BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ MUA HÀNG NHẬP KHO
Tháng …năm…
Chứng từ nhận phân bổ
Diễn giải
Hàng hóa nhận phân bổ chi phí Chi phí cần phân bổ Kết quả phân bổ
Mã hàng hóa Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá mua Thành tiền Chi phí hàng nhập khẩu CP hàng mua trong nước Tổng chi phí Chi phí sau khi phân bổ Chi phí đơn vị Đơn giá nhập kho Ngày
tháng Số hiệu Thuế NK Chi phí
A B C D E F (1) (2) (3) = (1) x (2) (4) = (3) x % (5) (6) (7) = (4) +
(5) + (6) (8)
(9) = (8) /
(1) (10) = (2) + (9)
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu Kế toán trưởng Người phê duyệt
Đối với doanh nghiệp có nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì việc tính giá vốn hàng hóa thực hiện như sau: Theo quy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì: Đối với vật tư hàng hố mua vào bằng ngoại tệ phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ lên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đối ngoại tệ ra đồng Việt Nam để giá trị hàng tồn kho đã nhập kho.
Theo quy định nêu trên thì tỷ giá để ghi nhận giá gốc hàng nhập khẩu là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Việc xác định giá gốc hàng tồn kho vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể trong VAS 02. Theo quan điểm cá nhân học viên thì các cơ quan chức năng nên có văn bản hướng dẫn chi tiết để các doanh nghiệp thống nhất áp dụng, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp tự thực hiện như hiện nay.
3.2.1.5. Về các khoản dự phòng.
Theo quy định của Chuẩn mực kế tốn về hàng tồn kho thì cơ sở để lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho là “giá trị thuần có thể thực hiện được”, do vậy vận dụng VAS 02 học viên đề xuất “giá trị thuần có thể thực hiện được” của hàng hóa có cơ sở là giá trị thuần túy của hàng hóa có thể bán được trên thị trường:
Giá trị thuần túy có thể = Giá có thể - Chi phí bán được trên thị trường bán được bán hàng
Ngoài ra, vận dụng VAS 02 học viên đề xuất ngoài quy định xác định giá trị thần có thể thực hiện được của từng loại hàng tồn kho riêng biệt còn cho phép trong một số trường hợp có thể xác định cho một nhóm hàng tồn kho giống nhau hoặc có liên quan và tương tự nhau.
3.2.1.6. Về hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính.
Do các doanh nghiệp thương mại phần lớn sử dụng phần mềm kế toán nên mọi số liệu kế tốn được lưu trữ trên phần mềm, do đó rất thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên thực hiện việc in các sổ và báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn ra giấy, đóng sổ, đóng dấu giáp lai, có đầy đủ chữ ký và con dấu của pháp nhân liên quan theo quy định. Ngoài ra doanh nghiệp cần in sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan. Như vậy sẽ tuân thủ theo quy định của cơ quan nhà nước và thuận lợi cho việc cung cấp thông tin kế toanscho nhà quản trị và các bên liên quan.
3.2.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn hàng tồn kho theo quan điểm kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2.2.1. Hồn thiện việc lập dự tốn hàng tồn kho.
Dự toán về hàng tồn kho là một trong những dự toán cơ bản, quan trọng trong hệ thống dự tốn của doanh nghiệp, có liên quan mật thiết đến việc xác định các dự toán khác. Do vậy, dự toán về hàng tồn kho cần được xây dựng chính xác, tiên tiến, phù hợp với khả năng, điều kiện của doanh nghiệp. Dự tốn hàng tồn kho có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả vật tư, tiền vốn của Doanh nghiệp. Dự toán hàng tồn kho thường được lập hàng năm, phù hợp với năm tài chính, đảm bảo cho việc phân tích, đánh giá.
- Về hoàn thiện việc lập kế hoạch mua hàng: Việc lập kế hoạch mua hàng được
thực hiện hàng tháng tại các doanh nghiệp thương mại, được lập trên cơ sở các dự tốn về hàng hóa bán ra trong kỳ. Như vậy, doanh nghiệp đảm bảo được nguồn hàng ổn định và hạn chế được việc tăng giá cả. Trên cơ sở nhận thức được việc lập kế hoạch mua hàng, kế toán quản trị xác định việc phải làm đó là ghi chép, tính tốn, phản ánh tồn bộ các thơng tin liên quan đến hoạt động về hàng mua để phục vụ việc quản trị có hiệu quả...
- Về định mức hàng tồn kho: Việc xây dựng được định mức hàng tồn kho tối ưu có
định lượng đặt hàng tối ưu cịn phải tính đến yếu tố biến động của giá cả thị trường, rủi ro nguồn hàng và việc phân tích lượng hàng dự trữ an tồn.
- Về quyết định tồn kho: Để đi đến quyết định hàng tồn kho doanh nghiệp cần phải
tìm hiểu các chi phí gắn với hàng tồn kho, cụ thể:
- Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm các chi phí phát sinh trong q trình mua như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí giao nhận hàng...
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho gồm chi phí tiền lương nhân viên bảo quản, tiền thuê kho bãi, bảo quản chống trộm và cháy, chi phí sổ sách, hao hụt định mức...
Khi quyết định tồn kho phải quan tâm đến hai vần đề sau: Phải xác định lượng hàng tồn kho ở mức nào cần phải mua thêm; và phải xác định lượng hàng mua trong một lần mua thêm.
3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch mua hàng.
Trước hết, bộ phận kinh doanh sẽ xem xét, phân tích thị trường trong kì đến để dự kiến nhu cầu hàng hố. Để việc dự kiến nhu cầu hàng hố nhanh chóng, chính xác, ở các doanh nghiệp thường do các nhân viên tại các kho dự kiến thông qua các yêu cầu mua những mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu. Vì những người này là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thấy rõ nhu cầu nhất. Các yêu cầu mua hàng này sẽ được gửi về bộ phận kinh doanh, bộ phận này sẽ kiểm tra lại một lần nữa các nhu cầu xem có phù hợp với nhu cầu thị trường khơng và có những điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh nhu cầu đặt hàng còn phụ thuộc lớn vào các đơn đặt hàng từ các khách hàng quen thuộc và các khách hàng mới... Do đó, nhu cầu hàng hố tại doanh nghiệp là tổng các yêu cầu từ các cửa hàng và các đơn đặt hàng. Ngồi ra, cịn tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế thị trường, bộ phận kinh doanh sẽ có điều chỉnh kịp thời.
Sau khi dự kiến nhu cầu, kết hợp với báo cáo mức tồn kho do phịng kế tốn gửi lên, và tồn kho cuối kỳ dự kiến, bộ phận kinh doanh sẽ lập kế hoạch mua hàng. Kế hoạch mua hàng trong các quý có thể được lập như sau: