Tăng cường quản lý và hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp sau khi thành lập

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 92 - 93)

lập

Đối với các tỉnh, thành phố (xét thấy cần thiết) Uỷ ban nhân dân tỉnh,

thành phố đó ban hành quy chế phối hợp giám sát và hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký gồm ít nhất các nội dung sau đây:

Trước hết, cán bộ chủ chốt của các Sở, cán bộ từ cấp phó trưởng phịng trở lên của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tham gia tập huấn, nghiên cứu hiểu đầy đủ và đúng nội dung Luật Doanh nghiệp và các quy định hướng dẫn thi hành.

Thiết lập hệ thống tổ chức hỗ trợ và giám sát doanh nghiệp, bao gồm: (i) ở tất cả các Sở Kế hoạch và Đầu tư phải lập phòng đăng ký kinh doanh với chức năng, nhiệm vụ và cách thức làm việc đúng như quy định của Luật Doanh nghiệp, đồng thời nâng cao năng lực của phòng này trên tất cả các mặt; (ii) thành lập bộ phận chuyên trách ở cấp huyện về đăng ký kinh doanh thuộc phòng kinh tế hoặc phòng kế hoạch và đầu tư, với từ 3 đến 5 cán bộ có đủ năng lực cần thiết; (iii) Văn phòng uỷ ban và các Sở đều thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi về đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau đăng ký.

Khi đăng ký kinh doanh, phòng đăng ký kinh doanh gửi bản sao hồ sơ đăng ký kinh doanh đến các Sở, Uỷ ban nhân dân quận, huyện tương ứng; nếu có mạng, thì gửi qua mạng. Bộ phận chuyên trách ở các Sở, Uỷ ban nhân dân quận huyện thường xuyên cập nhật, theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện các nhu cầu, vấn đề khó khăn và cả các sai phạm của doanh nghiệp.

Định kỳ hàng quý Uỷ ban nhân dân tỉnh (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thường trực) tổ chức họp giao ban với lãnh đạo các Sở, Uỷ ban nhân dân quận, huyện bàn về những khó khăn, vấn đề của doanh nghiệp trên địa bàn, quyết định các phương án giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương.

Trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân có thể triệu tập họp đột xuất. Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể làm vai trị cơ quan phối hợp, chuẩn bị tài liệu và nội dung của các kỳ họp nói trên. Hội nghị cũng có thể bàn các vấn đề chuyên ngành, hoặc vùng. Trong trường hợp này, Sở hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện tương ứng trực tiếp chuẩn bị nội dung và trình bày. Kết quả của hội nghị là nghị quyết, hoặc quyết định của Uỷ ban nhân dân. Trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân ra Nghị quyết.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp và những vấn đề cần hoàn thiện (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)