Hoàn thiện đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về bán nhà ở hình thành trong tương la

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam (Trang 85 - 92)

VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY LẮP SAKAN VIỆT NAM

3.3.1. Hoàn thiện đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về bán nhà ở hình thành trong tương la

hình thành trong tương lai

Nhà nước cần hồn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật kinh doanh bất động sản, đồng thời tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản khơng cịn phù hợp. Hồn thiện trình quốc hội phê duyệt luật đất đai sửa

đổi vào năm 2023 theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương ban hành về “Tiếp tục đổi mới, hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Hiện nay, các quy định về kinh doanh bất động sản vẫn còn chưa đầy đủ, như chưa phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chức năng trong thẩm định dự án đầu tư, trong khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ... Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật kinh doanh bất động sản nhằm khắc phục những hạn chế này là hết sức cần thiết.

Việc ban hành các cơ chế, chính sách thơng thống tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bất động sản cạnh tranh lành mạnh, hoạt động bình đẳng cũng là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng cần giảm thiểu các thủ tục hành chính trong việc xét duyệt các dự án đầu tư vì hiện nay các thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, thời gian cấp phép cho các dự án lâu sẽ làm mất cơ hội kinh doanh cũng như là làm giảm tiến độ thực hiện các dự án của Cơng ty.

3.3.2. Đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính và đẩy nhanh quy trình xử lý hồ sơ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là vấn đề lớn đối với công ty. Hiện tại ở Bắc Ninh và cả Hà Nội, thời gian từ khi bàn giao nhà từ công ty cho đến khi khách hàng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất lâu (trung bình từ 3-6 tháng) điều này khiến cơng ty khơng thể thu nốt tiền cịn nợ của khách hàng (theo luật kinh doanh bất động sản thì khơng được thu q 95% giá trị Hợp đồng mua bán khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Ngoài ra khi làm hồ sơ khách hàng thì nhà nước sẽ căn cứ thông tin về địa chỉ trên sổ hộ khẩu. Mỗi một khách hàng thường có thơng tin về địa chỉ ở Chứng minh thư (hoặc căn cước công dân) và sổ hộ khẩu và nhiều khi thông tin địa chỉ này là khác nhau dẫn đến việc sai sót trong hồ sơ. Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện số hóa và bỏ sổ hộ

khẩu để cải thiện tình trạng này. Ngồi ra việc quy định về giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính như nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng, đăng ký thế chấp hợp đồng để vay vốn,… còn nhiều và cần bản cơng chứng gây nhiều phiền tối cho người dân. Nhà nước cần đơn giản hóa thủ tục và đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ.

Cuối cùng, hầu hết các doanh nghiệp đều đi làm thứ bảy, Nhà nước cần có cơ chế để phục vụ nhân dân vào ngày này. Việc nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật khiến kéo dài thời gian xử lý hồ sơ

3.3.3. Ổn định kinh tế vĩ mơ, tích cực phát triển kinh tế trong giai đoạn bình thường mới

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Nhà nước cần đánh giá tình hình thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ động rà soát hệ thống pháp luật và đề xuất triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về tài chính - ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do đại dịch.

Cụ thể, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm 2019, Nhà nước cần chủ động ban hành nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn và khôi phục sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế như: Gia hạn thời hạn nộp các khoản thuế và tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.

Sang năm 2021, doanh nghiệp, người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh chưa được kiểm soát, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: Tiêm vắc xin toàn dân, Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; thực hiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục giảm mức thu hơn 30 loại phí, lệ phí từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Ngồi ra, trước làn sóng bùng phát lần thứ tư của dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh, Nhà nước khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua Nghị

quyết ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 với trọng tâm: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (có doanh thu khơng q 200 tỷ đồng và giảm so doanh thu năm 2020); Miễn thuế trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ kinh doanh và các nhân kinh doanh; Giảm thuế GTGT từ ngày 01/10/2021 đến hết 31/12/2021 đối với một số nhóm hàng hố, dịch vụ; Miễn tiền chậm nộp trong năm 2020 và năm 2021 đối với các doanh nghiệp phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020.

Nhà nước cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, được quan tâm thực hiện tốt. Trong sáu tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,64%, cao hơn nhiều so cùng kỳ năm 2020, lạm phát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân tăng 1,47% so cùng kỳ năm trước, các cân đối lớn được bảo đảm. Điều này cần tiếp tục thực hiện trong năm 2021-2022 để người dân yên tâm sản xuất

Thêm vào đó, nhà nước cần duy trì chính sách lãi suất thấp để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các khoản tín dụng. Hiện này lãi suất vay vốn để mua nhà hình thành trong tương lai đang tương đối cao (khoảng 7,5%/năm đối với năm đầu và các năm sau là lãi tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 3.5%), ngoài ra thời gian vay tối đa là 20 năm và thấp hơn tùy thuộc vào độ tuổi của người vay vốn. Điều này cản trở việc vay vốn của khách hàng vì đa phần các khách hàng vay vốn để mua nhà đều khá lớn tuổi. Nhà nước cần động viên các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, tăng thời gian cho vay và gỡ bỏ dần các quy định không phù hợp khi thẩm định hồ sơ khách hàng.

