Nhân tố ảnh hưởng đến bán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt Nam (Trang 50)

nghiệp

1.3.1. Nhân tố về nguồn hàng nhập khẩu

a) Nhà cung ứng hàng nhập khẩu

Nhà cung cấp hàng nhập khẩu giữ vai trò đảm bảo nguồn hàng nhập khẩu cung cấp cho hoạt động kinh doanh. Nếu khơng có sự gắn kết bền chặt với nhà cung cấp thì doanh nghiệp khơng thể đảm bảo đủ nguồn hàng hóa để bán ra. Điều này làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của bị trì hỗn, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm, mất khách hàng. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì các nhà cung cấp còn giữ vai trị quan trọng của riêng mình và góp phần tạo nên giá trị của tồn chuỗi cung ứng. Nếu bất kỳ nhà cung ứng nào gặp sự cố, cả chuỗi sẽ bị ảnh hưởng và không đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường.

b) Quan hệ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Quan hệ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu được thể hiện qua quan hệ kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ về kinh tế giữa từ hai quốc gia trên thế giới với nhau. Không một quốc gia nào trên thế

giới tồn tại, phát triển có hiệu quả mà khơng có mối quan hệ nào với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Quan hệ kinh tế quốc tế là yếu tố cơ bản giúp hình thành và phát triển nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế phản ánh yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế là những mối quan hệ tất yếu phát sinh trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; sự tùy thuộc, phụ thuộc lẫn nhau, sự đan cài lợi ích giữa các nước ngày càng gia tăng và phức tạp. Nếu có quan hệ tốt giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu thì hoạt động thương mại quốc tế nói chung, hoạt động nhập khẩu nói riêng sẽ thuận lợi, khơng bị đứt gãy chuỗi cung ứng từ nước ngoài. Các doanh nghiệp cần khai thác các lợi thế trong hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay để nâng cao hiệu uqar hàng nhập khẩu.

c) Tính đa dạng của thị trường nhập khẩu

Theo các chuyên gia kinh tế, việc quá lệ thuộc vào một thị trường chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh tình hình chính trị quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay. Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn hàng đa dạng có chất lượng tốt với giá thấp do thuế giảm. Tham gia FTA cũng sẽ thúc đẩy cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tạo động lực cho doanh nghiệp hoàn thiện, tái cơ cấu sắp xếp và thay đổi thị trường, hạn chế phụ thuộc quá mức vào các thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Trung Quốc…

d) Tính ổn định của nguồn hàng nhập khẩu

Nguồn hàng nhập khẩu ổn định là điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh được bền vững, bảo đảm đầy đủ kịp thời cho khách hàng, hạn chế hiện tượng

thừa thiếu hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn hàng nhập khẩu ổn định là một điều kiện quan trọng để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, bảo đảm chữ tín với khách hàng.

e) Chất lượng của hàng nhập khẩu.

thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Do mỗi hàng hóa đều có những thuộc tính khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng hướng đến một thuộc tính nào đó mà họ cho là phù hợp nhất với mình và có sự so sánh với các hàng hóa cùng loại, nhất là với hàng sản xuất trong nước. Bởi vậy hàng hóa nhập khẩu có thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khă năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng hàng hóa là một trong các chiến lược để tồn tại và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững đồng thời cũng là cơ sở quan trọng cho việc đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp. Chất lượng hàng hóa có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm, hàng hoá và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

1.3.2. Nhân tố vĩ mô trong nước

- Tỷ giá hối đoái: Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ khiến các hoạt động ngoại thương bị ảnh hưởng đáng kể. Trong đó, chủ yếu nhất là hai hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu. Khi đồng nội tệ tăng giá, doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hơn. Lý do là vì lúc này giá trị đồng nội tệ tăng lên. Doanh nghiệp sẽ phải trả ít tiền hơn so với trước kia để mua một lượng hàng hóa như nhau. Do đó, đồng nội tệ tăng giá cũng là thời điểm nhập khẩu được khuyến khích. Ngược lại, khi nội tệ giảm giá, chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm hạn chế nhập khẩu.

