VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY LẮP SAKAN VIỆT NAM
3.2.4 Tăng cường hiệu quả quản lý doanh nghiệp
Việc tăng cường hiệu quả quản lý doanh nghiệp giúp cơng ty giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp từ đó cải thiện lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh. Không chỉ vậy, việc tăng cường hiệu quả quản lý doanh nghiệp sẽ hình thành nên văn hóa kinh doanh, cách quản lý hiệu quả cải thiện được uy tín, hình ảnh trong mặt khách hàng từ đó đem lại lợi thế cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong tương lai.
Việc tăng cường hiệu quả quản lý doanh nghiệp được chia thành 2 phần chính là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy mà các doanh nghiệp ln cố gắng tìm mọi cách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh.
Để có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, các doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú trọng vào cơng tác tuyển dụng. Vì tuyển dụng là một trong những hoạt động có tác động đến chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Theo đó, cơng ty cần gắn kết chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ và mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn để quy hoạch nguồn nhân lực tại các phòng ban cho phù hợp.
Hàng tháng, trưởng các bộ phận đều cần làm báo cáo nhân sự của phịng mình về: Vị trí, chức danh của nhân viên tại phịng ban là gì? Mơ tả cơng việc? Nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên là gì ? Những kỹ năng cịn thiếu sót?... Từ đó đưa ra được các chính sách đào tạo nhân lực theo đúng định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời đưa ra được một chính sách nhân lực phù hợp.
Công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được học tập như hỗ trợ kinh phí, thời gian, bố trí người làm thay để nhân viên của mình tồn tâm, tồn ý cho quá trình học tập.
Khi lựa chọn được hình thức đào tạo và phát triển phù hợp, công ty cần cân nhắc về mục tiêu, đối tượng, kinh phí và giảng viên để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhanh nhất với nguồn kinh phí hợp lý nhất.
Cơng ty cần thúc đẩy việc nhân viên tự tìm tịi, học hỏi và tự nâng cao trình độ bản thân thơng qua các khóa đào tạo trực tuyến, internet và tạo môi trường học tập ngay tại doanh nghiệp. Điển hình như việc sắp xếp nhân viên mới cùng bộ phận với những nhân viên kỳ cựu để họ có thể học việc nhanh nhất,… Hàng tháng, cơng
ty yêu cầu toàn bộ nhân viên báo cáo về những điều đã học được trong tháng vừa qua và trao thưởng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc.
Công ty cần phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài đúng nơi đúng chỗ. Điều này sẽ tạo kết quả cao về hiệu suất làm việc, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty. Hàng quý cơng ty cần tiến hành rà sốt và đánh giá lại mức lương của toàn bộ nhân viên, bổ nhiệm những nhân viên xuất sắc, sa thải hoặc luân chuyển các nhân viên không phù hợp
Công ty cần tiến hành tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của mình qua nhiều kênh khác nhau như
- Các trang chuyên về tuyển dụng
- Đăng tin trên Facebook, Zalo…. Của từng nhân viên và trả phí đăng tin trên web chính của mình
- Nhờ các nhà cung cấp, khách hàng, người thân của nhân viên công ty giới thiệu người. Xây dựng chính sách thưởng khi mỗi nhân viên tuyển dụng được 1 người phù hợp
- Phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên màn hình thang máy, màn hình ở đường phố, trung tâm thương mại,…
Việc nâng cao chất lượng quản lý tập trung vào việc xây dựng các mơ hình vận động hiệu quả và sáng tạo
Cơng ty cần xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình xử lý cơng việc tới từng phịng ban. Ví dụ, khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ thì từng bộ phận cần làm tờ trình và báo giá lên ban giám đốc trước khi mua sắm hoặc sử dụng. Hồ sơ thanh tốn cần hợp lý và đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Hoặc đối với nhân viên phịng CSKH thì cần xây dựng các tiêu chuẩn khi tiếp xúc khách hàng như: Luôn cười vui vẻ với khách hàng, luôn mặc đồng phục và đeo thẻ… Khi tiếp thu ý kiến của khách hàng thì sau 1 ngày cần thơng báo tới các phịng ban liên quan để xử lý, khi bàn giao chứng từ cho khách hàng cần lập biên bản,…
Ngồi ra cơng ty cần chú trọng quản lý cơng ty theo mơ hình hiện đại, sử dụng hệ thống ERP
liên quan đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao gồm: kế tốn, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng,…
Phần mềm ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp: Hoạch định, thực hiện, kiểm soát, ra quyết định.
Với ERP, mọi hoạt động của một công ty, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. Áp dụng ERP là giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay. Nếu triển khai thành cơng phần mềm ERP, cơng ty sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.