Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK thăng long (Trang 89 - 90)

2.2.5 .Tình hình quản lý các khoản phải thu

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN CK

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

Bước sang năm 2016, kinh tế thế giới phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn với nhiều biện pháp mạnh được thực thi. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thơng qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp lực tiền tệ, vì vậy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại và chậm phát triển hơn. Kinh tế - xã hội nước ta trước bối cảnh thế giới vừa có những thuận lợi, nhưng cũng tồn tại khơng ít rủi ro,khó khăn, thách thức khi cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường mà trọng tâm là khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để và những yếu kém nội tại của nền kinh tế chưa được khắc phục. Trước tình hình đó, mục tiêu và định hướng tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 được Chính phủ xác định đó là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát ở mức phù hợp; Thực hiện tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược về tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực; Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu; Đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện mơi trường kinh doanh; Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực .

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016

Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới năm 2016 sẽ tiếp tục phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 4% tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tăng trưởng năm 2015. Tuy nhiên, tình hình chính trị vẫn cịn nhiều biến động: cuộc khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông, cấm vận của phương Tây với Nga... sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu.

Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế, các ngành liên quan thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 là hợp lý. Trong năm 2016, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2016. Việc thực thi các hiệp định thương mại và tăng cường hợp tác song phương và đa phương với các nước trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 tăng mạnh hơn so với năm 2015.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK thăng long (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)