1.1. Đặc điểm, hình thức và vai trò của bán hàng nhập khẩu
1.1.3. Vai trò của bán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp
- Đối với xã hội: Bán hàng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình tái sản xuất cho xã hội. Nếu bán được nhiều hàng hoá tức là hàng hố được tiêu thụ nhiều, do đó nhu cầu mới phát sinh cần có hàng hố mới cho nên điều tất yếu là cần tái sản xuất cũng như mở rộng sản xuất. Bán hàng là sự lưu chuyển hàng hố, lưu thơng tiền tệ, cân bằng cung- cầu hàng hoá và thoả mãn nhu của người mua với người bán.
- Đối với doanh nghiệp: Với chức năng là trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng nên có nhiệm vụ phân phối và cung cấp dịch vụ hàng hoá cho người tiêu dùng. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại q trình lưu chuyển hàng hố được diễn ra như sau: Mua vào - dự trữ - bán ra, trong đó bán hàng là khâu cuối cùng nhưng lại có tính chất quyết định đến khâu trước đó. Bán hàng quyết định xem doanh nghiệp có nên tiếp tục mua vào hay dự trức nữa hay khơng, số lượng là bao nhiêu… vì mua vào và dự trữ với mục đích cuối cùng là phục vụ bán ra để thu được lợi nhuận cho nên đầu ra có tiêu thụ tốt, trơi chảy thì mới có thể tiếp tục mua vào hay dự trữ. Vậy bán hàng là múc đích cuối cùng doanh nghiệp cần hướng tới và rất quan trọng, nó quyết định đến việc thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó thực hiện tốt khâu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, quay vòng vốn tốt để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện cho việc quản lý vốn nhằm giảm huy động vốn từ bên ngồi.Thực hiện tốt q trình chư chuyển hàng hố trong doanh nghiệp, điều hoà lượng hàng hoá mua vào, dự trữ, bán ra hợp lý. Xác định được kết quả kinh doanh để hoạch định kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo được tốt hơn. Hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước cũng như thực hiện nghĩa vụ thanh toán với các chủ thể liên quan như ngân hàng, chủ nợ. Có được sự mở rộng phạm vi, quy mô kinh doanh, tăng uy tín trên thương trường. Có thể thấy răng nghiệp vụ bán hàng đóng vai trị quan trọng trong doanh nghiệp nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay cạnh tranh khốc liệt, do đó địi hỏi mỗi doanh nghiệp cần
phải tìm ra được chỗ đứng cho riêng mình trên thường trường cũng như mỗi doanh nghiệp thương mại phải tìm ra được biện pháp thúc đẩy quá trình bán hàng, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và ngày càng phát triển hơn. Doanh nghiệp cần quan tâm tới chất lượng hàng hố, giá cả, các dịch vụ sau bán, chính sách thu hút khách hàng (quảng cáo, tiếp thị, giảm gía, chiết khấu, hội chợ, khuyến mại).
- Đối với khách hàng: Bán hàng tạo nên giao tiếp cá nhân hai chiều với khách hàng thơng qua hình thức gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại, hội thảo trực tuyến hoặc video, hoặc qua những phương tiện khác. Bán hàng giúp sản phẩm thích ứng với nhu cầu đặc biệt của từng khách hàng, nhân viên bán có thể điều tra khách hàng để tìm hiểu vấn đề của họ và sau đó điều chỉnh việc thuyết trình chào bán hàng hoá cũng như những yếu tố thuộc về sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu đặc biệt của từng khách hàng. Ngồi ra lực lượng bán hàng đóng một vai trị quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ khách hàng sinh lời. Trong mối quan hệ này, nhân viên bán hàng đại diện cho công ty trước mặt khách hàng. Họ tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, truyền đạt thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Họ bán các sản phẩm bằng cách tiếp cận với các khách hàng, trình bày sản phẩm, trả lời những phản đối, thương thuyết về giá và điều kiện mua bán, và kết thúc thương vụ. Nhân viên bán còn cung cấp các dịch vụ khách hàng và thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, nhân viên bán hàng cũng đại diện cho khách hàng trước công ty, hành động như một “người bảo vệ” lợi ích của khách hàng trong công ty và quản lý mối quan hệ giữa người mua và người bán. Nhân viên bán hàng nắm bắt, truyền đạt những vấn đề của khách hàng về sản phẩm của công ty và làm việc với những nhân viên khác trong nội bộ công ty để giải quyết những vấn đề này.