xuất nhập khẩu Genma Việt Nam
2.3.1. Những kết quả
Trong điều kiện khó khăn của thị trường trong nước và thị trường quốc tế, Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Genma Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong bán hàng nhập khẩu. Những kết quả nổi bật là:
Một là, Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Genma Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường kinh doanh máy sản xuất nhôm. Vị thế của Công ty được
khảng định trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Cơng ty đã dần khẳng định được uy tín của mình trong lĩnh vực nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, cũng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và do cơng ty có sự tự chủ, năng động trong kinh doanh nên công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.
Hai là, Chất lượng hàng hóa nhập khẩu được đảm bảo. Hàng hố nhập khẩu
của Cơng ty nhìn chung bảo đảm về chất lượng, giữ được uy tín đối với khách hàng, đa dạng hố chủng loại, Cơng ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
Ba là, Quy mơ bán hàng nhập khẩu có sự tăng trưởng khá. Mặc dù cũng như
các doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Gemma Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chung nhưng doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục những khó khăn và hạn chế đến mức thấp nhất việc sụt giảm doanh thu và lợi nhuận.
Bốn là, Bán hàng nhập khẩu của Cơng ty vẫn có hiệu quả. Các chỉ tiêu của
cơng ty đều giảm tuy nhiên cơng ty vẫn kinh doanh có lãi và khơng bị lỗ nặng nề như một số doanh nghiệp khác phải đóng cửa và phá sản. Với mức lợi nhuận thu được qua các năm, Cơng ty đã có thêm nguồn lực tài chính phục vụ cho việc thành lập các quỹ theo quy định như quỹ dự phịng rủi ro, quỹ cơng đồn…và có đủ tiềm
lực tài chính phục vụ cho việc đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh trong năm 2020 khi mà dịch Covid-19 đã được kiểm sốt và các ngành xuất khẩu dần trở lại bình thường. Phân chia lợi tức cho các thành viên nắm giữ cổ phần và góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ cơng nhân viên. Khơng chỉ có được kết quả cao về doanh thu và lợi nhuận nhập khẩu, cơng ty cịn hồn thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước, đóng góp hàng tỷ đồng tiền thuế góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bán hàng nhập khẩu của Công ty
Cổ Phần Xuất nhập khẩu Genma Việt Nam cũng còn nhiều mặt hạn chế yếu kém cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Những hạn chế chủ yếu là:
Thứ nhất, Chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo nhu cầu khách hàng của Cơng ty về hàng hóa nhập khẩu thấp. Tổ chức bộ máy nghiên cứu
thị trường chưa có, nhân lực chỉ có 1 người kiêm nghiệm của bộ phận marketing và phương pháp chủ yếu qua thông tin thứ cấp. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty không chỉ thụ động với thị trường trong nước mà với cả thị trường nước ngoài cũng cịn nhiều hạn chế do thiếu thơng tin liên quan tới các đối tác. Việc dự báo nhu cầu thị trường của Cơng ty có nhiều bất cập vì cịn phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác trong ngành.
Thứ hai, Hàng nhập khẩu hoàn toàn phụ thuốc vào thị trường Trung Quốc rất bất lợi. Thị trường nhập khẩu của Công ty mới chỉ dừng lại ở một thị trường
truyền thống có quan hệ đối tác lâu dài là Trung Quốc. Khi thị trường này có biến động như từ năm 2020 đến nay Cơng ty gặp nhiều rủi ro và khó khăn trong kinh doanh. Cơng ty chưa tận dụng khai thác được nhiều thị trường mới. Điều này do Công ty chưa chú trọng đầu tư nhiều cho công tác xúc tiến nghiên cứu thị trường nước ngồi, tìm kiếm đối tác mới.
Thứ ba, Hệ thống phân phối và mạng lưới bán hàng hóa nhập khẩu của Cơng ty chưa hợp lý
Thị trường tiêu thụ máy làm cửa nhơm nhập khẩu ở miền Nam và miền Trung cịn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Doanh thu từ thị trường này còn thua kém thị trường miền Bắc khá nhiều. Do cơng ty có kho và trụ sở chính ở Hà Nội
nên chỉ tập trung chủ yếu ở thị trường Hà Nội, các thị trường ở các tỉnh, thành phố khác còn hời hợt dẫn đến việc mất cân bằng độ phụ hàng hóa. Nếu thị trường Hà Nội gặp khó khăn thì cơng ty cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng nhập khẩu.
Thứ tư, Phương thức bán hàng chủ yếu là truyền thống chưa áp dụng phương thức hiện đại.
Cơng ty chưa phổ biến hình thức bán hàng hiện đại, chủ yếu theo phương thức bán hàng qua các đơn vị trung gian, đại lý dẫn đến khó kiểm sốt về giá cả trên thị trường, có đại lý tăng cao giá so với niêm yết hoặc cũng có đại lý phá giá để chạy doanh số. Điều này là nguyên nhân gây ra sự xung đột về giá và khu vực bán hàng giữa các đại lý.
