Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK thăng long (Trang 26 - 35)

1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN

1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

a. Xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế.

Trước hết ta xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế theo cả chênh lệch tuyệt đối và tương đối, nếu chênh lệch nhiều chứng tỏ phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của cơng ty đang áp dụng có vấn đề, cần sử dụng phương pháp khác phù hợp hơn.

Cách xác định nhu cầu vốn lưu động dự báo, có 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp đã được trình bày ở mục 1.2.2.1 (xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động)

Nhu cầu vốn lưu động thực tế trong kì được xác định bằng cơng thức: Hàng tồn kho bình quân trong kì + nợ phải thu ngắn hạn bình quân trong kỳ - nợ phải trả nhà cung cấp ngắn hạn bình quân trong kì.

b. Cơ cấu nguồn vốn lưu động và NWC.

Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp chủ yếu là từ vay ngắn hạn và lợi nhuận để lại.

* Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) : là nguồn vốn ổn định

có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của DN. Để đảm bảo quá trình sản xuất - kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mơ kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ

khách hàng. Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một thời điểm được xác định theo công thức :

Nguồn VLĐ thường

xuyên =

Tổng nguồn vốn thường xuyên của

doanh nghiệp

- TSDH

Hoặc có thể xác định bằng công thức:

Nguồn VLĐ thường xuyên = TSNH - Nợ ngắn hạn

Nếu NWC của doanh nghiệp dương chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, từ đó khả năng thanh tốn của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và rủi ro thấp.

1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh Kết cấu vốn lưu động

Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Thơng thường, có những cách phân loại chủ yếu sau:

- Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động:

Vốn lưu động được chia ra thành vốn vật tư, hàng hóa (bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm); vốn bằng tiền và các khoản phải thu (gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh tốn, tính thanh khoản, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.

Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất (bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất); vốn lưu động trong khâu sản xuất (gồm vốn thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước) và vốn lưu động trong khâu lưu thông (gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền). Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn, bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động:

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động:

* Nhóm nhân tố về mặt sản xuất:

- Chu kì sản phẩm: Nếu chu kì sản phẩm càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dở dang càng lớn và ngược lại.

- Đặc điểm quy trình cơng nghệ của DN càng phức tạp thì lượng vốn ứng ra càng cao.

- Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỉ trọng vốn lưu động bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ.Nếu DN có tổ chức sản xuất đồng bộ, phối hợp được khâu cung ứng và khâu sản xuất một cách hợp lí sẽ giảm bớt được một lượng dự trữ vật tư sản phẩm dở dang.

* Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:

- Khoảng cách giữa DN với các nhà cung cấp, khoảng cách giữa DN với khách hàng. Khoảng cách này càng xa thì dự trữ vật tư thành phẩm càng lớn.

- Điều kiện và phương tiện giao thông vận tải cũng ảnh hưởng đến vật tư, thành phẩm dự trữ.Nếu thuận lợi thì dự trữ ít và ngược lại.

- Khả năng cung cấp của thị trường: Nếu là loại vật tư khan hiếm thì phải dự trữ nhiều và ngược lại.

- Hợp đồng cung cấp hoặc hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm: Tùy thuộc về thời hạn cung cấp hoặc giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu việc cung cấp thường xuyên thì lượng dự trữ ít hơn.

* Nhóm nhân tố về mặt thanh tốn:

- Phương thức thanh tốn nhanh hợp lí, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽ làm giảm tỉ trọng vốn phải thu.

- Tình hình quản lí khoản phải thu của DN và việc chấp hành kỉ luật thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn phải thu. Nếu vốn phải thu lớn thì khả năng tái sản xuất sẽ khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ của DN kém.

Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu VLĐ còn chịu ảnh hưởng bởi tính chất thời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí.

1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh Tình hình quản lý vốn bằng tiền

Khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn).

Hệ số khả năng

thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong k hoảng thời gian dưới 12 tháng. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường khi hệ số này nhỏ

hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, cho thấy những khó khăn doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng thanh tốn các khoản nợ đến hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán

nhanh =

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. Hàng tồn kho bị loại ra do được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp. Do đó, chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp .

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán

tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khốn, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 thánh và không gặp rủi ro lớn. Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn, khó thu hồi.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời vốn q thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh tốn tiền lãi vay đúng hạn. Đây là một chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm khi tiến hành thẩm định cho vay vốn. Chỉ tiêu này cịn ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm và đến lãi suất vay vốn của doanh nghiệp.

1.2.3.4. Tình hình quản lý nợ phải thu.

+ Kết cấu nợ phải thu Tỷ trọng nợ phải thu khách hàng = Tổng nợ phải thu x 100 Tổng vốn lưu động

+ Số vòng quay nợ phải thu

Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng

Số nợ phải thu bình qn trong kỳ

Trong đó: Nợ phải thu bình qn được tính theo trung bình cộng giữa nợ phải thu đầu kỳ và nợ phải thu cuối kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vịng, phản ánh tốc độ thu hồi cơng nợ của doanh nghiệp như thế nào. Có thể sử dụng doanh thu bán hàng hoặc doanh thu bán chịu trong công thức nhưng cần nhất quán trong việc sử dụng giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp để đảm bảo đồng nhất cho việc so sánh.

- Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ (360) Vịng quay các khoản phải thu

Hay:

Kỳ thu tiền trung bình =

Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu đươc tiền bán hàng. Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu, tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình, cần đặt trong mối liên hệ trong sự tăng trưởng của doanh thu. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành dễ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài, nguy cơ phát sinh nợ khó địi.

+ Tương quan giữa nợ phải thu và nợ phải trả

Tương quan tuyệt đối: Nợ phải thu – nợ phải trả (tại cùng 1 thời điểm) Tương quan tương đối: Nợ phải thu/ nợ phải trả *100% (tại cùng 1 thời điểm)

Việc xét tương quan giữa nợ phải thu và nợ phải trả cho ta thấy với 1 đồng doanh nghiệp bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thể chiếm dụng bao đồng.

1.2.3.5. Tình hình quản lý hàng tồn kho

hàng tồn kho

Tổng vốn lưu động + Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng tồn kho bình qn trong kỳ

Trong đó: hàng tồn kho bình qn trong kỳ tính theo giá trị hàng tồn kho bình qn giữa 2 thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.

- Số ngày trung bình thực hiên một vịng quay hàng tồn kho:

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

=

Số ngày trong kỳ (360) Số vòng quay hàng tồn kho 1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng những chỉ tiêu sau:

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.

+ Số vòng quay VLĐ:

Số vòng quay VLĐ =

Doanh thu thuần trong kỳ Số VLĐ bình qn

Trong đó: Số VLĐ bình qn xác định theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn lưu động đầu kỳ và cuối kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu độn trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ.

+ Kỳ luân chuyển VLĐ:

Kỳ luân chuyển VLĐ =

Số ngày trong kỳ (360) Số vòng quay VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động quay càng nhanh và ngược lại.

- Mức tiết kiệm vốn lưu động:

Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, rút ra khỏi một số vốn lưu động dùng cho các hoạt động khác.

- Hàm lượng vốn lưu động:

Hàm lượng vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Tỷ suất lợi nhuân VLĐ =

Lợi nhuận trước (sau) thuế

x 100% Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK thăng long (Trang 26 - 35)