- Pháp luật liên quan đến nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh hàng nhập khẩu: Hiện nay, khi hoạt động xuất khẩu thương

mại được đẩy mạnh và khuyến khích, các thủ tục hành chính được giảm bớt, các chủ thể xuất khẩu tự chịu trách nhiệm về hàng hố của mình, hình thức cấp phép vẫn được duy trì đối với một số loại hàng hố đặc biệt (ví dụ văn hố phẩm, một số loại tài nguyên thiên nhiên...).

Cũng giống như các nước khác, việc kiểm sốt xuất khẩu nói trên của Việt Nam được thực hiện nhằm mục tiêu bảo vệ những lợi ích cơng cộng quan trọng (an ninh quốc phịng, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên). Những biện pháp này có thể liên quan, hoặc góp phần vào mục tiêu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thương mại, nhưng chúng khơng nhằm mục tiêu đối phó với những rào cản thương mại ở các thị trường xuất khẩu mà hàng hố Việt Nam có thể phải đối mặt.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh có tính cạnh tranh và minh bạch cần hoàn thiện khung pháp lý cần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia thị trường, thu hút các nguồn vốn, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số vào hoạt động kinh doanh khí. Mặt khác, vừa đảm bảo an tồn trong hoạt động kinh doanh khí, vừa đáp ứng yêu cầu về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, không tạo ra khoảng trống pháp lý trong quy định pháp luật; ngăn chặn, phòng chống những hành vi tiêu cực, gian lận, cạnh tranh khơng lành mạnh trong kinh doanh khí, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh LPG chai. Đồng thời khung pháp lý cần tạo nền tảng thiết lập thị trường khí cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo lập hệ thống phân phối khí gắn kết, hiệu quả, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước những biến động thị trường của các mặt hàng năng lượng quốc tế và tình hình bất ổn chính trị trên thế giới, đảm bảo phát triển bền vững thị trường khí của Việt Nam trong thời gian tới.

- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ

tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu tiêu dùng tăng lên và ngược lại. Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế: Có ảnh hưởng đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp, khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và

do vậy làm cho tiêu dùng giảm xuống. Lạm phát: Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho việc đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Việc duy trì một tỉ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng.

- Mơi trường văn hóa xã hội: Các khía cạnh hình thành môi trường văn hố xã hội có ảnh hưỏng mạnh mẽ tới hành vi của người tiêu dùng như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, nghề nghiệp, những phong tục tập quán,

truyền thống, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ học vấn chung của xã hội.

- Môi trường công nghệ : Đây là một trong những yếu tố có sự thay đổi nhanh chóng chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ với các doanh nghiệp. Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu, làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công

nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Mơi trường tự nhiên: Có thể nói điều kiện tự nhiên là yếu tố đầu vào hết

sức quan trọng trong nhiều ngành kinh tế. Chính các điều kiện tự nhiên trở thành yếu tố rất quan trọng hình thành nên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm hoặc làm giảm đi tính cạnh tranh của sản phẩm khi gặp các sự cố bất thường như thiên tai,

bão lũ...

- Sản phẩm thay thế: Xét trên diện rộng, các doanh nghiệp trong một ngành

phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở các doanh nghiệp khác có sản phẩm thay thế thay thế các sản phẩm của ngành.các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa. Điều này thể hiện qua độ co dãn của cầu theo giá chéo. Ảnh hưởng của sản phẩm thay thế đối với doanh nghiệp đó là sản phẩm thay thế có ưu thế hơn về chất lượng hoặc có ưu thế hơn về giá.

- Nhu cầu của khách hàng: Khi doanh nghiệp hiểu rõ được nhu cầu của

khách hàng như: họ cần gì ở sản phẩm? mức giá họ có thể chấp nhận là bao nhiêu? họ quan tâm về dịch vụ hậu mua hàng như thế nào?…khi đó doanh nghiệp có thể lập ra các kế hoạch phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng nghĩa với việc doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ được tăng cao.

