thực hiện được.

 Nghị định số 27/2001/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh lữ hành, Nghị định yêu cầu người kinh doanh phải có phương án kinh doanh. Điều này có thể gây lo ngại cho doanh nghiệp , đồng thời tạo kẽ hở đẻ các cán bộ nhà nước có liên quan lợi dụng can thiệp sách nhiễu đối với doanh nghiệp hoặc lạm dụng quyền lực, vị thế quản lý nhà nước để trục lợi, gây hại cho doanh nghiệp.

 Nghị định 45/2001/NĐ-CP đặt ra 6 loại giấy phép mới. Đó là: giấy phép tư vấn lập quy hoạch, giấy phép thiết kế cơng trình điện, giấy phép sản xuất điện, giấy phép kinh doanh và cung ứng điện, giấy phép truyền tải điện, giấy phép phân phối điện.

 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP với những nội dung tạo ra nguy cơ Tổng cục Bưu điện “vừa đá bóng, vừa thổi cịi”.

 Nghị định 86/2001/NĐ-CP khôi phục lại giấy phép đánh bắt cá xa bờ và giấy phép hoạt động nghề cá dưới hình thức Giấy phép khai thác thuỷ sản.

 Quyết định 4126/2001/QĐ-GTVT, 4127/2001/QĐ-BGTVT hướng dẫn thi hành Luật giao thông đường bộ.

Giao Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp tập hợp và trình Thủ

tướng Chính phủ, Chính phủ ra quyết định bãi bỏ hoặc sửa đổi hai nhóm văn bản kể trên trong năm 2002; đồng thời, theo dõi giám sát việc bổ sung sửa đổi các văn bản nói trên; trường hợp các Bộ không bổ sung sửa đổi theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thì Tổ cơng tác chủ trì soạn thảo văn bản bổ sung, sửa đổi.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)