Quy tắc chung trong hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 42 - 46)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG THANH XUÂN

2.1.1. Quy tắc chung trong hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam.

- Điều kiện bảo lãnh: Theo điều 8 của nghị định 283/2000/QĐ-NHNN, khách hàng hội đủ các điều kiện sau đây sẽ đƣợc xem xét bảo lãnh:

+ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

+ Ngành nghề kinh doanh có đƣợc pháp luật cho phép và ngân hàng có chức năng bảo lãnh trong vấn đề đó.

+ Có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý.

+ Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh theo quy định về đảm bảo trong bảo lãnh trong quyết định 283/2000/QĐ-NHNN.

+ Có dự án đầu tƣ hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn.

+ Đối với trƣờng hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thƣơng phiếu.

+Trong trƣờng hợp vay vốn của nƣớc ngoài khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài.

+ Khách hàng là tổ chức kinh tế nƣớc ngoài đầu tƣ, kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Hợp đồng bảo lãnh.

+ Trong trƣờng hợp khách hàng kí quỹ 100% bằng tiền mặt thì có thể khơng cần kí hợp đồng bảo lãnh.

+ Trƣờng hợp còn lại, hợp đồng bảo lãnh do tổ chức tín dụng bảo lãnh, khách hàng xin bảo lãnh và các bên liên quan tự thoả thuận với nhau nhƣng phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

* Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng và khách hàng. * Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh.

* Mục đích phạm vi đối tƣợng bảo lãnh. * Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

* Hình thức đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị tài sản đảm bảo. * Quyền và nghĩa vụ của các bên.

* Quy định về bồi hồn sau khi tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh. * Giải quyết tranh chấp phát sinh.

* Chuyển nhƣợng quyền và nghĩa vụ các bên. * Những thoả thuận khác.

Hợp đồng bảo lãnh có thể đƣợc sửa đổi bổ xung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận.

- Thời hạn bảo lãnh.

+ Thời hạn bảo lãnh đƣợc xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh trừ trƣờng hợp các bên thoả thuận cam kết khác.

+ Việc gia hạn bảo lãnh phải đƣợc bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.

- Phí bảo lãnh.

+ Theo quy định chung, mức phí do các bên thoả thuận khơng vƣợt q 2%/ năm tính trên số tiền cịn đang đƣợc bảo lãnh và khách hàng phải thanh toán cả chi phí hợp lý khác liên quan đến giao dịch bảo lãnh mà các bên đã thoả thuận.

+ Phí bảo lãnh đƣợc thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ. Phí bảo lãnh khơng hồn lại trong trƣờng hợp khách hàng sửa đổi tăng giá trị, gia hạn hoặc huỷ bỏ thƣ bảo lãnh khi khách hàng thay đổi, bổ xung các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh (nhƣ cầm cố, thế chấp, kí quỹ…)

- Thẩm quyền kí và tái bảo lãnh

Theo quy định 283, ngƣời đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng có thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Ngƣời đại diện theo pháp luật cũng có thể uỷ quyền cho Tổng giám đốc (trong trƣờng hợp chủ tịch Hội đồng quản trị là ngƣời đại diện theo pháp luật), phó Tổng giám đốc hoặc phó Giám đốc, Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng ký các văn bản bảo lãnh hoặc quy định thẩm quyền kí bảo lãnh của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

- Bảo đảm bảo lãnh.

Tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, có thể áp dụng các hình thức bảo đảm sau: kí quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. Nếu dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh hoặc khơng dùng hình thức bảo đảm nào thì phải thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐCP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh.

+ Tổ chức tín dụng bảo lãnh có những quyền và nghĩa vụ sau:

* Tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền chấp nhận hoặc từ chối đề nghị bảo lãnh của khách hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng trong vòng tối đa 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh.

* Tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền đề nghị tổ chức tín dụng khác xác nhận việc bảo lãnh của mình đối với khách hàng.

* Tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền u cầu khách hàng cung cấp đầy đủ tài liệu về khả năng tài chính cũng nhƣ các tài liệu liên quan đến giao dịch bảo lãnh, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng và các nghĩa vụ khác có liên quan đến giao dịch bảo lãnh.

* Tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền yêu cầu khách hàng có bảo đảm cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh, thu phí bảo lãnh theo thoả thuận và yêu cầu khách hàng

hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng tài hồn trả số tiền bảo lãnh mà tổ chức tín dụng đã trả thay.

* Tổ chức tín dụng bảo lãn sẽ hạch toán ghi nợ số tiền trả thay bên phát hành bảo lãnh đối ứng hoặc bên khách hàng và đƣợc xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng theo Nghị định số 178/1999/NĐCP ngày 29/12/1999.

* Tổ chức tín dụng cũng có thể khởi kiện khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng nếu có sự vi phạm hợp đồng của những bên này. Đồng thời tổ chức tín dụng cũng có quyền chuyển nhƣợng quyền và nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác và phảo đƣợc các bên chấp thuận bằng văn bản.

* Tổ chức tín dụng bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh, nhắc nhở khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết và tổ chức phải hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh.

+ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng.

* Khách hàng có quyền u cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh va thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh. Đồng thời khách hàng cũng có quyền khởi kiện tổ chức tín dụng nếu có sự vi phạm hợp đồng bảo lãnh. Khách hàng cũng có thể chuyển nhƣợng quyền và nghĩa vụ cho bên khác có đủ điều kiện đƣợc bảo lãnh nhƣng phải có sự chấp thuận bằng văn bản của các bên tham gia.

* Khách hàng có nghĩa vụ cung cấp một cách đầy đủ và chính xác các giấy tờ tài liệu có liên quan đến giao dịch đƣợc bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng.

* Khách hàng phải trả phí bảo lãnh cùng các loại phí dịch vụ liên quan đến giao dịch bảo lãnh. Khách hàng cũng phải nhận nợ và thanh toán đầy đủ cho tổ chức tín dụng bảo lãnh, tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng và tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh tồn bộ số tiền trả thay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng trong đó bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ thực hiện bảo lãnh.

* Khách hàng phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cam kết và chịu sự kiểm tra, kiểm sốt của tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng đối với các hoạt động có liên quan đến giao dịch đƣợc bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)