Thứ năm, Phát triển thị trường và khách hàng chậm.
Công ty chỉ đang chăm chăm bán hàng cho các khách hàng truyền thống, việc khai thác khách hàng mới còn chậm trễ, thị trường bán hàng chủ yếu ở Hà Nội nên doanh thu chỉ chủ yếu từ thị trường miền Bắc, nếu mở rộng thêm ra thị trường miền Nam và miền Trung thì lượng bán hàng của cơng ty sẽ cao hơn hiện tại rất nhiều.
Thứ sáu, Hoạt động hỗ trợ bán hàng nhập khẩu chưa tạo lợi thế trong cạnh tranh.
Các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhập khẩu của Công ty cũng giống như các đối thủ cạnh tranh khác, chưa tạo ra sự đột phá trong kinh doanh. Đa phần khách hàng ngoài việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì cịn quan tâm đến giá và các hỗ trợ sau bán hàng khác.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
- Đại dịch covid-19 bắt đầu diễn ra từ cuối năm 2018 và kéo dài đến cuối năm 2021, tình hình nền kinh tế của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến việc kinh doanh của tất cả các bên đều bị ảnh hưởng.
- Kinh tế thế giới và thị trường Trung Quốc bị khủng hoảng dẫn đến nguồn hàng nhập khẩu cũng bị hạn chế, khó khăn trong việc nhập hàng về bán.
- Ngành xây dựng Việt Nam bị đình trệ nên tiêu thụ sản phẩm nhơm khó khăn.
* Các nguyên nhân chủ quan:
- Tổ chức quản lý vẫn mang tính gia đình,
- Cơng ty chưa có khả năng đầu tư đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên. Phát huy tối đa nguồn nhân lực của cơng ty cịn chưa tốt. Chưa phát huy được khả năng bán hàng của nhân viên, công ty chỉ dựa vào những đơn hàng sẵn có của khách hàng truyền thống. Với cách quản lý như vậy, nhân viên sẽ khơng cố gắng tìm kiếm để phát triển thêm khách hàng mới cho công ty.
- Nguồn vốn kinh doanh cơng ty ít hơn quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Một phần nguồn vốn của công ty dựa vào tiền vay ngân hàng và vay người thân. Khi lãi suất cao hơn, tỷ lệ lợi nhuận nhập khẩu ngày càng thấp
- Chưa mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư phát triển: đầu tư vào khai thác thị trường mới và sản phẩm mới.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH BÁN HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU GENMA VIỆT NAM 3.1. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt Nam
3.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩuGenma Việt nam Genma Việt nam
3.1.1.1. Điểm mạnh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt Nam
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Genma là Nhà nhập khẩu và phân phối máy cửa nhôm hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Genma Việt Nam là thương hiệu đáng tin cậy với hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước. Chất lượng các sản phẩm của Genma được đánh giá qua chính những trải nghiệm tuyệt vời mà q khách hàng có, chính vì thế nên cái tên Genma ln có chỗ đứng trong thị trường máy cửa nhơm tại Việt Nam.
Genma cung cấp tất cả các sản phẩm từ trung cấp cho đến cao cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng và làm việc của người mua. Tất cả các sản phẩm do Genma Việt Nam cung cấp đều được sản xuất theo dây chuyền hiện đại; được kiểm định chất lượng theo một tiêu chuẩn khắt khe và được các chuyên gia đánh giá kỹ lưỡng trước khi tung ra thị trường.
Khơng những đạt được chất lượng hồn hảo mà những sản phẩm của Genma còn đa dạng về mẫu mã và cung cấp đầy đủ các thiết bị, máy móc trong một dây chuyền sản xuất cửa nhôm chuyên nghiệp.
Sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ nhà sản xuất. Tất cả các sản phẩm được kiểm định kỹ lưỡng qua đối chiếu với những tiêu chuẩn khắt khe trước khi đến tận tay khách hàng.
Tư vấn hồn tồn miễn phí và giúp quý khách hàng lựa chọn dàn máy nhôm phù hợp với mức vốn đầu tư, quy mơ sản xuất; diện tích nhà xưởng và khả năng tài chính.
thế ln sẵn có, bảo đảm cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng nhanh chóng, kịp thời nhất. Báo giá sản phẩm hợp lý, cạnh tranh hàng đầu thị trường.
Tinh hoa nhân lực của Genma không chỉ là đội ngũ chuyên gia cao cấp có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp đặt, chuyển giao cơng nghệ về máy móc sản xuất cửa nhơm, mà cịn là tất cả các cấp từ quản lý đến nhân viên, luôn nỗ lực, cố gắng để tạo ra những giá trị tốt nhất dành cho tất cả quý khách hàng.
