Khái niệm và đặc điểm bán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt Nam (Trang 26 - 29)

1.1. Đặc điểm, hình thức và vai trò của bán hàng nhập khẩu

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm bán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm bán hàng nhập khẩu

Khái niệm bán hàng được dùng để chỉ hoạt động đầu ra của doanh nghiệp thương mại. Theo Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão, 2021), bán hàng có thể được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau. Đó là:

- Bán hàng với tư cách là một phạm trù kinh tế: Bán hàng là sự chuyển hố hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng snag tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định. Đây là khái niệm cơ bản để nghiên cứu và phát triển bán hàng, phản ánh bản chất kinh tế của bán hàng.

- Bán hàng với tư cách là một hành vi:Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận của hai bên (Luật Thương mại 2005). Tập trung vào hành động cụ thể của đại diện bán hàng trong điều kiện các yếu tố cơ bản có liên quan như sản phẩm, giá cả, thanh toán được được xác định trước. Ứng dụng trong bán hàng hàng cá nhân, bán hàng trực tiếp, đàm phán bán hàng…

- Bán hàng với tư cách là một chức năng: Bán hàng là khâu mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc chuyển hố hình thái giá trị của hàng hố từ hàng sang tiền của doanh nghiệp đó. Bán hàng là một phần tử trong hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp để tiếp cận trong quản trị bán hàng của doanh nghiệp thương mại.

các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các cấp, các phần tử trong hệ thống doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để biến khả năng chuyển hố hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền một cách có hiệu quả. Khái niệm này là cách tiếp cận rộng nhất, là cơ sở để hình thành tư tưởng của marketing hiện đại.

Theo quan niệm cổ điển: “Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản

phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền, vật phẩm hoăc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”.

Theo quan điểm hiện đại: Bán hàng là một q trình trong đó người bán tìm

hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng nhu cầu của người mua để thuyết phục họ mua hàng và thu về giá trị. Bán hàng hiện đại bảo đảm cả hai bên mua bán đều nhận được quyền lợi thỏa đáng.

Theo nghĩa thơng thường, nhập khẩu hàng hóa là mua từ nước ngồi những hàng hố trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước về số lượng và chất lượng. Hoạt động nhập khẩu (nhập khẩu nguyên vật liệu) cịn có tác dụng liên tục q trình sản xuất, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn ngoại tệ vào việc mua sắm thiết bị vật tư, máy móc kĩ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, giải quyết vấn đề khan hiếm vật tư, hàng hoá trên thị trường nội địa. Mặt khác, nó góp phần phát triển ổn định những ngành kinh tế mũi nhọn trong nước mà nguồn vật tư trong nước chưa đủ đáp ưng nhu cầu sản xuất, khai thác triệt để lợi thế so sánh quốc gia, góp phần chun mơn hố trong phân công lao động quốc tế.

Vậy, Bán hàng nhập khẩu là một q trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng nhu cầu của người mua về hàng hóa nhập khẩu để thuyết phục họ mua hàng và thu về giá trị.

Bán hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước về bản chất, hình thức và nội dung khơng khác bán hàng nói chung. Điểm khác biệt ở đây chỉ là đối tượng hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài.

1.1.1.1.2. Đặc điểm của bán hàng nhập khẩu

những đặc điểm riêng. Những đặc điểm chủ yếu là:

- Đối tượng kinh doanh là hàng hóa nhập khẩu. Những hàng hóa này có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngồi. Hàng hóa nhập khẩu liên quan đến thương mại quốc tế. Đây hoạt động có phạm vi quốc tế, do đó nó phức tạp hơn so với hoạt động bán hàng nội địa.

- Thời gian lưu chuyển hàng nhập khẩu: thời gian lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh nhâp khẩu bao giờ cũng dài hơn so với kinh doanh nội địa do phải trải qua hai giai đoạn mua hàng và hai giai đoạn bán hàng. Đối với hoạt động nhập khẩu, là mua hàng của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. Do đó để xác định kết quả của hoạt động này, người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương, có thể bao gồm cả hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu.

- Hàng hoá trong kinh doanh hàng nhập khẩu nhập khẩu phải tuân thủ quy định của pháp luật: Một số loại bị cấm nhập khẩu, một số loại nhập khẩu có điều kiện, có hạn ngạch. Số nhập khẩu tự do gồm nhiều loại, song chủ yếu là nhập khẩu những mặt hàng trong nước khơng có, chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu người dân tiêu dùng nội địa cả về số lượng, chất lượng, thị hiếu (gồm cả hàng tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng…)

- Nguồn luật điều chỉnh (tập quán, pháp luật): Thông thường hai bên mua và bán hàng hóa có quốc tịch khác nhau hệ thống pháp luật khác nhau, tập quán khác nhau, do vậy phải tuân thủ theo tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế, điều ước quốc tế. Các luật này còn điều chỉnh cả phương thức giao dịch, phương thức thanh toán và phương tiện thanh toán.

- Khách hàng là người mua quyết định thị trường, quyết định người bán. Khách hàng chỉ quan tâm đến hàng hố có chất lượng cao giá cả phải chăng và mua bán thuận tiện. Khách hàng là người mua đòi hỏi người bán phải quan tâm đến lợi ích của mình. Nhu cầu thị hiếu của khách hàng ln thay đổi gây khó khăn cho bán hàng. Hoạt động bán hàng diễn ra trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.

- Kinh doanh hàng nhập khẩu phải căn cứ vào thị trường trong nước để quyết định hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu nói chung, bán hàng nhập khẩu nói riêng. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến khách hàng mua hàng nhập khẩu. Thường xuyên điều tra thị trường để nắm bắt được khách hàng quan tâm đến hàng

hoá nhập khẩu như thế nào, giá bán hàng hóa nhập khẩu ra sao? Ngồi ra, việc điều tra thị trường hàng hóa nhập khẩu giúp doanh nghiệp nhận ra những thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để có những tính tốn phù hợp cho hoạt động bán hàng nhập khẩu. Phát huy tối đa những thế mạnh của doanh nghiệp để làm lợi thế cạnh tranh, đưa ra biện pháp thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận trong bán hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w