Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK thăng long (Trang 35 - 37)

1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động nói riêng mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được.

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu và lợi nhuận bị giảm sút. Ngồi ra, cịn các tác động khác như cung cầu thị trường về vốn sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, về nguyên vật liệu… Tình hình lạm phát lãi suất hiện tại cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên làm giảm giá trị tài sản, vật tư…vì vậy nếu doanh nghiệp khơng bắt kịp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ làm giá trị của hàng hóa của doanh nghiệp khi bán ra giảm tính cạnh tranh đối với các sản phẩm có mặt trên thị trường.

- Chiến lược sản xuất kinh doanh, các chính sách của các đối thủ cạnh tranh và các doanh nghiệp khác cũng là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc thu hút khách hàng là điều quan trọng sống cịn đối với doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp cần có các chính sách khuyến khích xúc tiến để tạo lợi thế so với đối thủ thơng qua chính sách tín dụng thương mại, đồng thời xác định mức dữ trữ hợp lý tránh thiếu hụt duy trì sản xuất kinh doanh khi mà nguyên liệu đầu vào khan hiếm, điều này phải dựa trên cơ sở các phân tích dự đốn của doanh nghiệp về xu hướng của thị trường.

- Mơi trường chính trị - xã hội: môi trường này trước hết tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, ngồi ra nó cịn có tác động lớn đến các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu. Các bạn hàng nước ngoài thường e dè nếu làm ăn với các doanh nghiệp mà tình hình chính trị xã hội ở đó khơng ổn định. Nếu mơi trường chính trị xã hội ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững và thu hút được nhiều bạn hàng quốc tế.

- Mơi trường pháp lý: là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật, thuế… của Nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK thăng long (Trang 35 - 37)