a. Nguyên nhân về mặt khách quan.
Trong Luật Doanh nghiệp và việc triển khai thi hành, có một số nội
dung mới, phức tạp cần được xử lý theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chúng ta chưa có kinh nghiệm. Ví dụ như vấn đề cổ phần hố cơng ty hố doanh nghiệp nhà nước chưa có thực tiễn, lại chưa được nghiên cứu đầy đủ, nên việc giải quyết các vấn đề đó thường gặp khó khăn nhất là trong giai đoạn khởi đầu.
Luật Doanh nghiệp và việc triển khai thi hành Luật đã thay thế phương thức quản lý cũ bằng phương thức quản lý mới trong chức năng quản lý nhà nước của một số cơ quan có liên quan. Trong khi đó, phần lớn cán bộ cơng chức khơng được chuẩn bị trước, dẫn đến tiếp nhận bị động và chưa kịp thích nghi với cách nghĩ và cách làm mới.
Để triển khai thực hiện đầy đủ Luật Doanh nghiệp cần đến sự thực hiện các văn bản pháp luật khác có liên quan. Những mâu thuẫn, khơng tương thích hoặc khơng rõ ràng chưa được xử lý trong mối liên hệ giữa Luật doanh nghiệp với một số văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật hàng hải, Luật về tổ chức tín dụng, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân,vv…cũng là nguyên nhân của sự chậm trễ, khơng nhất qn, thậm chí trái ngược nhau trong cách lý giải và giải quyết một số vấn đề phát sinh.
Quá trình chuyển sang tư duy và phương pháp làm việc mới theo tinh thần và nội dung của Luật Doanh nghiệp địi hỏi cần có thời gian và nỗ lực ở cả hai phía các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
b. Nguyên nhân về chủ quan.
Chưa có sự nhất trí cao, chưa qn triệt đầy đủ và nhất quán từ Trung
ương đến địa phương về phương hướng và nội dung cải cách cải thiện môi trường kinh doanh, huy động nội lực phát triển kinh tế đất nước.
Quan niệm và phương thức quản ý nhà nước chưa thay đổi kịp, tư tưởng cố tìm cách níu kéo, tiếp tục duy trì cơ chế xin-cho vẫn cịn phổ biến trong các cơ quan nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương. Thực tế cho thấy điều này đã dẫn đến 3 hệ quả đang cản trở mạnh đối với quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp.
Một là, phương thức quản lý nhà nước khơng cịn phù hợp, năng lực
của đội ngũ cơng chức có liên quan thấp so sự phát triển về số lượng, quy mơ và tính đa dạng của hoạt động kinh doanh. Quản lý nhà nước trở nên kém hiệu lực khơng đáp ứng được địi hỏi giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Trước tình hình đó, phản ứng cơng khai hoặc ngấm ngầm, vơ tình hoặc cố ý muốn quay về lề lối cũ, "năng lực quản lý của nhà nước đến đâu thì mở cho dân kinh doanh tới đó", đi ngược lại chủ trương đổi mới, nội dung và tinh thần của Luật Doanh nghiệp.
Hai là, lúng túng trước hàng loạt các vấn đề tiêu cực xã hội vốn đã
tồn tại trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp như: mua bán hoá đơn, lợi dụng hoàn thuế giá trị gia tăng, tệ nạn xã hội phát triển, v.v... mà không xử lý được như mong muốn. Từ đó nảy sinh sự nghi ngờ về tính đúng đắn và phù hợp của Luật Doanh nghiệp. Tư tưởng chưa thông dẫn tới hành động khơng nhất qn, thậm chí khơng đúng với quy định của Luật.
Ba là, những quyền và lợi ích cục bộ được ngụy trang dưới danh
nghĩa quản lý nhà nước vẫn len lỏi bằng nhiều cách vào việc chỉ đạo thực hiện Luật và nội dung của các văn bản mới ban hành. Trong khi đó, chưa có cơ quan đủ vị thế và năng lực chuyên môn để giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định nội dung văn bản mới ban hành đảm bảo các văn bản đó phù hợp với định hướng và nội dung đổi mới mà Đảng và Nhà nước đang hướng tới.
Kỷ luật hành chính chưa nghiêm đến mức khơng ít chỉ thị và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đã khơng được thực hiện hoặc không được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Cán bộ cấp địa phương, nhất một số Sở chuyên ngành, chưa có ý thức đầy đủ về vị trí của Luật Doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật, về vai trị và ý nghĩa của nó trong việc huy động nội lực, giải phóng lực lượng sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và giải quyết một số vấn đề xã hội khác.
Hiểu biết pháp luật của đại đa số chủ doanh nghiệp cịn rất thấp; thậm chí một số không nhỏ trong họ chưa quan tâm nghiên cứu pháp luật; hoặc chưa có ý thức tổ chức kinh doanh theo quy định pháp luật.
Đại đa số doanh nghiệp nước ta đều thuộc loại nhỏ, người góp vốn
chủ yếu vẫn là những thành viên trong cùng gia đình, những người thân trực hệ, bạn bè thân thiết, v.v... Vì vậy, các mối quan hệ gia đình, huyết thống, bạn bè được điều chỉnh bởi truyền thống, tập quán đã lấn át quy định của pháp luật về quan hệ góp vốn kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Tính khơng minh bạch, khơng rõ ràng và thậm chí khơng hợp pháp trong quản lý công ty là khá phổ biến.
Quy định của pháp luật trong nhiều trường hợp (quy định về báo cáo tài chính doanh nghiệp là một ví dụ điển hình, đã được bàn luận nhiều) chưa phù hợp, và việc thực hiện đúng các quy định đó là rất tốn kém, thậm chí nguy hại đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thực thi luật pháp chưa nghiêm, chưa công bằng và chưa hiệu quả; khơng ít bài học thực tế cho thấy khơng thực hiện hoặc làm trái với quy định của pháp luật cịn có lợi hơn so với thực hiện đúng quy định.
Chương III. Những vấn đề cần hồn thiện nhằm thực hiện có hiệu quả Luật doanh nghiệp.
I. phương hướng hoàn thiện và tiếp tục triển khai luật doanh nghiệp.