Các phương pháp thẩm định tài chính

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI) (Trang 35)

1.2. Nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng

1.2.4. Các phương pháp thẩm định tài chính

Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ, chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học, kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định và tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu đối với từng dự án. Sau đây là những phương pháp thẩm định tài chính mà cán bộ thẩm định thường sử dụng nhất trong q trình thẩm định tà chính các dự án đầu tư:

1.2.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Theo phương pháp này, việc thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.

bản cần thẩm định nhằm đưa ra những đánh giá chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ pháp lý dự án. Thẩm định dự án cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến. Đồng thời dự án cần có sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung. Dự án sẽ bị bác bỏ nếu không thoả mãn các yêu cầu về mặt pháp lý hoặc khơng phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung.

Tuy nhiên, vì mới chỉ xem xét tổng quát các nội dung của dự án, nên giai đoạn này khó có thể phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới được phát hiện.

Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án như việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiện mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án. Trong thẩm định chi tiết từng nội dung cần đưa ra những ý kiến đánh giá, kết luận về sự đồng ý hay bác bỏ, về chấp thuận hay sửa đổi bổ sung; Đồng thời, trong quá trình thẩm định này sẽ phát hiện ra các sai sót. Mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của mỗi dự án. Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà khơng cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án.

Về dự án đầu tư gồm: (1) Mục tiêu, sự cần thiết và tính pháp lý của dự án; (2) đặc điểm kỹ thuật của dự án, (3) thị trường của dự án; (4) tổng dự toán đầu tư, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư; (5) hiệu quả của dự án (bao gồm hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả tài chính của dự án).

1.2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Đây là một phương pháp đơn giản và được dùng rất phổ biến trong khi thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng.

Cán bộ thẩm định sẽ tính tốn các chỉ tiêu liên quan đến dự án về các khía cạnh pháp lý, kĩ thuật cơng nghệ và khía cạnh tài chính.., xem xét mức độ chính xác của các chỉ tiêu đó theo từng khía cạnh một cách cơ bản, từ đó có cái nhìn tổng qt để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp về các dự án đầu tư, là cơ sở để ra các quyết định đầu tư.

Phương pháp so sánh địi hỏi cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm. Trong qua trình thẩm định cần tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan để có cái nhìn khách quan và chính xác về dự án. Tránh khuynh hướng cứng nhắc chủ quan trong so sánh đối chiếu.

Phương pháp so sánh thường được áp dụng trong tất cả các nội dung của quá trình thẩm định.

1.2.4.3. Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy

Phương pháp này thường được áp dụng trong thẩm định các dự án đầu tư lớn, để xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như: NPV, IRR…khi các yếu tố khác liên quan thay đổi.

Phân tích độ nhạy là nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với các tác động của các yếu tố liên quan. Khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với những yếu tố nào và yếu tó nào tác động nhiều nhất đến chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Ngồi ra, nó cịn cho phép lựa chọn dự án có độ an tồn cao, chỉ tiêu hiệu quả vững chắc, từ đó tạo cơ sở để ra quyết định đầu tư hợp lý.

1.2.4.4. Phương pháp dự báo

Phương pháp này sử dụng các số liệu thống kê thu thập được của đối tượng dự báo, trong một khoảng thời gian nhất định để tổng hợp xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu hiệu quả, tính khả thi của dự án..Các nhân tố

hay đối tượng dự báo thường xuyên có tác động đến dự án như: + Cung- cầu thị trường về sản phẩm của dự án;

+ Giá cả máy móc thiết bị, cơng nghệ kĩ thuật phục vụ cho dự án;

+ Giá cả nguyên liệu sản xuất sản phẩm: tuỳ theo là nguồn nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài;

+ Các tác động từ chính sách của nhà nước, yếu tố lãi suất, lạm phát…

Đặc điểm của dự án đầu tư là diễn ra trong thời gian dài vì vậy cán bộ thẩm định cần phải sử dụng phương pháp dự báo để xác định chính xác hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, để có thể sử dụng phương pháp này được tốt, địi hỏi cán bộ thẩm định phải có chun mơn sâu về tổng hợp số liệu thống kê, có khả năng kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác để có được kết quả mong muốn.

1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng

Mục tiêu của thẩm định tài chính dự án là giúp nhà đầu tư quyết định có nên thực hiện dự án hay không. Nhưng nếu không xét tới các chỉ tiêu để đánh giá cơng tác thẩm định tài chính dự án thì sẽ rất khó khăn để nâng cao chất lượng thẩm định và hồn thiện hơn cơng tác này. Vì vậy cần xét tới:

- Tổ chức quản lý, điều hành và quy trình thẩm định tài chính dự án

Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp của nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau và các hoạt động khác. Kết quả thẩm định sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức quản lý, điều hành và sự phối hợp nhịp nhàng của các bên có liên quan trong quá trình thẩm định.

Việc thẩm định theo một trình tự hợp lý, khoa học, sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với sở trường của mỗi bộ phận, mỗi người sẽ tạo động lực, phát huy được sức mạnh tổng hợp, loại bỏ được các rủi ro đạo đức, nghề nghiệp và rút ngắn được thời gian thẩm định. Công tác tổ chức quản lý, điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực, tạo ra tính “trội” trong tồn hệ thống và qua đó góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Quy trình có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thẩm định tài chính dự án. Một quy trình thẩm định chặt chẽ, khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt cơng tác thẩm định tài chính dự án. Ngược lại, một quy trình thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả thẩm định tài chính dự án khơng cao và doanh nghiệp khó có thể dựa vào đó để ra quyết định đầu tư chính xác.

