Kiến nghị với MHDI

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI) (Trang 100 - 103)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với MHDI

Thứ nhất, tăng cường tổ chức các khoá học ngắn hạn, các lớp tập huấn chuyên đề thẩm định dự án đầu tư, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cơng tác thẩm định cho các phịng ban, đơn vị nhằm tăng nâng cao năng lực thẩm định trong toàn hệ thống.

Thứ hai, MHDI cần sớm hoàn thiện đưa vào sử dụng hệ thống dữ liệu quản trị thông tin kinh tế kỹ thuật để cung cấp thông tin tham khảo cho các Phịng ban chủ trì, cán bộ thẩm định khai thác trong q trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định.

Thứ ba, hoàn thiện phương pháp thẩm định tài chính dự án. Phương pháp thẩm định dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án. Trong lý thuyết về thẩm định dự án cũng như các nước có nền kinh tế tiên tiến họ áp dụng rất nhiều phương pháp để thẩm định dự án (phương pháp thẩm định tuần tự, so sánh, phân tích độ nhạy, triệt tiêu rủi ro và dự báo), mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng. Do vậy khi thẩm định cần phải biết được ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp để áp dụng vào từng nội dung thẩm định cho hiệu quả. Phương pháp so sánh rất hiệu quả trong việc thẩm định tính đầy đủ và pháp lý của hồ sơ dự án xem đủ hay không đủ hoặc đúng hay sai. Tuy nhiên khi thẩm định tài chính dự án, ngồi phương pháp so sánh thì cần các phương pháp phân tích độ nhạy, dự báo, triệt tiêu rủi ro có tác động hỗ trợ trợ rất lớn cho phân tích đánh giá thấu đáo tình hình tài chính dự án, chất lượng thẩm định tài chính dự án sẽ nâng cao. Hiện nay, tại MHDI

thông thường chỉ áp dụng các phương pháp thẩm định truyền thống (thẩm định tuần tự và so sánh), việc áp dụng các phương pháp khác hầu như là không có hoặc cịn sơ sài, kết quả phân tích chưa sâu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại MHDI cần đổi mới phương pháp thẩm định theo hướng:

- Cần đưa ra quy định hướng dẫn về các phương pháp thẩm định nói chung để áp dụng trong cơng tác thẩm định tại MHDI, từng bước thay đổi tư duy thẩm định theo lối mòn kinh nghiệm đơn thuần chỉ sử dụng phương pháp truyền thống giản đơn đang áp dụng như hiện nay, tạo ra cho cán bộ thẩm định tư duy hệ thống về phương pháp thẩm định dự án. Đồng thời đào tạo cho cán bộ hiểu sâu về các phương pháp thẩm định dự án, những ưu điểm và tác dụng của từng phương pháp và tầm quan trọng phải sử dụng các phương pháp thẩm định, từ đó họ có thể vận dụng linh hoạt từng phương pháp vào thực tế q trình thẩm đinh tài chính dự án;

Trong cơng tác thẩm định tài chính dự án u cầu ngồi phương pháp thẩm định theo tuần tự và phương pháp so sánh, còn phải kết hợp sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo để đưa ra dự báo từ đó có cách đánh giá tổng thể về tài chính dự án và những tác nhân ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tài chính dự án từ đó đề xuất biện pháp nhằm hạn chế rủi ro.

Tuy nhiên, để làm tốt điều này thì cần có hệ thống cung cấp thơng tin đầy đủ, kịp thời cùng với các điều kiện hỗ trợ kỹ thuật (các phần mềm phân tích, xây dựng các mơ hình…) và từng bước đưa những phương pháp thẩm định phân tích ứng dụng cao để cán bộ tiếp cận và vận dụng.

Thứ tư, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định. Qua phân tích thực trạng thẩm định tài chính dự án tại MHDI cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án chưa tốt do chi phí đầu tư cho thẩm định chưa được quan tâm nhiều. Trong thời gian tới, MHDI cần quan tâm hơn đến chi phí phục vụ cơng tác thẩm định:

- Đầu tư phương tiện phục vụ cho công tác thẩm định được tốt hơn như: Mua sắm các phần mềm hỗ trợ tính tốn phân tích thẩm định, quản lý thơng tin và dữ liệu thẩm định, chi phí điều tra thu thập thơng tin thẩm định, mua các thông tin phục

vụ công tác thẩm định mà MHDI không tự khai thác được, thuê chuyên gia tư vấn thẩm định những vấn đề chuyên ngành mang tính phức tạp cần có chun mơn sâu mà cán bộ thẩm định hiểu biết hạn chế;

- Tổ chức theo dõi đánh giá hiệu suất giữa chi phí với chất lượng thẩm định thẩm định tài chính dự án. Căn cứ tình hình thực tế về điều kiện và năng lực của cán bộ để có sự đầu tư thích hợp, việc đầu tư chi phí cho thẩm định cần phải xây dựng từng bước và có sự kết hợp với các giải pháp đồng bộ khác để có hiệu quả thực sự (ví dụ đầu tư cơng nghệ tiến tiến hỗ trợ tính tốn phân tích thẩm định phải gắn liền với giải pháp về đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giải pháp về hoàn thiện nội dung thẩm định mới phát huy được hiệu quả tốt).

MHDI thực hiện được những điều nên trên sẽ có tác động tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ thẩm định, công tác thẩm định sẽ từng bước được thực hiện khoa học, tiếp cân dần với những kiến thức cơng nghệ và phương pháp mới về thẩm định tài chính dự án, cơng tác thẩm định tiến dần tới trình độ chuyên nghiệp và chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng được nâng lên.

Thứ năm, nên thành lập trung tâm khai thác thông tin và nghiên cứu dự báo thị trường, các thơng tin về chính sách chế độ, mơi trường pháp luật có liên quan đến cơng tác thẩm định của hệ thống thông qua thu thập thông tin từ các Bộ, Ngành (Tổng cục thống kê, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Tổng cục hải quan, Văn phịng Chính phủ…), thường xun cung cấp thơng tin và cảnh báo hỗ trợ các Phòng ban, đơn vị trong quá trình thẩm định nhằm hạn chế được rủi ro và nâng cao chất lượng thẩm định.

Thứ sáu, bổ sung cán bộ đầu tư dự án, cán bộ tài chính và quản trị rủi ro tài trợ dự án đầu tư có kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên sâu về công tác tại TCT; hoặc có những chính sách ưu tiên, đào tạo cán bộ thẩm định dự án tại MHDI chuyên môn sâu về đầu tư dự án.

Thứ bảy, MHDI cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến các đơn vị. MHDI cần tích luỹ các chỉ tiêu dự án sau khi đã kiểm chứng qua thực tế cùng với

việc sưu tầm những chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành.

Hiệu quả dự án mang lại không những từ bản thân dự án tạo ra mà dự án còn mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, và xã hội là khơng nhỏ. Do vậy những lợi ích và chi phí mà dự án mang lại cho nền kinh tế cũng cần được lượng hóa để tính vào thu nhập và chi phí của dự án trong q trình thẩm định tài chính dự án, MHDI cần quan tâm đến tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả này và thẩm định phân tích tài chính dự án. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này cần xây dựng được hệ thống đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và các phương pháp lượng hoá các chỉ tiêu này. Đây là việc tương đối phức tạp và phạm vi tương đối rộng, do vậy việc thực hiện cần phải được nghiên cứu kỹ và có lộ trình cụ thể.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI) (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w