Có ý kiến cho rằng Luật Doanh nghiệp “ q thơng thống” làm cho
quản lý nhà nước “ bị buông lỏng”, nên đã tạo nên một số hiện tượng tiêu cực như “ doanh nghiệp ma”, “doanh nghiệp đăng ký thành lập nhằm mua bán hoá đơn giá trị gia tăng”, “doanh nghiệp đăng ký nhiều ngành nghề, nhưng chỉ kinh doanh một hoặc một số trong đó”, “nhiều doanh nghiệp khai khống vốn đăng ký, vốn giả”, Luật Doanh nghiệp thoáng quá dẫn đến “tai nạn giao thông gia tăng”, “tệ nạn xã hội, nhất là mại dâm phát triển”, “những người đạp xích lơ, tội phạm mới ra tù”,.. cũng thành lập được doanh nghiệp. Những hiện tượng nói trên cũng góp phần làm mất trật tự và an tồn xã hội. Có người cịn cho rằng sở dĩ có các hiện tượng nói trên là do những
mâu thuẫn trong Luật Doanh nghiệp nhất là giữa Điều 9 và Điều 13; mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Dân sự ( Điều 94 Luật Dân sự).
Về ý kiến nêu trên, xin nêu một số lời nhận xét và từ đó xin đưa ra phương hướng hồn thiện Luật Doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp như hiện nay là nhiều hay ít ?
Đúng là số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong thời gian qua có tăng lên nhiều lần so với trước đây nhờ tác dụng của Luật Doanh nghiêp. Nhưng so với yêu cầu huy động vốn, tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, thì số đó hồn tồn khơng nhiều, thậm chí cịn thấp xa so với u cầu. Chỉ tính riêng tạo cơng ăn việc làm ( doanh nghiệp là nguồn chủ yếu tạo cơng ăn việc làm), với trung bình mỗi doanh nghiệp đăng ký sử dụng 20 lao động thì hàng năm phải có từ 60 ngàn đến 70 ngàn doanh nghiệp mới đăng ký mới có thể giải quyết 1,2 – 1,4 triệu lao động tăng thêm hàng năm Như vậy, riêng xét về tạo công ăn việc làm, số doanh nghiệp mới đăng ký trong hai năm qua mới chỉ đáp ứng được 1/4 yêu cầu.
ở các nước kinh tế thị trường phát triển, như ở úc trung bình 21 người dân có một doanh nghiệp, ở Đức khoảng 13 người dân có một doanh nghiệp. ở nước ta, thành phố Hồ Chí Minh nơi có nhiều doanh nghiệp nhất, mật độ doanh nghiệp cũng dày nhất, nhưng cũng mới chỉ có trung bình khoảng 260 người dân một doanh nghiệp. ở các nước khác, có lẽ chưa bao giờ có cơng chức cơng khai than phiền, phê phán là doanh nghiệp đã quá nhiều, khơng quản lý được. Mà trái lại, người ta có một hệ thống tổ chức (gồm cả chính phủ và phi chính phủ) và chính sách hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển thành đạt của doanh nghiệp, cùng chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp trong các nghề kinh doanh rủi ro cao. Vấn đề ở nước ta có lẽ khơng phải là hạn chế thành lập doanh nghiệp, nhất là ở các vùng nông thôn; để mỗi năm ít nhất có khoảng gần một trăm nghìn doanh nghiệp mới thành lập, chứ
không phải khoảng 20 nghìn doanh nghiệp như hiện nay. Đồng thời, các cơ quan nhà nước cũng phải tự mình đổi mới, nâng cao năng lực quản lý, thay đổi cách thức và công cụ quản lý để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước. Không thể lấy sự trì trệ, yếu kém về năng lực của một số cơ quan, công chức nhà nước để kìm hãm sự phát triển chung của nền kinh tế và của xã hội.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp q thơng thống ?
