Nhóm các nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam (Trang 26 - 30)

- Nhân tố 1: Trạng thái thị trường

Doanh nghiệp là một phần của nền kinh tế. Ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì doanh nghiệp cũng phải tuân theo những quy luật của thị trường. Khi nền kinh tế phát triển tốt, thị trường đi lên thì doanh nghiệp cũng thường có xu hướng làm ăn hiệu quả do các tâm lý khách hàng và tâm lý nhà cung cấp đều lên cao, đều sẵn sàng sử dụng các hình thức tín dụng để mua và bán hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào bất ổn, thị trường đi xuống thì khách hàng cũng khơng có nhu cầu mua hàng và thanh tốn, các nhà cung cấp cũng khơng bán chịu hoặc chỉ đi thu hồi nợ, điều đó dẫn đến việc doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và khả năng thanh toán đi xuống, dẫn đến việc hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đi xuống.

Ảnh hưởng của nhân tố thị trường lên hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của từng lĩnh vực kinh doanh là khác nhau. Đối với những lĩnh vực kinh doanh những hàng hóa dịch vụ thiết yếu thì ảnh hưởng của thị trường tới hiệu quả sử dụng vốn là nhỏ. Đối với những lĩnh vực kinh doanh mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu, lĩnh vực kinh doanh hàng hóa kém thanh khoản, hàng hóa xa xỉ,… thì ảnh hưởng của nhân tố thị trường lên hiệu quả sử dụng vốn là rất lớn. Đôi khi ảnh hưởng từ thị trường diễn

ra rất đột ngột. Có thể thị trường đang rất tốt, tâm lý khách hàng đang hào hứng mua sản phẩm nhưng chỉ cần một tin xấu có thể làm doanh số bán hàng sụt giảm ngay lập tức. Điều đó lý giải vì sao doanh nghiệp khi sử dụng vốn kinh doanh thì ngồi lợi nhuận ln cần quan tâm đến độ bền vững của cơ cấu vốn vì có thể khi yếu tố thị trường đi xuống trong ngắn hạn có thể lâm vào tình trạng phá sản mặc dù trước đó vẫn làm ăn có lãi.

Đi liền với thách thức thì nhân tố thị trường có thể đem lại nhiều cơ hội, giả sử như khi thị trường đang tốt, nếu doanh nghiệp dự đốn được tích trữ hàng tồn kho và mở bán đúng lúc sẽ đem lại lợi nhuận tốt và thu hồi được ngay cơng nợ phải thu khách hàng. Ngồi ra, chúng ta còn sử dụng nhân tố thị trường như một thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bằng cách đơn giản là so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với mức tăng trưởng của thị trường và ngược lại

- Nhân tố 2: Chính sách vĩ mô của Nhà nước

Các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội đều sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Bất cứ chính sách vĩ mơ nào của Nhà nước đều làm thay đổi hiệu quả sử dụng Vốn của doanh nghiệp

Thường thì những chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại, hoặc một sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tác động ngay đến các tỷ số như ROA, ROE làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Nhìn chung, các chính sách vĩ mơ của Nhà nước hiện nay ngày càng chi tiết và định hướng rõ ràng cho thị trường, người bán, người mua, và doanh nghiệp. Các điều chỉnh của chính sách thường căn cứ trên yếu tố thị trường. Doanh nghiệp cần nhạy bén trong tư duy kinh tế vĩ mô để dự đốn những chính sách vĩ mơ của Nhà nước để có những phương án dự phòng phù hợp

- Nhân tố 3: Các đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau để tồn tại. Một doanh nghiệp có thể đang làm ăn tốt, lợi nhuận đều nhưng chỉ cần có một hoặc nhiều vào

đối thủ cạnh tranh có những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn,… thì gần như ngay lập tức doanh nghiệp đó sẽ mất những khách hàng mới và lâu dần có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ hoặc phá sản do không bán được hàng.

Nhân tố này tác động ngược chiều với hiệu quả sử dụng vốn tuy nhiên nhờ có nhân tố này thì doanh nghiệp ln có động lực để tự hồn thiện mình, ln phải khơng ngừng cải tiến sản phẩm, giảm gía, cải tiến cơng nghệ,… Điều này tạo ra thặng dư cho toàn xã hội

- Nhân tố 4: Niềm tin của khách hàng và nhà cung cấp

Đây là nhân tố phi tài chính nhưng tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp tạo được niềm tin trong mắt của khách hàng sẽ bán được nhiều hàng hơn, bán hàng với giá cao hơn, có nhiều khách hàng quen thuộc hơn để chống lại những tác động xấu từ nhân tố đối thủ cạnh tranh. Ví dụ thường gặp nhất là một căn chung cư của chủ đầu tư Vinhomes có thể bán giá 30 triệu/m2 thì nếu cùng là một căn nhà như vậy, của chủ đầu tư Tổng cơng ty xây dựng Hà Nội thì chỉ có thể bán với giá 25 triệu/m2 dù có thể tương đồng về vị trí và nội thất, đó là chưa kể nhà của chủ đầu tư Tổng công ty xây dựng Hà Nội còn chưa chắc bán được hết số lượng căn nhà của mình.

Tiếp đến, một doanh nghiệp có niềm tin của nhà cung cấp sẽ có được những chính sách tín dụng phải trả người bán tốt hơn, có thể nợ nhà cung cấp lâu hơn và mua hàng hóa đầu vào rẻ hơn (do được chiết khấu). Điều này dẫn đến lợi nhuận tăng lên (do chi phí đầu vào rẻ) và rủi ro thanh khoản giảm xuống (do nợ tiền nhà cung cấp), hai yếu tố này giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn

- Nhân tố 5: Các sự kiện bất khả kháng

Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn và mang nhiều yếu tố bất ngờ tác động lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Thường thì các sự kiện này sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn

Khi các sự kiện bất khả kháng diễn ra thì ở đa phần bất cứ hợp đồng nào hai bên cũng sẽ được giảm bớt và miễn trừ trách nhiệm. Điều này làm thay đổi ngay lập tức kết quả kinh doanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thay đổi. Trong thời gian vừa qua, dưới sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 chúng ta đều đã thấy rất rõ điều này. Vì vậy các doanh nghiệp ngoài việc sử dụng Vốn kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận thì cịn phải chú ý đến việc sử dụng Vốn kinh doanh một cách an toàn hiệu quả mà ở đây là việc không nên quá lạm dụng Vốn nợ, nhất là Nợ ngắn hạn. Cần liên tục tìm cách bổ sung và phát triển Vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, các sự kiên bất khả kháng này cũng đem đến những triển vọng phát triển trong dài hạn như: có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thời gian bồi dưỡng nguồn nhân lực, có thể thâu tóm, sáp nhập các doanh nghiệp khác… Những điều này có thể làm tăng hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh trong dài hạn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam (Trang 26 - 30)