Giai đoạn từ tháng 05/2022 một số ngân hàng đã có thơng báo ngừng giải ngân cho khách hàng mua nhà với lý do “hết room”. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền của khách hàng và cơng ty. Năm được tình hình đó, tại Hội nghị phát

triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững chiều 14/07/2022, Thủ tướng khẳng định "khơng siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý". Đây dường như là một động thái rất đáng hoan nghênh từ Người đứng đầu Chính phủ trong việc cải thiện nhanh chóng những quyết sách chưa hợp lý.

Cuối cùng, khi đã tiêm phịng ít nhất 4 mũi vắc xin cho người dân thì nhà nước cần mở cửa mạnh mẽ hơn nền kinh tế. Phải xóa bỏ tất cả các quy định về cách ly không cần thiết để người dân tự do đi lại, giao dịch và kinh doanh.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta những năm vừa qua, mức sống và thu nhập của người dân cũng được cải thiện và nâng cao đáng kể. Do đó, nhu cầu về bất động sản, đặc biệt là bất động sản trong các khu công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Động lực này giúp cho Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nước ta đang có cơ cấu dân số vàng và được rất nhiều quốc gia tới đầu tư nên nhu cầu về nhà ở cho người dân và các chuyên gia là rất lớn, công ty cần tập trung phát triển thật nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu này.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua công ty đã phát triển chậm không theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Cơng ty cần phải có chiến lược, hướng đi đúng đắn, dám và có khả năng thể hiện bản sắc riêng, sự khác biệt trong hoạt động của mình thơng qua các sản phẩm và chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng để bứt phá vươn lên.

Từ những yêu cầu cấp thiết nêu trên, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty có thể coi như một vấn đề mang tính cấp thiết đối với sự phát triển của cơng ty nói riêng và cả lĩnh vực bất động sản khu cơng nghiệp nói chung. Trên con đường theo đuổi việc phát triển bất động sản khu công nghiệp ngay nay, Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam cũng không nằm

ngồi cuộc đua ấy. Vì vậy dựa vào những cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn hoạt động hoạt động sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty thì đã chỉ ra được một số nội dung cơ bản như sau:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cho vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Thơng qua phân tích về cách sử dụng vốn kinh doanh và kết quả thực tế đã đạt được trong thời gian qua, học viên đã tổng kết được những thành cơng, những hạn chế và tìm ra ngun nhân của chúng. Từ đó đưa ra được những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch vốn phù hợp

- Tăng cường quản lý các khoản phải thu - Tăng cường quản lý các khoản phải trả - Tăng cường hiệu quả quản lý doanh nghiệp - Đẩy mạnh kinh doanh

- Tìm kiếm cơ hội

Ngồi ra, luận văn cũng hướng tới mục đích khác là đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước trong việc tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, tạo điều kiện tốt nhất để việc cho phát triển kinh doanh bất động sản trong bối cảnh dịch COVID-19 đang dần được kiểm sốt.

Mặc dù đã có những nỗ lực và cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu, nhưng luận văn này vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả chân thành mong muốn nhận được ý kiến đóng góp, hướng dẫn của các thầy cơ giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn đọc quan tâm để bài luận văn này được hoàn thiện hơn nữa.

1. Các chuẩn mực kế tốn Việt Nam

2. Cơng ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2018.

3. Cơng ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2019.

4. Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2020.

5. Luật kế tốn số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

6. Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 7. Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014.

8. Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương

9. Nguyễn Văn Cơng (2019), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Phạm Minh Hiệp (2020), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và truyền thơng liên minh dầu khí. Luận văn thạc sĩ Tài chính- Ngân hàng, Đại học kinh tế quốc dân

11. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế Quốc dân

12. Vũ Duy Hào (2019), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 13. https://dangcongsan.vn/kinh-te/bao-dam-on-dinh-kinh-te-vi-mo-va-cac-can-doi-tai- chinh-ngan-sach-593602.html. 14. https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/bac-ninh-dan-dau-ca-nuoc-ve- san-xuat-cong-nghiep.html https://vnexpress.net/thu-tuong-khong-siet-tin-dung-dia-oc-bat-hop-ly- 4487792.html

Nam giai đoạn 2018-2021

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018

Chênh lệch

Năm 2021/2020 Năm 2020/2019 Năm 2019/2018

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây lắp SAKAN Việt Nam (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w