Như trên đã nói, một trong những nội dung bao trùm và căn bản của
Luật Doanh nghiệp là thừa nhận quyền kinh doanh của người dân và trả lại quyền kinh doanh cho người dân theo nguyên tắc “công dân được quyền kinh doanh tất cả những gì pháp luật khơng cấm”. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp đã góp phần quan trọng tạo khn khổ pháp lý bảo đảm quyền kinh doanh của người dân. Cần phải nhìn nhận và đánh giá Luật Doanh nghiệp theo tinh thần đó, trong thời gian tới Luật Doanh nghiệp nên hồn thiện theo hướng đảm bảo quyền tự do của người dân hơn nữa, tức là đã trả lại đầy đủ quyền kinh doanh cho người dân hay chưa và đã đảm bảo thực hiện công bằng và đầy đủ các quyền đó thực tế hay chưa ? chứ khơng phải “thống” hay “khơng thống”.
Thứ ba, “Doanh nghiệp ma” ?
Qua khảo sát thực tế có một số hiện tượng sau đây: Doanh nghiệp có đăng ký nhưng khơng hoạt động. Doanh nghiệp khơng có tại nơi đăng ký.
Doanh nghiệp đăng ký tại một nơi khơng có thực.
Các doanh nghiệp nói trên được gọi là “doanh nghiệp ma” hay doanh
nghiệp “mất tích”. Trước hết, các hiện tượng nói trên khơng phải là mới kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực. Trước đây, khi thực hiện Luật công ty và Luật doanh ngiệp tư nhân, trong 6 năm (1991-1996) riêng ở thành phố
Hồ Chí Minh có tới 1500/6000 doanh nghiệp khơng có tại địa chỉ nơi đăng ký, khơng tồn tại và khơng cịn hoạt động. Ngồi ra, khơng ít doanh nghiệp treo biển một nơi nhưng hoạt động ở nơi khác. Nguyên nhân là doanh nghiệp chuyển dịa điểm nhưng chưa hoặc không báo cáo, hoặc địa điểm nơi chính thức hoạt động khơng có đủ giấy tờ theo quy định, đành phải mượn nơi có giấy tờ quy định để đăng ký kinh doanh…Cần phải nói thêm rằng, trước đây theo Luật cơng ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, để thành lập doanh nghiệp phải qua hai bước xin phép và đăng ký, tất cả các giấy tờ thủ tục của q trình nói trên đều đã được cơ quan nhà nước từ cấp phường xã, quận huyện, tỉnh thành phố xem xét tính chính xác và phê duyệt.
Hiện nay, theo báo cáo của Tổng cục thuế, có 96% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đã đăng ký mã số thuế, và 91% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có nộp thuế. Số liệu nói trên cho thấy số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập mà không hoạt động không nhiều, với tỷ lệ không cao hơn so với trước đây, thậm chí có thể nói là thấp hơn. Như vậy, có thể kết luận các hiện tượng về doanh nghiệp ma hay doanh nghiệp mất tích là hiện tượng tự nhiên giống như hiện tượng “chết ngay sau khi sinh, hoặc sinh ra đã bị tật nguyền dưới dạng này hay dạng khác” (do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan), không phải là kế quả của sự “thơng thống” của Luật Doanh nghiệp.
Thứ tư, mua hố đơn nhằm lợi dụng hồn thuế để thu lợi bất chính ? Đây là hiện tượng có thực ở nước ta trong thời gian qua. Tuy vậy, hiện
tượng này xuất hiện và tồn tại cũng không chỉ kể từ năm 2000 (kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực ) mà cả trong thời gian trước. Trong số các đối tượng tham gia các hoạt động bất hợp pháp nói trên, khơng chỉ có doanh nghiệp, mà cả các đối tượng không phải là doanh nghiệp như cán bộ, cơng chức nhà nước có liên quan. Trong đối tượng là doanh nghiệp, khơng chỉ có
doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, à cả doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân ( 1990), doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, … Vì vậy, việc rút ra kết luận về quan hệ nhân – quả, coi hiện tượng lừa đảo, bn bán hố đơn, lợi dụng hoàn thuế là kết quả từ sự thơng thống của Luật Doanh nghiệp là chưa thật chình xác, có phần mang tính áp đặt. Gần đây, Bộ Tài chính và một số địa phương đã tăng cường các biện pháp quản lý như bắt buộc các doanh nghiệp phải đóng dấu, đóng mã số thuế lên hố đơn trước sự chứng kiến của cán bộ thuế đã phần nào giảm được hiện tượng mua bán hố đơn, giảm việc lợi dụng hồn thuế giá trị gia tăng để làm thất thoát ngân sách nhà nước. Như vậy, tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ như đã nêu ở trên là nhiệm vụ chung của các bộ ngành chứ không riêng gì Luật Doanh nghiệp.
Thứ năm, buông lỏng quản lý nhà nước.
Luật Doanh nghiệp đã đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ
tục đăng ký bổ xung đăng ký kinh doanh như bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, bổ sung thêm vốn, mở chi nhánh, văn phịng đại diện…trong đó thực hiện nguyên tắc “người đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ”; đã bải bỏ hơn 160 loại giấy phép khác nhau. Sau những thay đổi nói trên chỉ là bỏ những giấy tờ thủ tục không cần thiết, bỏ những can thiệp không hiệu lực, không hiệu quả của cơ quan của nhà nước vào thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, bãi bỏ phần nào “ cơ chế xin – cho” góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho cơng dân thực hiện được quyền tự do kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm, chứ không phải là buông lỏng quản lý nhà nước. Luật Doanh nghiệp trên thực tế khong tác động làm thay đổi các quy định của pháp luật, cơ cấu
tổ chức và cách thức hiện kiểm tra, thanh tra nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về pháp lý, chúng ta có hàng trăm văn bản về thanh tra, kiểm tra, trong đó có Nghị định 61/1998/ NĐ - CP về thanh tra, kiểm tra của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Về hệ thống tổ chức, chúng ta có khoảng một trăm cơ quan từ Trung ương đến địa phương (quận, huyện) có quyền trực tiếp tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Trên thực tế, hệ thống này vẫn thường xuyên thực hiện kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bài học thực tế ( được dư luận xã hội thường xuyên phản ánh) là các cơ quan nhà nước thường kiểm tra, thanh tra trùng lặp, chồng chéo, gây khó khăn phiền hà đối với doanh nghiệp. Trước thực tế đó ngày 11 tháng 9 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị sơ 22/2001/ CT – TTg về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp và nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra.
Về mặt pháp lý, như vậy khơng có bng lỏng quản lý; về thực tế, ta khơng thiếu thanh tra, kiểm tra. Vấn đề có thể là hiệu lực và phương pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra khơng làm hài lịng cả những người quản lý, cộng động doanh nghiệp và dư luận xã hội.
Thứ sáu, có mâu thuẫn giữa Điều 9 và Điều 13 Luật Doanh nghiệp ? ý kiến này cho rằng Điều 9 Luật Doanh nghiệp quy định các đối
tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp trong khi đó Điều 13 về hồ sơ đăng ký kinh doanh khơng có loại giấy tờ nào chứng minh người yêu cầu đăng ký kinh doanh không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, do đó Điều 9 và Điều 13 mâu thuẫn với nhau.
Nội dung Điều 9 với Điều 13 có mâu thuẫn hay khơng tuỳ thuộc vào quan niệm về cách thức thực hiện Luật. Nếu thực hiện Luật theo kiểu bắt người muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh phải tự chứng minh mình khơng phải là đối tượng bị cấm thành lập, thì có mâu thuẫn như ý kiến nói trên. Nhưng thực hiện Luật theo kiểu đó tức là cơ quan nhà nước có liên quan trốn trách nhiệm, làm ăn theo lối “dành thuận lợi về cho mình, đẩy khó khăn về cho người dân, người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp”. ở đây cần áp dụng ngun tắc tư pháp: dân khơng có nghĩa vụ chứng minh sự vơ tội của mình, tồ án muốn kết tội họ phải chứng minh họ có tội với đầy đủ chứng cứ. Theo nguyên tắc này, thì cơ quan đăng ký kinh doanh muốn từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho một chủ thể phải chứng minh họ vi phạm Điều 9 Luật Doanh nghiệp; nhà đầu tư khơng có nghĩa vụ chứng minh họ khơng vi phạm Điều 9 Luật Doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh.