3.1.1.2. Điểm yếu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt nam
Cơng ty chưa có khả năng đầu tư đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên. Phát huy tối đa nguồn nhân lực của cơng ty cịn chưa tốt. Chưa phát huy được khả năng bán hàng của nhân viên, công ty chỉ dựa vào những đơn hàng sẵn có của khách hàng truyền thống. Với cách quản lý như vậy, nhân viên sẽ khơng cố gắng tìm kiếm để phát triển thêm khách hàng mới cho công ty.
Việc thu thập và xử lý thơng tin cịn yếu kém, chậm so với các đối tác dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh. Trong việc tìm kiếm thơng tin, thơng tin có được chủ yếu là thông tin thứ cấp, thông tin qua sách, báo, internet và một số nguồn khác nên chưa mang tính độc đáo, đặc biệt.
Trong q trình giao trả hàng hóa cho khách hàng, những sự cố như do bốc dỡ hàng hóa dẫn đến một số mặt hàng bằng bị bóp méo, thiếu xe ơ tơ tải để chở hàng cho khách, nhân viên giao nhận chậm trễ báo sự cố về cho người có khả năng và quyền hạn để giải quyết dẫn đến việc bị xử lý chậm trễ, làm giảm sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.
Nguồn vốn kinh doanh cơng ty ít hơn quy mơ hoạt động kinh doanh của công ty. Một phần nguồn vốn của công ty dựa vào tiền vay ngân hàng và vay người thân. Khi lãi suất cao hơn, tỷ lệ lợi nhuận nhập khẩu ngày càng thấp.
Nhận thức về marketing cho hàng hóa nhập khẩu cịn hạn chế. Cơng ty chưa hoàn thiện việc xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu. Các cửa hàng kinh doanh mới chỉ tập trung ở Hà Nội, các tỉnh thành lân cận. Việc quảng bá cho các sản phẩm còn hạn chế và chưa thực sự được chú ý đến.
Công ty chưa mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư phát triển: đầu tư vào khai thác thị trường mới và sản phẩm mới.
3.1.2. Mục tiêu kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩuGenma Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030 Genma Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Công ty Cổ phần xuất nhâp khẩu Genma Việt Nam tập trung hướng đến việc xây dựng công ty kinh tế năng động, vững mạnh và phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng về các giải pháp kỹ thuật cho khách hàng. Tiếp tục theo đuổi các chiến lược chính trong chính sách phát triển với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp máy sản xuất cửa nhôm tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên toàn quốc.
- Tiếp tục hồn thành tốt sứ mệnh của mình, nâng cao uy tín và vị thế của Cơng ty hơn nữa trên thị trường quốc tế như Úc, Thái Lan, Lào, Campuchia, phấn đấu trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn.
- Đào tạo và nâng cao năng lực điều hành quản lý, năng lực kỹ thuật, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng…cho nhân viên nói chúng và bộ phận kinh doanh nói riêng, hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
- Nâng cao chất lượng tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên, đồng thời đào tạo và bồi dưỡng khoá bán hàng đễ nhằm phát triển các gói sản phẩm kỹ thuật do bộ phận này cung cấp.
- Tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng sau bán hàng, giảm thời gian chờ đợi, bảo trì cho khách hàng thường xuyên.
- Tằng cường hoạt động quan hệ công chúng, truyền thông để tạo sự hiểu biết ban đầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà Công ty cung cấp, sau đó mới dần tạo dựng niềm tin và sự yêu mến của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty.
- Áp dụng hệ thống công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp (như quản lý tài chính, quản lý nhập khẩu, quản lý kho, quản lý bán hàng…) trên tồn bộ hệ thống của cơng ty một cách khoa học và hiệu quả.
- Xây dựng doanh nghiệp vững mạnh thơng qua các chính sách ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng thu nhập cho nhân viên, củng cố tinh thần dồn kết, tinh thần xây dựng, lịng nhiệt tình sáng tạo…
- Tập trung mọi nguồn lực nhằm nâng cao trình độ năng lực mạng lưới thơng tin, nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ nhân viên trong công ty để không
ngừng nâng cao tỉ lệ bán được sản phẩm trên cơ sở đó duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, đảm bảo khả năng cạnh tranh của công ty
- Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, để tồn tại và phát triển Công ty phải luôn năng động và sáng tạo. Trong Công ty, chúng tôi tạo một môi trường làm việc thoải mái, chuyên nghiệp để mọi cá nhân có thể tự do phát huy hết khả năng. Ngồi Cơng ty, chúng tơi sửu dụng những chính sách sách ứng biến linh hoạt đối với những biến động của thị trường.
3.1.3. Phương hướng phát triển kinh doanh của Cơng ty đến năm2025 và tầm nhìn đến 2030 2025 và tầm nhìn đến 2030
Đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng khơng ít nguy cơ, thách thức bởi cạnh tranh, ảnh hưởng đại dịch Covid 19 và các yếu tố khách quan khác, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Genma Việt Nam đã xác định phương hướng phát triển