Tiến tới thống nhất Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp thành một đạo luật doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 87 - 88)

nghiệp thành một đạo luật doanh nghiệp.

Hiện nay ở Việt Nam có tổng thể là 6 loại hình doanh nghiệp bao gồm

(i) doanh nghiệp nhà nước chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995, Nghị định 50/CP ngày 28-8-96,Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 14-09-2001, Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19-6- 2002, (ii) doanh nghiệp đoàn thể, (iii) doanh nghiệp tập thể chịu sự điều chỉnh của Luật hợp tác xã ngày 20-3-1996, (iv) doanh nghiệp tư nhân, (v) công ty gồm (công ty cổ phần, công ty công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh) chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 1999, Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3-2-2000, Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 3-2- 2000,vv…(vi) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm (doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12-11-1996, Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 21-7-2000. Như vậy, Luật Doanh nghiệp vẫn chưa điều chỉnh được hết các loại hình doanh nghiệp, và như thế mơi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi, chưa có sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.

Từ những vướng mắc nêu trên, đề nghị giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Văn phịng Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan từ năm 2003 tiến hành nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật Doanh nghiệp theo hướng tiến tới áp dụng chung cho cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đến cuối năm 2003 thông qua và áp dụng.

Cụ thể là, đối với doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện theo 4 phương án sau đây:

 Tổ chức sắp xếp lại áp dụng cho các doanh nghiệp vốn ít, trình độ cơng nghệ kém, năng lực kém.

 Chuyển phần lớn doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để áp dụng Luật Doanh nghiệp.

 Cổ phần hố thành cơng ty cổ phần.  Giao kinh doanh, khoán kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp đồn thể chuyển thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Đối với doanh nghiệp liên doanh, thực chất loại hình doanh nghiệp này chính là cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Còn doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi thì thực chất chính là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đều có thể đưa về chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.

Tóm lại, việc tiến tới thống nhất Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Doanh nghiệp làm một là việc cần làm và có thể làm được.

III. Nâng cao kỷ cương, kỷ luật thi hành Luật Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)