tốn kém cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Đề nghị thanh tra Nhà nước trước mắt hướng dẫn chỉ đạo thực hiện tốt Nghị định số 61/1998/NĐ-CP về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, nhất là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giảm bớt chồng chéo, trùng lặp thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tư pháp, Văn phịng Chính phủ, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ và các cơ quan có liên quan cần sớm hồn thành và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống các quy định về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, trong đó xin lưu ý một số điểm sau:
Phân biệt rõ “thanh tra” ,“kiểm tra”, “điều tra”.
Xác định rõ”cơ quan nhà nước có thẩm quyền” trong thanh tra, kiểm tra theo hướng giới hạn vào những việc và lĩnh vực nhất thiết Nhà nước phải duy trì quyền thanh tra, kiểm tra để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội.
Xác định nội dung và phạm vi từng loại thanh tra, kiểm tra.
Xác định rõ tiêu chuẩn đánh giá và kết luận về các kết quả thanh tra, kiểm tra.
kết luận
Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời thay thế cho Luật công ty và
Luật Doanh nghiệp tư nhân sửa đổi đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đổi mới tư duy kinh tế. Hoạt động kinh tế hai năm qua có nhiều khởi sắc, nền kinh tế đất nước đang đi dần tới hội nhập. Đó chính là những thành tựu to lớn mà Luật Doanh nghiệp đạt được trong suốt gần ba năm qua. Nếu như trước đây, Nghị quyết khố 10 đã góp phần quan trọng để giải phóng sức sản xuất trong nơng nghiệp, thì ngày nay, trong cơng cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, dường như Luật Doanh nghiệp cũng được dư luận quốc tế quan tâm ủng hộ như một chính sách đúng đắn để các nước phát triển có thể tham khảo. Song bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, còn rất nhiều việc phải tiếp tục triển
khai để thi hành đúng và đầy đủ tinh thần và nội dung của Luật Doanh nghiệp. Khoá luận tốt nghiệp này đã lần lượt trình bày từ lịch sử hình thành Luật Doanh nghiệp đến thực tiễn áp dụng những năm qua và cuối cùng là đề xuất một vài ý kiến với mong muốn Luật Doanh nghiệp đi vào thực tiễn những năm tới có thể gặt hái được nhiều thành tựu hơn.
Những đánh giá về thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp những năm qua chỉ là những đánh giá ban đầu. Luật Doanh nghiệp mới được ban hành cách đây hai năm và đó chưa phải là khoảng thời gian đủ để một luật thực sự phát huy hết tác dụng. Trong thời gian tới chắc chắn còn nhiều vấn đề phát sinh mà bản khoá luận chưa cập nhật được. Đó là những hạn chế của đề tài này.
Tác giả hy vọng, những phân tích trong phạm vi đề tài khố luận này sẽ góp phần nhỏ bé vào những hiểu biết chung về pháp luật công ty và tạo điều kiện thuận lợi để luật tiếp tục phát huy tác dụng trong thời gian tới.
tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Đảng Cộng sản Việt nam –NXB Chính trị quốc gia – Hà nội 1996.
2. Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam – NXB Chính trị quốc gia 1999.
3. Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết – Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại – NXB Giáo dục 1997.
4. Giáo trình Luật kinh kế – Trường đại học Luật Hà nội - NXB Giáo dục – Hà nội1997.
5. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật – Trung tâm Khoa học và xã hội nhân văn Quốc gia (2001-2002) 6. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Bộ Tư Pháp (2001-2002)
7. Tạp chí Luật học (2001-2002)
8. Thời báo kinh tế Việt nam (2000-2001) 9. Báo diễn đàn doanh nghiệp (2001-2002) 10. Báo diễn doanh nghiệp (2001-2002) 11. Tạp chí pháp lý – Hội luật gia Việt Nam
12. Thực hiện Luật Doanh nghiệp - Kết quả, vấn đề và kiến nghị giải pháp – Dự án VIE 01/025
13. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà nội 2000
14. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành – Nhà xuất bản Giao thông Vận tải Hà nội 2001
15. 205 câu hỏi - đáp về Luật Doanh nghiệp – Nhà xuất bản Giao thông Vận tải 2002.