- Mức độ chính xác, tồn diện của nội dung và kết luận thẩm định

Mức độ chính xác, tồn diện của nội dung và kết luận thẩm định tài chính được phản ánh thông qua báo cáo thẩm định dự án. Một bản báo cáo thẩm định tài chính dự án được đánh giá là có chất lượng thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính như sau:

+ Báo cáo đưa ra được những nhận xét đánh giá đầy đủ và chính xác các nội dung về tài chính dự án, trình bày báo cáo thẩm định rõ ràng mạch lạc đưa ra được những kiến nghị đề xuất rõ ràng về tính khả thi của dự án.

+ Kết quả tính tốn phân tích tài chính phải chính xác; số liệu phân tích tính tốn dựa trên những cơ sở chính sách chế độ của Nhà nước, những thông tin mới và đáng tin cậy, kết quả điều tra phân tích thực tế và những kết quả phân tích dự báo đúng đắn.

+ Kết luận thẩm định đưa ra phải phải logic dựa trên những kết quả tính tốn phân tích các chỉ tiêu tài chính, từ đó đưa ra được đánh giá nhận định về tài chính dự án là tốt hay xấu và đề xuất các giải pháp bỏ vốn đầu tư phù hợp.

- Phương pháp và chỉ tiêu thẩm định phù hợp

Trên cơ sở các thơng tin đã thu thập được thì việc lựa chọn phương pháp thẩm định cũng rất quan trọng. Đó là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý thông tin khoa học, tiên tiến, phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho cán bộ thẩm định phân tích, tính tốn hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai để tránh được các rủi ro.

Mỗi dự án, mỗi doanh nghiệp có những đặc trưng nhất định. Hơn nữa, mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh được một khía cạnh nào đó của dự án và mỗi chỉ tiêu đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Vì thế, nếu chỉ sử dụng một phương pháp hoặc

một chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án thì kết quả thẩm định có thể sẽ khơng tồn diện, do đó, độ tin cậy khơng cao. Việc sử dụng kết hợp các chỉ tiêu trong công tác thẩm định sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

- Thời gian thẩm định

Thời gian thẩm định tài chính dự án có quan hệ chặt chẽ với chất lượng thẩm định tài chính dự án và phản ánh chất lượng thẩm định dự án. Thời gian thẩm định dự án kéo dài và chậm làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của dự án, khi cơ hội đầu tư đã qua đi thì việc đầu tư dự án sẽ khơng cịn ý nghĩa hoặc làm giảm hiệu quả đầu tư. Mặt khác, thời gian thẩm định tài chính dự án thực hiện gị ép trong thời gian ngắn dẫn đến việc thẩm định các nội dung tài chính dự án khơng được xem xét cẩn thận và đồng bộ, việc tính tốn và phân tích tài chính có thể sai sót và gây ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm định. Để thẩm định tài chính dự án đảm bảo chất lượng, các doanh nghiệp thường quy định thời gian thẩm định thích hợp cho từng dự án tuỳ theo quy mô và mức độ phức tạp của dự án.

- Hệ thống thông tin đầy đủ, độ tin cậy cao

Các dữ liệu từ công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng nói riêng cần được cán bộ thẩm định tập hợp, lưu trữ khoa học, đầy đủ và chính xác. Xây dựng một hệ thống thơng tin thẩm định tài chính dự án sẽ tạo điều kiện lớn cho các cơng tác thẩm định sau này, theo thời gian có thể đánh giá được ưu và nhược điểm của công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng trước đó để kế thừa và hồn thiện.

Do vậy, việc xây dựng hệ thống thơng tin chính xác, tồn diện ln được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với cơng tác thẩm định nói riêng và đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng

1.3.1. Nhân tố khách quan

1.3.1.1. Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước

nhiên... Những nhân tố bên ngồi ảnh hưởng đến cơng tác thẩm định tài chính dự án và doanh nghiệp chỉ có thể khắc phục được một phần.

Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước, nhân tố này đóng vai trị là khn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp phục vụ mục tiêu chung của xã hội. Những khuyết điểm trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như với hoạt động thẩm định của doanh nghiệp. Một số bất cập chính do hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nước thường gặp là: Với các dự án đầu tư trong và ngồi nước liên quan đến nhiều chính sách mà các chính sách này chưa được hồn thiện đầy đủ, ổn định, thường thay đổi liên tục dẫn đến tâm lý không an tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư.

Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ còn khá nhiều kẽ hở và bất cập làm phát sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thơng tin chính xác đến doanh nghiệp.

1.3.1.2. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội

Mức độ và trạng thái phát triển của nền kinh tế xã hội quy định năng lực phổ biến của mỗi chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thơng tin vì vậy mà tác động đến cơng tác thẩm định tài chính dự ân. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, mặc dù xây dựng một nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã gặt hái được khơng ít những thành tựu. Song, chúng ta cịn đang trong tình trạng chậm phát triển so với các nước trên thế giới. Cơ chế thị trường cịn nhiều thiếu sót, các thị trường thiếu đồng bộ ... đã hạn chế cung cấp cho các cán bộ thẩm định những thông tin về thống kê. Các rủi ro, do vậy, đã ảnh hưởng đến cơng tác thẳm định tài chính dự án đầu tư. 

1.3.1.3. Tác động của lạm phát

Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định tài chính dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi dịng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát khơng thể dự đốn một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

như quy luật cung cầu, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như NPV, IRR ... đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó, cần phải xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành chi phí hay doanh thu của dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án được dễ dàng hơn, hiệu quả thẩm định dự án cao hơn. Thật vậy, nếu dự án cần một khoản vốn vay để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư trong

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w