Ngày 12 tháng 6 năm 1999 Luật Doanh nghiệp được chính thức thơng
qua và ngay sau đó Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy vậy, công việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành được tiến hành chậm. Đến hết năm 1999 vẫn chưa có dự thảo hồn chỉnh trình Chính phủ. Trước tình hình đó, ngày 19 tháng 12 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ cơng tác thi hành Luật Doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng. Kể từ thời điểm đó, việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được thực hiện tập trung, thống nhất thông qua Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhờ đó cơng việc chuẩn bị triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp được tiến hành nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Ngày 03 tháng 02 năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/
2000/ NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, Nghị định số 03/ 2000/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định số 19/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp. Đến hết năm 2000, có 30 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đã được ban hành. Dư luận xã hội đã hoan nghênh một số Bộ, cơ quan như Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, Tổng Cục Bưu điện đã ban hành kịp thời các quy định hướng dẫn về điều kiện kinh doanh xây dựng và cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ công an đã kịp thời trình Chính phủ ban hành Nghị định số 08/ 2001/NĐ-CP ngày 22/1/ 2001 với nhiều nội dung đổi mới thay thế Nghị định số 17/ CP ngày 23 tháng 12 năm 1992. Hai Bộ: Giao thông Vận tải và Công nghiệp đã thực hiện Điều 2 Quyết định số 19/ 2000/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ một số giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp (Quyết định 2901/200/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
ngày 29/ 9/ 2000 và Quyết định 60/2000/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ngày 20 tháng 10 năm 2000).
Trên cơ sở xem xét về tiến độ, nội dung các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật và công tác chỉ đạo thực hiện có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp được ban hành tương đối kịp thời, đồng bộ và đầy đủ hơn so với các Luật khác. Nói chung về căn bản khắc phục được tình trạng Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ thơng tư vv…
Thứ hai, nội dung các văn bản hướng dẫn, nhất là Nghị định của
Chính phủ và Quyết định chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, rõ ràng, nhất quán với nội dung và tinh thần của Luật Doanh nghiệp. Hiện tượng Luật thơng thống, thuận lợi; Nghị định của Chính phủ hạn chế dần; Thơng tư và Quyết định của Bộ trưởng tiếp tục hạn chế, thu hẹp nội dung của Luật và Nghị định theo cơ chế xin cho đã được khắc phục về căn bản.
Thứ ba, cùng với những đổi mới trong việc ban hành văn bản hướng
dẫn thi hành, công tác chỉ đạo thực hiện cũng đã tập trung, nhất quán và sát với yêu cầu thực tế hơn. Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp đã thường xuyên theo dõi tình hình, định kỳ báo cáo Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó đã kịp thời uốn nắn những biểu hiện sai lệch và giải quyết được một phần không nhỏ các vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện Luật. Trong phiên họp tháng 10 năm 2000, Chính phủ đã được báo cáo sơ bộ về kết quả 10 tháng thi hành Luật Doanh nghiệp, đồng thời đã ra quyết định về tiếp tục đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp.
Thứ tư, so với các Luật khác, thì việc thi hành Luật Doanh nghiệp đã
nghiệp và các phương tiện thông tin đại chúng vào việc giám sát, theo dõi thực hiện, phát hiện và phản ánh kịp thời các vướng mắc, cản trở đối với việc thực thi Luật. Thực tế cho thấy đó cũng là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa góp phần làm cho hiệu lực của Luật được phát huy nhanh và đầy đủ trong thực tế.
Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp ở
cấp Chính phủ và một số Bộ đã được ban hành tương đối kịp thời, đã hướng dẫn được phần các nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp. Nội dung hướng dẫn nhất quán, phù hợp với nội dung và tinh thần của Luật Doanh nghiệp. Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện của Thủ tướng Chính phủ được tiến hành thường xuyên và nhất quán. Vì vậy đã không xảy ra gián đoạn việc chuyển từ áp dụng Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) sang áp dụng Luật Doanh nghiệp (1999), làm cho Luật Doanh nghiệp nhanh chóng phát huy hiệu lực trên thực tế, góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh ở nước ta.
II. Những kết quả đạt được sau hơn hai năm thực hiện Luật Doanh nghiệp.