1.3.3. Nhân tố thuộc doanh nghiệp

- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Nguồn vốn là sức mạnh của doanh

nghiệp trong việc huy động đầu tư vào khả năng kinh doanh, khả năng phân phối, khả năng quản lý có hiệu quả, từ đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động bán hàng. Một doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, tăng khả năng bán hàng thì phải có tài chính để đầu tư vào các khâu, các công việc mà doanh nghiệp lựa chọn cho chiến lược phát triển của mình.

- Tiềm lực con người của doanh nghiệp: Chiến lược con người và phát triển

nguồn nhân lực là sự chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, canh tranh và thích nghi với điều kiện của thị trường. Bởi vì chính con người với năng lực thật của mình mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng sức mạnh nội tại như: vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ... một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội kinh doanh. Con người cịn có vai trị quyết định đến việc tổ chức và quản lý. Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý đều quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

- Tiềm lực vơ hình: Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp

trong hoạt động thương mại thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, quyết định mua hàng của khách hàng bao gồm: hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, cũng như uy tín và mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp.

- Đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu: Mỗi loại sản phẩm hàng hóa có đặc

từng mức thu nhập và từng vùng khác nhau. Do vậy, việc tung ra thị trường các loại sản phẩm hàng hóa khác nhau có ý nghĩa khá quan trọng trong việc nâng cao khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Những sản phẩm hàng hóa có số lượng, chất lượng, giá cả phù hợp với yêu cầu của khách hàng thì sẽ thu hút được khách hàng đến mua và sử dụng lâu dài. Ngược lại nếu số lượng, chất lượng, giá cả không hợp lý thì họ sẽ thay đổi hành vi và đến với đối thủ cạnh tranh.

- Hoạt động hỗ trợ bán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp: Tổ chức hoạt động marketing bán hàng nhập khẩu thực hiện cả trước trong và sau bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả bán hàng. Xúc tiến là công cụ quan trọng để đẩy mạnh hoạt động bán hàng và giúp người mua tăng cường hiểu biết về sản phẩm cũng như chất lượng của doanh nghiệp. Xúc tiến sẽ tạo điều kiện đưa hàng vào lưu thông nhanh hơn. Những công cụ bán hàng hiện nay luôn được hứa hẹn là những “cơng cụ thần kì”, có thể giải quyết được bất kì vấn đề khó khăn nào. Với nhiều doanh nghiệp, vấn đề chính là làm thế nào để tăng doanh số bán hàng. Những công cụ này, dù là nền tảng web hay là một phần mềm, đều nhắm tới một mục tiêu duy nhất là giải quyết thử thách trên.

- Ngồi ra, cịn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp như vị trí địa lý, cơ sở vật chất – kỹ thuật của doanh nghiệp, năng lực quản trị của doanh nghiệp và trình độ người lãnh đạo quản lý doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BÁN HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU GENMA VIỆT NAM

2.1. Thực trạng nhập khẩu hàng hố của Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩuGenma Việt Nam Genma Việt Nam

2.1.1.1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Genma Việt Nam

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Genma Việt Nam (Tên tiếng Anh: Genma Vietnam Import and Export Joint Stock Company) được thành lập vào năm 2014.

Danh mục ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Genma Việt Nam gồm:

Thứ nhất, Kinh doanh thương mại: Nhập khẩu và bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nhập khẩu; Nhập khẩu và bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng; Bán buôn kim loại và quặng kim loại; Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng như đồ điện gia dụng, đồ ngũ kim, sơn, kính, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh; Cho thuê máy móc thiết bị; Hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến vận tải…

Thứ hai, Sản xuất sản phẩm từ plastic; Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại, Sửa chữa máy móc, thiết bị; Lắp đặt máy móc và thiết bị cơng nghiệp; Lắp đặt

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh bán hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w