Xem xét Điều 9 Luật Doanh nghiệp ta thấy có tám đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp. Xem xét tám đối tượng nói trên có thể rút ra những nhận xét sau đây:
Một là, các đối tượng từ 1 đến 4 thuộc nhóm đối tượng thuộc các cơ
quan nhà nước, cán bộ, công chức, sĩ quan và lực lượng vũ trang nhân dân. Đã có quy định pháp luật riêng điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và các quy tắc ứng xử cuả họ trong đó có những quy định cấm tương tự như Điều 9 của Luật Doanh nghiệp. Về nguyên tắc, đây là đối tượng có hiểu biết, gương mẫu nhất trong thực thi luật pháp, và luật pháp đối với họ cũng nghiêm ngặt nhất. Như vậy, việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật nói trên đương nhiên cũng sẽ thực hiện đầy đủ được các Khoản 1 đến 4 Điều 9 Luật Doanh nghiệp. Như vậy, vấn đề đặt ra thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quy định pháp luật đã có liên quan đến quyền và nghĩa vụ công chức, sĩ quan quân
đội nhân dân, đến sử dụng tài sản công của các cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hơn là u cầu cơng dân bình thường phải chứng minh họ không thuộc các đối tượng nêu trên.
Hai là, đối với đối tượng quy định tại các khoản 6 và 7, các cơ quan
có thẩm quyền, nhất là tồ án và cơng an có danh sách đầy đủ những người thuộc diện nói trên. Ngày nay, với kỹ thuật hiện có, các cơ quan nhà nước có khả năng sử dụng hiệu quả cơng cụ nói trên để hồn tồn ngăn cản được các đối tượng nói trên thành lập doanh nghiệp với chi phí ít nhất, và khơng gây phiền hà cho nhân dân.
Ba là, đối với các đối tượng khác, thì có thể chỉ cần xem xét các hồ
sơ nhân thân cơ bản mà ai cũng có như giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy đăng ký hay quyết định thành lập (đối với tổ chức).
Như vậy, nếu có cách nhìn mới, quan niệm mới về tổ chức thực hiện luật pháp, thì khơng có mâu thuẫn giữa Điều 9 và Điều 13 Luật Doanh nghiệp. Việc thực hiện đầy đủ và đúng nội dung của Điều 9 trước hết và chủ yếu là trách nhiệm của các cơ quan, công chức nhà nước, sĩ quan lực lượng vũ trang nhân dân; và các cơ quan nhà nước đã có đầy đủ các cơng cụ để thực hiện điều đó.
Thứ bảy, một số tệ nạn xã hội gia tăng!
Thực tế cho thấy từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp nhiều loại hình
dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ văn hố, đã xuất hiện. Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh dịch vụ cũng tăng lên, trong đó có karaoke, massage, hát cho nhau nghe, nhà hàng, khách sạn, cắt tóc máy lạnh, vũ trường…Bên cạnh đa số cơ sở kinh doanh lành mạnh, thì có một số làm ăn phi pháp, có chứa chấp mại dâm và sử dụng ma tuý.
Trước tình hình đó, khơng ít người đã cố ý gắn các hiện tương nói trên với Luật Doanh nghiệp. Một số Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố
như: thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu…đã ra chỉ thị tạm thời đình chỉ việc đăng ký kinh doanh các loại dịch vụ nói trên.
Truyền thống văn hố và lối sống của các dân tộc Việt Nam luôn coi mại dâm là tệ nạn xã hội cần loại trừ. Ngăn chặn tệ nạn xã hội đảm bảo môi trường sống lành mạnh là việc phải làm và luôn được dư luận xã hội hoan nghênh, ủng hộ. Tuy vậy, các công cụ mà cơ quan nhà nước sử dụng để ngăn ngừa và trấn át tệ nạn phải hợp và phải xử lý “đúng người, đúng tội”. Nhà nước ta đã có đủ cơng cụ (từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự) và tổ chức bộ máy để làm điều đó. Doanh nghiệp nào vi phạm pháp luật, chứa chấp hoặc tổ chức các hoạt động tệ nạn xã hội, thì xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự người quản lý về các tội theo quy định của Bộ luật hình sự như kinh doanh